Phân tích bài ca dao Ước gì sông rộng một gang - Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được một tình yêu chân thành và thơ mộng của con người, của những chàng trai cô nàng. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một bài ca dao. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững kiến thức của tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm Bài giảng Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Trong kho tàng ca dao dân ca chủ đề về tình yêu đôi lứa vẫn luôn là chủ đề được nhắc đến nhiều.
- Giới thiệu bài ca dao
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi
- Ca dao tục ngữ có rất nhiều ý nghĩa, có ca dao tục ngữ về thiên nhiên báo hiệu của thiên nhiên, có ca dao tục ngữ nói về lời hát than thân hay ca dao tục ngữ nói về tình cảm gia đình. Một trong những chủ đề đặc sắc của ca dao tục ngữ đó là tình yêu, đặc biệt có một bài ca dao nói về tình yêu dù đó là “Ước gì sông rộng một gang - Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi”. Bài ca dao nói về khó khăn cách trở khi yêu, nhưng dù thế nào sẽ vì tình yêu mà vượt qua hết.
2. Thân bài
- Tình yêu qua bài ca dao:
- Tình yêu được ví von: Khoảng cách tình yêu được ví như một con sông dài một gang
- Ước gì thể hiện nên sự xa cách của tình yêu
⇒ Sự đẹp đẽ của tình yêu đôi lứa
- Ý nghĩa của bài ca dao:
- Muốn khoảng cách tình yêu ngắn lại: dùng hình ảnh sông rộng một gang và dải yếm để đo tình yêu, mong muốn tình yêu được trọn vẹn.
3. Kết bài
- Nêu cảm nhận của em về bài ca dao “Ước gì sông rộng một gang - Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi”.
- Bài ca dao “Ước gì sông rộng một gang - Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi” thể hiện một tình yêu chân thành và thơ mộng của con người, của những chàng trai cô nàng xinh đẹp.
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài ca dao:
Ước gì sông rộng một gang,
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.
Gợi ý làm bài:
Bài ca là lời của cô gái, bày tỏ một ước mơ trong tình yêu đôi lứa. Chỉ có hai câu lục bát mà đủ diễn tả một tình yêu thiết tha, mãnh liệt.
Bài ca mở đầu bằng hình ảnh con sông. Con sông cách trở lứa đôi nên em và chàng khó gặp gỡ. Nhưng có hề gì, “Yêu nhau mấy núi sông cũng trèo - Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua!” Tuy nhiên, “lội” cũng là một sự khó khăn rồi: nếu “bắc cầu” thì lứa đôi gặp gỡ sẽ dễ dàng hơn. Cho nên cô gái “ước gì sông rộng một gang”. Sông mà rộng chỉ một gang, cách nói cường điệu tạo nên một sự vô lí thú vị. Vô lí cho nên mới phải “ước”. Sự vô lí trong điều mơ ước diễn tả điều có lí của tình yêu. Sông chỉ một gang thì cô gái mới có thể “bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi”.
Cây cầu - dải yếm là một hình tượng đặc sắc của bài ca. Cây cầu là một trong những mô-típ nghệ thuật quen thuộc và đặc sắc của ca dao, gắn chặt với đời sống tình cảm phong phú, mãnh liệt nhưng cũng hết sức tế nhị, duyên dáng của người bình dân Việt Nam. Mô-típ này xuất phát từ cuộc sống dân dã của người bình dân. Làng quê Việt Nam nơi nào mà chẳng có sông rạch, chẳng có một chiếc cầu. Cầu là phương tiện giao thông, cầu cũng là không gian trữ tình, là nơi gặp gỡ, hò hẹn của trai gái. Cầu đi vào ca dao, trở thành biểu tượng của tình yêu, ước mơ của tình yêu. Người bình dân thổ lộ tình yêu của mình trong hình ảnh những chiếc cầu bắc qua sông. Không phải là cầu tre, cầu gỗ, những chiếc cầu này độc đáo hơn nhiều.
-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----
Khi thì là cành trầm:
Cách nhau có một con đầm,
Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang.
Cành trầm lá dọc lá ngang,
Đố người bên ấy bước sang cành trầm.
Lạ hơn nữa là cái cầu - mồng tơi:
Gần đây mà chẳng sang chơi,
Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu.
Sợ rằng chàng chả đi cầu,
Cho tốn công thợ, cho sầu lòng em.
Đến bài ca này, cái cầu - dải yếm lại càng lạ hơn nữa. Đây mới đúng là cái cầu của người con gái chủ động bắc cho người mình yêu, nó vượt qua mọi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến ngày xưa. Nó táo bạo, mãnh liệt, và cũng thật trữ tình, ý nhị, bởi nó là cái dải yếm, cái vật mềm mại luôn quấn quýt bên thân hình người con gái, trở thành biểu tượng riêng của người con gái. Người con gái muốn dùng cái vật thân thiết, gần gũi nhất của mình để bắc cầu mời mọc người mình yêu. Cành hồng, cành trầm, ngọn mồng tơi còn là những cái bên ngoài, còn dải yếm là cái bên trong. Cho nên cái cầu - dải yếm mới thật chân tình, táo bạo, và trở thành cái cầu tình yêu đẹp nhất trong ca dao. Cái dải yếm bình thường đi vào bài ca bỗng trở thành đầy chất thơ của tình yêu.
Bài ca giãi bày ước mơ tha thiết và mãnh liệt của người con gái trong tình yêu, qua đó thể hiện vẻ đẹp tình yêu của người lao động: bình dị, mãnh liệt nhưng cũng hết sức tế nhị, duyên dáng.
Trên đây là bài văn mẫu Phân tích bài ca dao Ước gì sông rộng một gang - Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----