Tài liệu Phương pháp giải dạng toán Xác định số ngày-đêm dài và tọa độ của một điểm Địa lí 10 do ban biên tập HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng Địa lí 10 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!
DẠNG TOÁN XÁC ĐỊNH SỐ NGÀY - ĐÊM DÀI VÀ XÁC ĐỊNH TỌA ĐỘ CỦA MỘT ĐIỂM
A. Xác định số ngày dài 24 giờ và đêm dài 24 giờ
1. Lý thuyết
- Ngày dài 24 giờ và đêm dài 24 giờ chỉ xuất hiện ở khu vực từ vòng cực đến cực. Ngày dài 24 giờ khi bán cầu đó là bán cầu mùa hạ và đêm dài 24 giờ khi bán cầu đó là bán cầu mùa đông.
- Ngày bắt đầu có ngày dài 24h là ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 1 ở vĩ độ có góc bù của vĩ độ cần tính và ngày kết thúc ngày dài 24 giờ là ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 2 ở vĩ độ là góc phụ (hai góc có tổng 900 gọi là hai góc phụ nhau) của vĩ độ cần tính. Ngược lại, đêm dài 24 giờ là ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 2 ở vĩ độ có góc phụ của vĩ độ cần tính và kết thúc đêm dài 24 giờ là ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 1 ở vĩ độ có góc phụ của vĩ độ cần tính.
2. Bài tập vận dụng:
Cho điểm A có tọa độ 500B và điểm B có tọa độ 800B, hãy xác định thời gian ngày dài 24 giờ và đêm dài 24 giờ tại A và B.
Hướng dẫn giải
Điểm A không nằm trong khu vực từ vòng cực về cực nên A không có hiện tượng ngày dài 24 giờ và đêm dài 24 giờ.
Điểm B nằm trong khu vực từ vòng cực về đến cực nên B có hiện tượng ngày dài 24h và đêm dài 24h.
Thời gian B có ngày dài 24h sẽ là thời gian nửa cầu Bắc là bán cầu mùa hạ. Ngày bắt đầu hiện tượng ngày dài 24h tại B sẽ là ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 1 ở vĩ độ 90-80 = 100B khoảng từ 21/3 – 22/6.
Mặt Trời chuyển động từ xích đạo 21/3 lên chí tuyến Bắc (23027’B) 22/6 hết 93 ngày. Vậy để Mặt Trời chuyển động biểu kiến được 10 độ cần x ngày
→ x = 93/23,45 x 10=39,65 ≈ 40 ngày
→ Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại lần 1 tại 100B là 21/3 + 40 ngày = 30/4
→ Ban ngày dài 24h tại B bắt đầu từ ngày 30/4, đây cũng là thời gian kết thúc đêm dài 24 giờ tại B.
Thời gian B có ngày dài 24h sẽ là thời gian nửa cầu Bắc là bán cầu mùa hạ. Ngày kết thúc hiện tượng ngày dài 24h tại B sẽ là ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 2 ở vĩ độ 90-80 = 100B khoảng 22/6 – 23/9.
Mặt Trời chuyển động từ chí tuyến Bắc (23027’B) 22/6 về xích đạo 23/6 hết 93 ngày. Vậy để Mặt Trời chuyển động biểu kiến được 13027’ = 13,450 cần x ngày
→ x = 93/23,45 x 13,45 = 53,34 ≈ 53 ngày
→ Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 2 tại 100B là 22/6 + 53 ngày = 14/8.
→ Ban ngày dài 24h tại B kết thúc vào ngày 30/4, đây cũng là thời gian bắt đầu đêm dài 24 giờ tại B.
B. Xác định tọa độ của một điểm
1. Lý thuyết
Xác định tọa độ địa lí của một địa điểm chính là xác định kinh độ và vĩ độ của điểm đó. Ta có thể xác định kinh độ của một điểm dựa vào giờ và xác định được vĩ độ của một điểm dựa vào góc nhập xạ. Ví dụ: A(φ0B, δ0Đ)
2. Bài tập vận dụng:
Xác định tọa độ của hai điểm A và B khi biết:
+ Khi giờ gốc là 20h ngày 15/8/2020 thì ở các địa điểm đó lần lượt là 5h30’ngày 16/8/2020 và 14h15’ ngày 15/8/2020.
+ Góc nhập xạ tại A vào lúc 12h ngày 22/6 là 61003’, và góc nhập xạ vào lúc 12h ngày 22/12 tại B là 49027’.
Hướng dẫn giải
+ Xác định kinh độ:
Kinh độ A:
- A có giờ sớm hơn giờ gốc nên A ở kinh độ Đông.
- A có giờ sớm hơn giờ gốc: 9h30’.
- Kinh độ A: 9h30’ x 150 = 1420 30’Đ
Kinh độ B:
- B có giờ muộn hơn giờ gốc nên B ở kinh độ Tây.
- B có giờ muộn hơn giờ gốc: 5h45’
- Kinh độ B: 5h45’ x 150 = 86015’T
+ Xác định vĩ độ:
Vĩ độ A:
Ngày 22/6 Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc nên góc nhập xạ chí tuyến Bắc lúc 12 giờ trưa là 900.
Với góc nhập xạ là 61003’, có hai trường hợp xảy ra:
- A thuộc vùng nội chí tuyến của NBC
61003’ = 900 - ( φ + α)
61003’ = 900 - φ - 230 27’
φ = 50 30’N
- A thuộc vùng ngoại chí tuyến của BBC
61003’ = 900 - ( φ - α)
φ = 900 - 61003’ + 230 27’ = 520 24’B
Vĩ độ B: tương tự trên
- B thuộc vùng nội chí tuyến của Bắc bán cầu
49027’ = 900 - ( φ + α)
= 900 - φ - 230 27’
φ = 900 - 49027’- 230 27’ = 170 06’B
- B thuộc vùng ngoại chí tuyến của Nam bán cầu
49027’ = 900 - ( φ - α)
φ = 900 - 49027’ +230 27’ = 640 N
Tọa độ địa lý của A: A(5030’N, 142030’Đ) ; A(52024’B, 142030’Đ)
Tọa độ địa lý của B: B(170 06’B, 86015’T) ;B(640 00’N, 86015’T)
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp giải dạng toán Xác định số ngày-đêm dài và tọa độ của một điểm Địa lí 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Tổng ôn Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất Địa lí 10
- Lý thuyết ôn tập Hệ quả địa lí của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất Địa lí 10
Chúc các em học tập tốt !