Để giúp các em chuẩn bị bài tốt hơn, nắm được kiến thức nền tảng của bài học Cảm xúc mùa thu, Học 247 mời các em tham khảo bài soạn dưới đây. Mong rằng bài soạn sẽ là một gợi ý hay giúp các em có thêm kiến thức bổ ích.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Bài thơ thể hiện nỗi buồn riêng thấm thía và tâm sự chứa chan lòng yêu nước thương đời của tác giả
1.2. Nghệ thuật
- Bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình.
- Kết cấu chặt chẽ, hình ảnh đặc trưng, ngôn từ nhiều tầng nghĩa, giọng điệu và âm hưởng thơ thể hiện đúng tâm trạng u buồn
2. Soạn bài Cảm xúc màu thu chương trình chuẩn
2.1. Soạn bài tóm tắt
Câu 1: Theo anh (chị) bài thơ có thể chia làm mấy phần? Vì sao lại chia như vậy? Hãy xác định nội dung của mỗi phần.
- Bố cục bài thơ: xem mục 1.
- Có thể chia làm hai phần như vậy là bởi vì 4 câu đầu thiên về tả cảnh, 4 câu sau thiên về tả tình nên giữa hai phần này có tính độc lập nhất định.
Câu 2: Nhận xét sự thay đổi của tầm nhìn từ bốn câu thơ đầu đến bốn câu thơ sau. Vì sao có sự thay đổi ấy?
- Bốn câu đầu được nhìn trong tầm bao quát rộng và xa, nhưng đến bốn câu thơ sau không gian đã bị thu hẹp lại.
- Sở dĩ có sự thay đổi đó là vì thời gian đang khép lại cùng với sự vận động của tứ thơ từ tả cảnh đến nói tình.
Câu 3: Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ sau, mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề Thu hứng.
- Cả bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ sau cùng góp phần tạo nên một bức tranh mùa thu có cả cảnh và tình thấm vào nhau.
- Mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề: bài thơ có nhan đề là Thu hứng (cảm xúc mùa thu) do đó toàn bộ bài thơ, hình ảnh và tứ thơ đều chuyển tải cái tình và cảnh mùa thu. Bốn câu thơ đầu là cảnh thu với nỗi u uất của nhà thơ còn ở bốn câu sau tâm sự của nhà thơ lại thấm đẫm vào trong cảnh thu, tạo nên hai hình ảnh gợi buồn đến ám ảnh.
2.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1: Theo anh (chị) bài thơ có thể chia làm mấy phần? Vì sao lại chia như vậy? Hãy xác định nội dung của mỗi phần.
- Có thể chia bài thơ làm 2 phần:
- Phần 1: Đây là cảnh mùa thu.
- Phần 2: Cảm xúc của tác giả qua bài thơ.
- Tác giả đã thể hiện rõ cảm xúc của mình qua bài thơ vì vậy trong bài thơ dường như có sự phân chia rõ ràng phần 1 tác giả đã nói tới khung cảnh thiên nhiên vào mùa xuân, phần 2 thể hiện tâm trạng của mình đối với vận mệnh của đất nước
Câu 2: Nhận xét sự thay đổi của tầm nhìn từ bốn câu thơ đầu đến bốn câu sau. Vì sao có sự thay đổi ấy?
- Nhận xét sự thay đổi của tầm nhìn từ bốn câu thơ đầu đến bốn câu sau:
- Bốn câu thơ đầu là cảnh được nhìn trong tầm bao quát rộng và xa (rừng phong, núi vu, kẽm vu, sóng dợn, mây trùm cửa ải,...). T
- Bốn câu sau, không gian bị thu hẹp lại (khóm cúc, con thuyền) rồi gần hơn nữa, nó"lặn" vào tâm hồn của nhà thơ.
- Có sự vận động của không gian như thế là vì thời gian đang khép lại (chiều dần buông, tầm nhìn bắt đầu thu hẹp). Và thêm nữa để nó phù hợp với sự vận động của tứ thơ (từ cảnh đến tình).
Câu 3: Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ sau, mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề Thu Hứng
- Bốn câu thơ đầu là cảnh mùa thu:
- Tiêu điều, hiu hắt (Sương móc trắng xóa làm tiêu điều cả rừng cây phong ; Núi vu, kẽm vu hơi thu hiu hắt), lại vừa dữ dội (sóng vỗ Trường Giang ; trên cửa ải, mây sa mặt đất). → gợi nỗi buồn tê tái, vừa ngầm thể hiện nỗi lo âu của nhà thơ (về sự không bình yên ở nơi biên ải).
- Cảnh thu ở phần thứ nhất quả thật đã khởi hứng cho cái tình chan chứa ở những câu sau. Hình ảnh khóm cúc, con thuyền khắc sâu vào nỗi nhớ quê hương. Câu thơ có lệ của hoa nhưng dường như cũng là lệ của lòng người.Hai câu cuối là nỗi buồn nhớ người thân.
- Bài thơ khởi hứng bằng "thu" và quả thực câu nào cũng nói đến mùa thu. Nhưng chỉ có điều thật khó có thể phân biệt rạch ròi đâu là"thu tình" và đâu là "thu cảnh". Hay nói cách khác, thu cảnh cũng chính là thu tâm (thu - hứng).
3. Soạn bài Cảm xúc mùa thu chương trình nâng cao
Câu 1: Tìm hiểu đặc điểm của cảnh thu được miêu tả trong bốn câu thơ đầu. Cảnh sắc trong hai câu đề có gì khác cảnh sắc trong hai câu thực? Cảnh sắc ấy có thể gợi cho ta những liên tưởng gì?
- Đặc điểm của cảnh thu được miêu tả qua những hình ảnh: sương móc trắng xóa, hơi thu hiu hắt, sóng vọt lên tận lưng trời, mây sa sầm giáp mặt đất.
- Cảnh thu trong hai câu thơ đề mang sự hiu hắt, ảm đạm, bi thương, tàn tạ còn cảnh thu trong hai câu thơ thực lại gợi lên sự mạnh mẽ, dữ dội của thiên nhiên.
- Cảnh sắc này gợi lên nỗi buồn hiu hắt của cảnh thu cũng như nhân vật trữ tình.
Câu 2: Phân tích bốn câu thơ cuối để làm rõ lòng yêu nước thương nhà của nhà thơ. Phải chăng đó chỉ là tâm sự của riêng Đỗ Phủ?
- Những âm thanh đột ngột, dồn dập của tiếng dao, thước, chày gợi lên sự ảo não, lo âu cho nước nhà.
- Bài thơ không miêu tả trực tiếp xã hội nhưng vẫn mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc và chan chứa tình đời.
Câu 3: Chứng minh tính nhất quán cao của bài thơ. Bám sát nhan đề bài thơ để chỉ ra rằng: dòng thơ nào cũng có “cảm xúc” và cũng có chất “thu”?
- Cảnh thu và tình thu thấm đượm trong từng câu thơ và khó lòng mà phân biệt rạch ròi chúng được.
4. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1: Thử đối chiếu bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với bản phiên âm và dịch nghĩa
- Bản dịch của Nguyễn Công Trứ khá sát, thể hiện tài hoa của ông. Thơ Đường, như đã nói, thường là “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời), “ngôn tận nhi ý bất tận”, “ngôn đáo bút bất đáo” (lời hết mà ý không hết), người dịch dù tài hoa đến đâu cũng khó mà chuyển tải toàn vẹn tinh túy của nguyên tác chữ Hán.
- Trong câu đầu, bản dịch thơ chưa chuyển tải được ý nghĩa của từ "điêu thương": đây là một tính từ đã được động từ hóa (làm tiêu điều). Vì vậy ở trong bản phiên âm nó mang nghĩa rất mạnh - chỉ sự tàn phá khắc nghiệt của sương móc đối với rừng phong.
- Chữ "thẳm" trong câu ba (bản dịch) chưa thật sát nghĩa. Đồng thời nó còn làm cho âm hưởng thơ trầm xuống.
- Câu 5, bản dịch bỏ mất chữ "lưỡng khai": là một từ quan trọng của bản phiên âm → nhấn mạnh số lần lặp lại. Cũng vậy ở câu 6, chữ "cô" cha dịch được làm cho câu thơ cha thật sự thể hiện được nỗi lòng của kẻ li hương.
Câu 2: Theo anh (chị), chữ "lệ" trong câu 5 chỉ nước mắt của nhà thơ hay nước mắt của "khóm cúc"?
- Chữ "lệ" ở trong câu 5 quả thực rất khó phân biệt đó là "lệ" của người hay"lệ" của hoa. Tuy nhiên có lẽ nên hiểu: mỗi lần nhìn hoa cúc nở, nhà thơ lại chạnh lòng nhớ đến quê hương. Những giọt nước mắt theo đó cũng tự nhiên rơi không sao ngăn lại được. Hình ảnh hoa cúc "nở rồi lại tàn" vừa gợi ra sự trở đi trở lại của nỗi nhớ quê, vừa gợi ra liên tưởng về những dòng lệ chứa chan ân tình của nhà thơ.
- Căn cứ vào bản dịch Nguyễn Công Trứ chúng ta dễ nhầm tưởng“lệ” là nước mắt của hoa cúc (chỉ một cách hiểu), nhưng trong nguyên tác chữ Hán câu thơ này có thể hiểu theo hai cách: hoa cúc nở hai lần (tác giả so sánh những cánh hoa cúc với những giọt nước mắt, nên nói hoa cúc hai lần nhỏ lệ), cũng có thể hiểu là hai lần hoa cúc nỏ cùng là hai lần nhà thơ nhỏ lệ (nhà thơ xa cách quê hương đã hai năm).
5. Một số bài văn mẫu về bài thơ Cảm xúc mùa thu
Để nắm vững hơn nội dung bài Cảm xúc mùa thu, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:
6. Hỏi đáp về bài Cảm xúc mùa thu
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.