YOMEDIA

Cảm xúc mùa thu - Ngữ văn 10

 
NONE

Cảm xúc màu thu (Thu hứng) là một chùm thơ gồm tám bài thất ngôn bát cú Đường luật, thể hiện một cách sâu sắc tinh thần quan tâm đến vận mệnh đất nước và lòng thương nhớ quê nhà của Đỗ Phủ. Với bài soạn tổng hợp bao gồm các mục lớn như bài thơ, bài giảng, bài soạn hay các bài văn mẫu về bài thơ Cảm xúc mùa thu, Học247 hi vọng có thể cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức tổng quát về bài thơ này của Đỗ Phủ. Bài soạn chi tiết, các em có thể tham khảo dưới đây:

ADSENSE

1. Bài thơ Cảm xúc mùa thu

1.1. Bài thơ

Phiên âm:

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,

Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.

Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,

Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,

Cô chu nhất hệ cố viên tâm.

Hàn y xứ xứ thôi đao xích,

Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.

Dịch nghĩa:

Sương móc trắng xóa làm tiêu điều cả rừng cây phong,

Núi Vu, kẽm Vu hơi thu hiu hắt.

Giữa lòng sông, song vọt lên tận lưng trời,

Trên cửa ải, mây sa sầm giáp mặt đất.

Khóm cúc nở hoa đã hai lần (làm) tuôn rơi nước mắt ngày trước,

Con thuyền lẻ loi buộc mãi tấm lòng nhớ nơi vườn cũ.

Chỗ nào cũng rộn ràng dao thước để may áo rét,

Về chiều, thành Bạch Đế cao, tiếng chày đập áo nghe càng dồn dập.

Dịch thơ:

Lác đác rừng phong hạt móc sa,

Ngàn non hiu hắt, khí thu lòa.

Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,

Mặt đất mây đùn cửa ải xa.

Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,

Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.

Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,

Thành Bạch, chày vang bóng ác tà.

Nguyễn Công Trứ dịch (Thơ Đường, tập II, Sđd)

1.2. Bài giảng Cảm xúc mùa thu

Bài thơ Cảm xúc mùa thu là một bài thơ thể hiện lòng yêu nước thương nhà sâu lắng của Đỗ Phủ trước cảnh một chiều thu buồn nơi đất khách. Với hệ thống bài giảng gồm ba phần, trong đó phần đọc hiểu văn bản được phân tích theo hai phần: 4 câu đầu và 4 câu cuối. Hi vọng với bài giảng này, các em có thể nắm được những nội dung cần đạt khi học tác phẩm này.

2. Soạn bài Cảm xúc mùa thu

2.1. Soạn bài tóm tắt

Ngoài phần hướng dẫn soạn bài chi tiết, Học247 còn tổng hợp và biên soạn hướng dẫn soạn bài tóm tắt với các gợi ý trả lời tóm tắt các câu hỏi trong SGK của 2 chương trình Ngữ văn chuẩn và nâng cao. Với kết cấu nội dung gồm 3 phần: bố cục bài thơ, hướng dẫn soạn bài chương trình chuẩn, hướng dẫn soạn bài chương trình nâg cao, hi vọng sẽ giúp các em có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị thật tốt cho bài học tuần thứ 16 trong chương trình Ngữ văn lớp 10 tập 1 của mình. Để nắm nội dung chi tiết bài soạn, các em tham khảo tại đây: Hướng dẫn soạn bài Cảm xúc mùa thu tóm tắt.

2.2. Soạn bài chi tiết

Phần hướng dẫn soạn bài chi tiết mà Học247 tổng hợp và biên soạn sẽ giúp các em trả lời được các câu hỏi nằm trong phần hướng dẫn soạn bài như: Tìm hiểu đặc điểm của cảnh thu được miêu tả trong bốn câu thơ đầu?”, hay “Phân tích bốn câu thơ cuối để làm rõ lòng yêu nước thương nhà của nhà thơ?” Các câu hỏi trên thuộc phần hướng dẫn học bài trong SGK của bài học tuần thứ 15: Cảm xúc mùa thu. Để có thể trả lời các câu hỏi này, các em cần phải nắm vững nội dung bài học. Phần soạn bài bao gồm những gợi ý sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi trong SGK một cách nhanh chóng. Để nắm nội dung chi tiết, các em tham khảo tại đây: Soạn bài Cảm xúc mùa thu.

3. Văn mẫu Cảm xúc mùa thu

3.1. Phân tích bài thơ

Đề bài: Phân tích bài thơ Cảm hứng mùa thu của Đỗ Phủ

Thu hứng gồm tám bài thất ngôn bát cú Đường luật,là chùm thơ thể hiện một cách sâu sắc tinh thần quan tâm đến vận mệnh đất nước và lòng thương nhớ quê hương của nhà thơ ở giai đoạn cuối đời. Đây là bài thơ mở đầu, thường gọi là Thu hứng, bài 1, được xem như “cương lĩnh sáng tác” của cả chùm thơ. Với bài soạn gồm 3 phần chính: sơ đồ tư duy, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu, Học247 hi vọng có thể giúp các em gỡ rối khi gặp phải bài văn với đề bài: phân tích bài thơ. Chi tiết bài soạn, các em có thể tham khảo tại đây:  Phân tích bài thơ Cảm xúc mùa thu.

3.2. Cảm nhận về bài thơ

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Cảm xúc mùa thu

Đỗ Phủ (712 – 770) tự là Tử Mĩ, quê ở huyện Củng, tình Hà Nam, xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học và thơ ca lâu đời. Trong những năm cuối đời, nhà thơ đã phải chứng kiến cuộc binh biến An Lộc Sơn nên trong giai đoạn này rất nhiều bài thơ dài, có giá trị hiện thực cao ra đời. Trong số đó, Thu hứng (766) gồm có tám bài đã thể hiện lòng yêu nước thương nhà sâu lắng của nhà thơ. Với bài soạn gồm 3 phần chính: sơ đồ tư duy, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu, Học247 hi vọng có thể giúp các em có thêm tư liệu để giải quyết đề bài: cảm nhận bài thơ. Chi tiết bài soạn, các em có thể tham khảo tại đây: Cảm nhận về bài thơ Cảm xúc mùa thu.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

Tư liệu nổi bật tuần


ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF