YOMEDIA

Ý nghĩa phê phán trong truyện cười Treo biển

Tải về
 
NONE

Truyện cười “Treo biển” không chỉ mang lại tiếng cười giải trí cho người đọc mà còn có ý nghĩa phê phán những con người thiếu quyết đoán, không có chính kiến, chỉ nghe theo người khác mà không biết chọn lọc. Để hiểu thêm về đối tượng phê phán và nắm vững kiến thức văn bản, mời các em cùng tham khảo tài liệu văn mẫu Ý nghĩa phê phán trong truyện cười Treo biển dưới đây. Chúc các em học thật tốt!

ADSENSE

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

2.1. Mở bài

Giới thiệu câu chuyện: “Treo biển” không chỉ đem lại những bài học quý mà còn là một lời phê phán những con người thiếu quyết đoán, không có chính kiến riêng của bản thân.

2.2. Thân bài

-Nội dung truyện

+ Nội dung truyện ở tấm biển “Ở đây có bán cá tươi”, những đóng góp của người đi đường và sự thay đổi của ông chủ tiệm cá.

-Nhân vật những người đi đường

+ Những người đi đường: Là ý kiến riêng, nhận định riêng của mỗi người

+ Mọi người đều phải tiếp thu ý kiến để hoàn thiện mình thế nên những người đi đường góp ý là hoàn toàn có căn cứ dù không đúng nhưng vẫn không đáng để lên án

-Nhân vật ông chủ tiệm cá: Nhân vật đáng bị lên án

+ Ông chủ tiệm: Xây dựng tấm biển với đầy đủ nội dung, ý nghĩa nhưng lại thay đổi nhanh chóng vì những người đi đường góp ý

+ Là một người thiếu chính kiến, không có sự quyết đoán kiên định, tiếp thu thụ động, thiếu suy nghĩ, có sự vội vàng

+ Thể hiện là người thiếu am hiểu, không hiểu được ý nghĩa thực sự của việc treo biển

-Ý nghĩa phê phán:

+Phê phán những con người thiếu quyết đoán, không có chính kiến riêng của bản thân.

2.3. Kết bài

Cảm nghĩ về câu chuyện: Truyện cười “Treo biển” đã đem lại tiếng cười sảng khoái, vui vẻ, hài hước và đồng thời là sự phê phán nhẹ nhàng những người đang sống thiếu chủ kiến, sống thiếu tự tin vào bản thân, sống thiếu đi những kiến thức cơ bản cần thiết trong cuộc sống và câu chuyện cũng đã để lại nhiều bài học vô cùng quý giá đối với người đọc.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Ý nghĩa phê phán trong truyện cười Treo biển

Gợi ý làm bài

3.1. Bài văn mẫu số 1

Truyện dân gian Việt Nam ngoài những tình huống gây cười đem lại một cuộc sống thoải mái trong nhân dân thì ẩn sâu bên trong mỗi câu chuyện là một bài học vô cùng quý giá. Không đâu xa lạ chính là tác phẩm “Treo biển” không chỉ đem lại những bài học quý mà còn là một lời phê phán những con người thiếu quyết đoán, không có chính kiến riêng của bản thân.

Qua tác phẩm người đọc có thể thấy được nội dung câu chuyện bật lên tiếng cười là hình ảnh tấm biển mang tên “Ở đây có bán cá tươi” của ông chủ tiệm cá và những góp ý của người đi đường khi đi ngang qua hàng cá. Điều đáng chú ý ở đây là sự tác động của người đi đường là chủ đạo và việc thay đổi nội dung tấm biển là chỉ diễn biến sau đó nhưng đối tượng phê phán trong câu chuyện lại là nhân vật ông chủ tiệm. Trước tiên xét về những người đi đường cùng những góp ý của họ có thể phần nào thấy được những điểm sai nhưng chung quy lại mỗi người đều có mỗi ý kiến riêng, mỗi người đều cho rằng sự hợp lý phải như thế này như thế kia và cũng có thể những góp ý đó chỉ là sự vu vơ chẳng đâu vào đâu, góp ý để cho có câu chuyện hoặc nghe đồn rằng ông chủ vốn luôn làm theo ý kiến người khác nên góp ý để kiểm chứng. Vì thế những góp ý của người đi đường là điều hiển nhiên trong xã hội, tất cả mọi người đều phải tiếp thu ý kiến để hoàn thiện mình thế nên những người đi đường góp ý là hoàn toàn có căn cứ dù không đúng nhưng vẫn không đáng để lên án.

Người đáng lên án chính là nhân vật ông chủ tiệm cá, ông đã tự xây dựng cho bản thân mình một tấm biển hoàn hảo đầy đủ nội dung thế nhưng vì những người đi đường mà xóa đi chính tấm bảng của mình từ vị trí địa điểm, chủng loại để chất lượng và thương hiệu của chính cửa hàng ông. Một nhân vật thiếu đi chính kiến của bản thân, không có sự quyết đoán kiên định trong công việc, chỉ vì vài lời nói qua loa của người đi đường mà không một chút đắn đo, suy nghĩ liền thay đổi. Việc ông lắng nghe sự đóng góp ý kiến từ những người xung quanh đồng thời cùng là đóng góp về chính sản phẩm mình đang buôn bán là vô cùng tốt nhưng ông lại quên mất rằng việc lĩnh hội những đóng góp đó của ông là vô cùng thụ động, thiếu suy nghĩ, có sự vội vàng và đặc biệt hơn cả là những đóng góp đó không hề có lợi tới công việc của ông mà có thể phần nào đó sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới công việc đó sau này. Qua đó cũng có thể thấy rằng ông chủ tiệm cá là một người thiếu hiểu biết, rõ ràng ông không hiểu được ý nghĩa thực sự của việc treo biển mà chỉ học theo những người khác khi thấy họ cũng treo biển quảng cáo sản phẩm của mình.

Truyện cười “Treo biển” đã đem lại tiếng cười sảng khoái, vui vẻ, hài hước và đồng thời là sự phê phán nhẹ nhàng những người đang sống thiếu chủ kiến, sống thiếu tự tin vào bản thân, sống thiếu đi những kiến thức cơ bản cần thiết trong cuộc sống và câu chuyện cũng đã để lại nhiều bài học vô cùng quý giá đối với người đọc.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Trong cuộc sống không ít điều xảy ra, nhưng việc thích nghi một cách phù hợp thì không phải là dễ dàng, cũng giống như nhân vật ông chủ tiệm cá trong câu chuyện “Treo biển” Câu chuyện bên cạnh đem lại những tiếng cười sáng khoái cũng đồng thời phê phán những người đang có lối sống thiếu kiên định trong cuộc sống.

Câu chuyện xoay quanh vấn đề những chữ được viết trên biển của một tiệm cá mang tên “Ở đây có bán cá tươi”, đọc truyện chúng ta có thể thấy được tiếng cười xuất hiện ở chính trong những góp ý của người đi đường. Bốn người góp ý về nội dung tấm biển, người thì đề nghị bỏ chữ “Tươi” vì như thế chỉ thế hiện rằng trước đây cá ươn chứ không hiểu rằng chữ “Tươi” trong tấm biển là để thể hiện chủng loại của sản phầm mà tiệm kinh doanh.

Cùng với đó là sự góp ý về việc bỏ chữ “Ở đây” của người thứ hai bởi hàng cá thì sẽ bán cá, việc để hai từ đó là không cần thiết, rồi khi tấm biển chỉ còn ba chữ “Có bán cá” thì những người đi đường vẫn chưa vừa ý, người thứ ba cho rằng trưng bày cá ra thì tất nhiên là bán cá nên việc để chữ “Có bán” trong biển là không cần thiết, cuối cùng người thứ tư cho rằng từ đằng xa đã ngửi thấy mùi tanh của cá nên chẳng cần phải treo biển có chữ cá làm gì. Những góp ý không đâu vào đâu, những góp ý đi sai hoàn toàn với những nội dung thực tế trong cuộc sống thế nhưng ông chủ tiệm cá lại vì những góp ý đó mà thay đổi đi nội dung tấm biển và có thể tình huống đó chỉ diễn ra bên trong câu chuyện “Treo biển” chứ ngoài đời sẽ chẳng ai làm theo như vậy cả. Điều thú vị ở đây là nhân dân ta đã lấy thứ không thể xảy ra để xây dựng nên câu chuyện, qua đó châm biếm, phê phán những con người trong xã hội không có chính kiến, luôn làm theo lời nói của người khác dù không biết đúng hay sai.

Đối với những người đi đường góp là những ý kiến mà xã hội sẽ luôn đề cập đến xoay quanh cuộc sống của bạn, mỗi người một cái nhìn, mỗi người một ý kiến, mỗi người một quan điểm, mỗi người một nhận định, vậy nên việc sống sao cho phù hợp tất cả mọi người là rất khó, thay vào đó là hãy sống cho bản thân mình. Còn về phía ông chủ tiệm cá là hình ảnh phản chiếu của những người thiếu chính kiến riêng, thế nên qua đó mỗi người cần hiểu rõ rằng việc tiếp thu những ý kiến đóng góp là rất cần thiết, nhưng tiếp thu sao cho phù hợp sao cho có chọn lọc thì còn cần thiết hơn.

Câu chuyện “Treo biển” đem lại cho người đọc nhiều tiếng cười sảng khoái qua những tình tiết mà chỉ có ở trong truyện, đồng thời câu chuyện cũng để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ, phần nào giúp những người đang sống không có bản lĩnh, không có chính kiến suy nghĩ lại phần nào về cách tiếp thu ý kiến từ bên ngoài và vận dụng thích hợp vào cuộc sống của bản thân.

----------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----------

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF