YOMEDIA

Từ văn bản Bàn về đọc sách suy nghĩ về hiện tượng đọc sách của học sinh ngày nay

Tải về
 
NONE

Vấn đề Bàn về đọc sách không có gì là mới. Đã có nhiều nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ... nói về đọc sách và kinh nghiệm đọc sách. Nhưng cách viết nhẹ nhàng, lí lẽ xác đáng, cách lập luận chặt chẽ của Chu Quang Tiềm có sức thuyết phục sâu sắc. Biết cách đọc sách để xây dựng học vấn là những ý kiến gợi mở cách đọc sách, cách tự học, cách suy nghĩ cho mỗi chúng ta. Và hôm nay, để hiểu rõ hơn về vấn đề này HOC247 xin giới thiệu với các em bài văn mẫu: Nêu suy nghĩ về hiện tượng đọc sách của học sinh ngày nay thông qua văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

 

Từ văn bản Bàn về đọc sách em có suy nghĩ gì về hiện tượng đọc sách của học sinh ngày nay

 

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
    • Sách ra đời từ lâu và đem lại nhiều lợi ích cho con người. Trong văn bản "Bàn về đọc sách", Chu Quang Tiềm từng nhận định: "Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách. Nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn".
    • Vậy mà ngày nay, việc đọc sách không còn được chuộng cho lắm, nhất là giới trẻ.

b. Thân bài

  • Giải thích
  • Sách là  gì?
    • Sách ghi chép lại những kiến thức của nhân loại tích lũy tích lũy hàng ngàn năm nay.
    • Theo đà phát triển của xã hội, chất liệu làm ra  sách bắt đầu từ da thuộc, tre nứa, giấy đến ngày nay có hiện diện của sách điện tử.
  • Học vấn là gì?
    • Còn học vấn là sự tiếp thu, học hỏi tích lũy kiến thức.
    • Chúng ta có thể học tập từ thầy cô, bạn bè, thực tế cuộc sống nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn.
  • Bàn về đọc sách
    • Từ những nền tảng tri thức có sẵn trong sách, con người sẽ kế thừa và sáng tạo, phát minh thêm tri thức mới góp phần cho cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại.
    • Nhất là học sinh, đọc sách sẽ giúp việc học tập thêm nâng cao, mở rộng hơn, bồi đắp tâm hồn, nhân cách.
  • Trình bày hiện tượng đọc sách của học sinh ngày nay
    • Trong tình trạng bùng nổ công nghệ thông tin với những phương tiện truyền thông hiện đại ngày nay  thì học sinh càng xa rời việc đọc sách. 
    • Nếu có đọc sách thì chỉ đọc theo ngẫu hứng, phong trào rộ lên một thời, đọc qua loa, không chuyên sâu.
    • Ở nhà, giờ đây giá sách cũng không phải là vật quý trong phòng học, mà thay vào đó là bộ máy vi tính là chủ yếu.
  • Phân tích tác hại của việc không đọc sách
    • Không đọc sách, kiến thức ta sẽ không sâu rộng. Mỗi khi có việc cần làm thì lên mạng tra cứu vừa mất thời gian vừa không có tài liệu chuyên sâu.
    • Không đọc sách, ta sẽ mất đi nguồn vốn từ tích lũy được từ sách, không học tập được những lời hay ý đẹp và ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong diễn đạt ngôn từ.
  • Mở rộng vấn đề
    • Còn đọc sách qua loa, cốt chỉ để cho người ta biết mình có đọc thì chỉ tốn công sức, thời gian, tiền bạc giống như cưỡi ngựa xem hoa, thật đáng phê phán
  • Biện pháp
    • Để đọc sách có hiệu quả, chúng ta cần chọn cho tinh, đọc cho kỹ.
    • Những điều hay có trong sách ta cần ghi chép lại để học tập cách diễn đạt.
    • Ta cần đọc sách thường thức kết hợp với sách chuyên sâu, theo sở thích.
    • Đọc sách phải có kế hoạch liên tục, suốt đời thì mới thấy được lợi ích của việc đọc sách.

c. Kết bài

  • Khẳng định một lần nữa tầm quan trọng của việc lựa chọn sách đối với mỗi người để từ đó xây dựng một nền văn hóa đọc sách lành mạnh cho toàn xã hội.

Bài văn mẫu

Đề bài: Từ văn bản "Bàn về đọc sách" em có suy nghĩ gì về hiện tượng đọc sách của học sinh ngày nay thông qua nhận định của ông về vấn đề đọc sách: "Học vấn  không chỉ là chuyện đọc sách. Nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn".

Gợi ý làm bài

       Sách ra đời từ lâu và đem lại nhiều lợi ích cho con người. Trong văn bản "Bàn về đọc sách", Chu Quang Tiềm từng nhận định: "Học vấn  không chỉ là chuyện đọc sách. Nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn". Vậy mà ngày nay, việc đọc sách không còn được chuộng cho lắm, nhất là giới trẻ mà dư luận xã hội đã gióng tiếng chuông báo động.

       Sách ghi chép lại những kiến thức của nhân loại tích lũy tích lũy hàng ngàn năm nay. Theo đà phát triển của xã hội, chất liệu làm ra  sách bắt đầu từ da thuộc, tre nứa, giấy đến ngày nay có hiện diện của sách điện tử. Còn học vấn là sự tiếp thu, học hỏi tích lũy kiến thức. Chúng ta có thể học tập từ thầy cô, bạn bè, thực tế cuộc sống nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. Từ những nền tảng tri thức có sẵn trong sách, con người sẽ kế thừa và sáng tạo, phát minh thêm tri thức mới góp phần cho cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại, không có sách, con người sẽ lạc hậu, trở về điểm xuất phát. Nhất là học sinh, đọc sách sẽ giúp việc học tập thêm nâng cao, mở rộng hơn, bồi đắp tâm hồn, nhân cách  qua những quyển sách mang đậm tính nhân văn.

-- Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --

Văn bản "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm cho ta một bài học thấm thía về tầm quan trọng của việc đọc sách. Để đọc sách có hiệu quả, chúng ta cần chọn cho tinh, đọc cho kỹ. Đọc những quyển sách có giá trị, bồi dưỡng kiến thức, nhân cách. Đọc ít nhưng phải đọc kỹ, ta phải có sự suy ngẫm, phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu... thì mới hiểu thấu đáo nội dung của sách và mới nhớ lâu. Những điều hay có trong sách ta cần ghi chép lại để học tập cách diễn đạt. Ta cần đọc sách thường thức kết hợp với sách chuyên sâu, theo sở thích. Sách thường thức rất quan trọng, ứng dụng thực tiễn nhiều trong mọi lĩnh vực. Đọc sách phải có kế hoạch liên tục, suốt đời thì mới thấy được lợi ích của việc đọc sách

       Từ hiện tượng học sinh không có thói quen đọc sách hay đọc sách qua loa, ta càng thấy lời khuyên của Chu Quang Tiềm thật đúng đắn:

"Học vấn  không chỉ là chuyện đọc sách. Nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn".

Hãy tập thói  quen đọc sách, từ đọc ít đến đọc nhiều, đọc đều đặn, thường xuyên, học sinh chúng ta sẽ nhận được điều kì diệu của sách để từ đó nuôi dưỡng ươm mầm niềm đam mê đọc sách như Gorki có nói:

"Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống".

Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn nghị luận nêu suy nghĩ về hiện tượng đọc sách của học sinh ngày nay thông qua nhận định của Chu Quang Tiềm về vấn đề đọc sách: Học vấn  không chỉ là chuyện đọc sách. Nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội được hấp dẫn và nhuần nhuyễn hơn. Chúc các em học tốt!

--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON