YOMEDIA

Phương pháp và bài tập tổng hợp về Đặc điểm các nguồn âm môn Vật Lý 7 năm 2021

Tải về
 
NONE

Cùng HOC247 ôn tập các kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới trong tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Đặc điểm các nguồn âm môn Vật Lý 7 năm 2021. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

PHƯƠNG PHÁP VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ ĐẶC ĐIỂM CÁC NGUỒN ÂM

 

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

a. Nhận biết nguồn âm

Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.

b. Đặc điểm của các nguồn âm

- Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng của dây cao su, thành cốc, mặt trống,... gọi là dao động.

- Các vật phát ra âm đều dao động.

- Tần số dao động là số dao động trong 1 giây. Đơn vị của tần số dao động là héc (Hz), 

- Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số càng lớn.

- Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số càng nhỏ

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Bài 1: Khi bầu trời xung quanh ta có dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Nguồn âm phát ra là:

A. các lớp không khí va chạm nhau.

B. do nhiều hơi nước trong không khí va chạm nhau.

C. lớp không khí ở đó dao động mạnh.

D. lớp không khí ở đó bị nén mạnh.

Giải

    Khi bầu trời xung quanh ta có dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Nguồn âm phát ra là lớp không khí ở đó dao động mạnh do khi có tia lửa điện (tia sét) phóng qua không khí làm nó giãn nở nhanh.

Bài 2: Khi luồng gió thổi qua rừng cây, ta nghe thấy âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh là:

A. luồng gió        

B. luồng gió và lá cây

C. lá cây        

D. thân cây

Giải

    Luồng gió (luồng không khí) và lá cây đều dao động

 ⇒ Vật phát ra âm thanh là luồng gió và lá cây.

Bài 3: Hãy chọn câu trả lời sai:

A. Nguồn âm là vật phát ra âm thanh.

B. Khi gõ dùi vào trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh.

C. Khi dùng búa cao su gõ nhẹ vào âm thoa thì âm thoa dao động phát ra âm thanh.

D. Khi thổi sáo thì nguồn phát ra âm thanh là các lỗ sáo.

Giải

- Khi thổi sáo thì nguồn phát ra âm thanh là các cột không khí ở trong sáo chứ không phải là các lỗ sáo.

- Các lỗ sáo chỉ có tác dụng điều chỉnh cho các cột không khí này dài, ngắn khác nhau mà thôi.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi ta nghe thấy tiếng nhạc từ đài phát ra thì:

A. Màng loa của đài bị căng ra.                         

B. Màng loa của đài bị nén lại.

C. Màng loa của đài bị dao động                      

D. Màng loa của đài bị dịch chuyển

Câu 2: Âm thanh được tạo ra nhờ

A. Nhiệt                         

B. Điện                          

C. Ánh sáng                 

D. Dao động

Câu 3: Ta nghe được tiếng hát của ca sĩ trên tivi. Vậy đâu là nguồn âm?

A. Người ca sĩ phát ra âm

B. Từ núm điều chỉnh âm thanh của chiếc ti vi

C. Màn hình tivi dao động phát ra âm

D. Màng loa trong tivi dao động phát ra âm

Câu 4: Cách làm nào sau đây có thể kiểm tra xem âm thoa có dao động không?

A. Dùng tay giữ chặt hai nhánh của âm thoa thì không thấy âm phát ra nữa

B. Đặt con lắc bấc sát 1 nhánh của âm thoa khi âm thoa phát ra âm

C. Dùng 1 tờ giấy đặt nổi trên mặt một chậu nước. Khi âm thoa phát âm, ta chạm một nhánh của âm thoa vào gần mép tờ giấy thì thấy nước bắn tóe tờ giấy

D. Cả 3 cách trên.

Câu 5: Chọn câu trả lời đúng Khi bạn Tín nói thầm và tai bạn Na, bộ phận nào dao động phát ra âm?

A. Màng nhĩ của bạn Na                                    

B. Khí quản của bạn Tín

C. Lớp không khí giữa hai bạn                         

D. Dây âm thanh của bạn Tín

Câu 6: Khi gõ tay xuống mặt bàn, ta nghe thấy âm. Trong trường hợp này, vật nào đã dao động phát ra âm?

A. Mặt bàn dao động phát ra âm

B. Tay ta gõ vào bàn nên tay đã dao động phát ra âm

C. Cả tay ta và mặt bàn đều dao động phát ra âm

D. Lớp không khí giữa tay ta và mặt bàn dao động phát ra âm.

Câu 7: Khi nhạc sĩ chơi đàn ghita, ta nghe thấy tiếng nhạc. Vậy đâu là nguồn âm?

A. Tay bấm dây đàn.  

B. Tay gảy dây đàn     

C. Hộp đàn.                  

D. Dây đàn.

Câu 8: Khi trời mưa dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Vậy vật nào đã dao động phát ra tiếng sấm?

A. Các đám mây va chạm vào nhau nên đã dao động phát ra tiếng sấm

B. Các tia lửa điện khổng lồ dao động gây ra tiếng sấm

C. Không khí xung quanh tia lửa điện đã bị dãn nở đột ngột khiên chúng dao động gây ra tiếng sấm

D. Cả ba lí do trên

Câu 9: Hộp đàn trong các đàn ghita, viôlông, măngđôlin, viôlông sen… có tác dụng gì là chủ yếu?

A. Để tạo kiểu dáng cho đàn.

B. Để khuếch đại âm do dây đàn phát ra.

C. Để người nhạc sĩ có chỗ tì khi đánh đàn.

D. Để người nhạc sĩ có thể vỗ vào hộp đàn khi cần thiết.

Câu 10: Chọn câu trả lời đúng Nguồn âm là gì?

A. Là những vật làm cho vật khác phát ra âm thanh

B. Là những vật phát ra âm thanh

C. Là những âm thanh phát ra từ âm thoa

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 11: Trong các trường hợp dưới đây, vật phát ra âm thanh khi nào?

A. Khi kéo căng vật           

B. Khi uốn cong vật

C. Khi nén vật     

D. Khi làm vật dao động

Câu 12: Em hãy chọn câu sai:

A. Nguồn âm là vật phát ra âm

B. Dao động là sự dung động qua lại vị trí cân bằng

C. Mọi vật dao động đều phát ra âm

D. Khi phát ra âm các vật đều dao động

Câu 13: Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào phát ra âm đó?

A. Tay bác bảo vệ gõ trống                               

B. Dùi trống

C. Mặt trống       

D. Không khí xung quanh trông

Câu 14: Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây?

A. Khi kéo căng vật         

B. Khi uốn cong vật

C. Khi nén vật    

D. Khi làm vật dao động

ĐÁP ÁN

1

C

3

D

5

D

7

D

9

B

11

D

13

C

2

D

4

D

6

A

8

C

10

B

12

C

14

D

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Đặc điểm các nguồn âm môn Vật Lý 7 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF