YOMEDIA

Phương pháp giải các dạng bài tập Xác định ngày Mặt trời lên thiên đỉnh Địa lí 10

Tải về
 
NONE

Cùng HOC247 ôn tập và củng cố các kiến thức Địa lí 10 đã học thông qua nội dung tài liệu Phương pháp giải các dạng bài tập Xác định ngày Mặt trời lên thiên đỉnh Địa lí 10. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

XÁC ĐỊNH NGÀY MẶT TRỜI LÊN THIÊN ĐỈNH

1. Khái niệm:

Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng xảy ra ở những địa điểm trong vùng nội chí tuyến (từ chí tuyến Bắc (CTB) đến chí tuyến Nam (CTN) lúc 12h (giữa trưa) Mặt Trời ở ngay trên đỉnh đầu của một điểm, tia sáng Mặt trời thẳng góc với đường chân trời của địa phương đó vào những ngày khác nhau.

- Nguyên nhân của hiện tượng này là do trục Trái Đất nghiêng một góc 66033’  không đổi so với mặt phẳng quỹ đạo trong khi chuyển động tịnh tiến trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, làm cho Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt  các điểm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu (BBC) đến Nam bán cầu (NBC).

- Từ ngày 21/3 (Xuân Phân) đến ngày 23/9 (Thu Phân), BBC ngã về phía Mặt Trời nên Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lư­ợt tại các điểm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu (BBC), xa nhất là tại CTB (23027’B).Từ sau ngày 23/9 đến ngày 21/3 năm sau NBC ngã về phía Mặt Trời nên Mặt Trời lần lượt lên thiên đỉnh ở vùng nội chí tuyến NBC, xa nhất là tại CTN (23027’N).

- Mọi điểm trong vùng nội chí tuyến trong 1 năm đều có 2lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nhưng vào các ngày khác nhau. Càng xa xích đạo khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng gần nhau. Vùng ngoại chí tuyến không có hiện tượng này.

2. Cách tính tổng quát:

Muốn tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh của điểm A có A0 vĩ, ta cần nắm số ngày từ lúc Mặt Trời lên thiên đỉnh tại xích đạo 00 đến chí tuyến 23027’đi mất ở BBC: 93 ngày. Ở NBC: 90 ngày. Mỗi ngày Mặt Trời đi được ở BBC: 908”, ở NBC: 938”.

+ Bước 1: Đổi vĩ độ của điểm A ra giây (1)

+ Bước 2: Tính số ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh từ xích đạo đến vĩ độ của điểm A bằng cách lấy (1): 908” (ở BBC) hoặc 938” (ở NBC) (2)

+ Bước 3: Tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh

Ở BBC: lần I:  Từ 21/3 + số ngày đến A. lần II: 23/9 - số ngày đến A.

Ở NBC: lần I: Từ 23/9 + số ngày đến A. lần II: 21/3 - số ngày đến A.

Lưu ý : số ngày trong các tháng có liên quan: Các tháng có 31 ngày là: tháng I, III , V, VII, VIII, X, XII. Các tháng có 30 ngày là: tháng IV, VI, IX, XI.Tháng II chỉ có 28 ngày, năm nhuận có 29 ngày.

3. Bài tập:

Để biết được ngày cụ thể Mặt Trời lên thiên đỉnh của các điểm ta tính như sau:

- Ở Bắc bán cầu: từ ngày 21/3 đến 23/9: Mặt Trời lần lượt lên thiên đỉnh tại xích đạo và các độ vĩ trong vùng nội chí tuyến ở Bắc bán cầu, xa nhất tại chí tuyến Bắc rồi trở về xích đạo mất 186 ngày.

Từ xích đạo lên chí tuyến B mất 186 ngày: 2 = 93 ngày với 23027’ vĩ tuyến.

Đổi 23027’ ra giây (”).  230 x 60’ + 27’ = 1407’ x 60” = 84.420”.

Trong 1 ngày Mặt Trời di chuyển 1 khoảng là:  84.420”: 93 ngày = 908”/ngày.

Ví dụ: Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại 10002’B (tại Cần Thơ).

* Đổi 10002’B ra giây ta có 36.120”. Vậy số ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại 10002’B cách xích đạo là: 36.120” : 908” = 40 ngày

Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh lần I: 21/3 + 40 ngày = 30/4 (tháng 3 có 31 ngày).

Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh lần II: 23/9 - 40 ngày = 14/8 (tháng 8 có 31 ngày)

Tương tự cách tính trên ta có kết quả:

Địa điểm

Vĩ Độ

LẦN I

LẦN II

CẦN THƠ

10002’B

30/4

14/8

NHA TRANG

12015’B

09/5

05/8

HUẾ

16026’B

25/5

20/7

HÀ NỘI

21002’B

13/6

01/7

TP. HCM

10047’B

03/5

11/8

KON TUM

14020’B

17/5

28/7

 

- Ở Nam bán cầu: từ ngày 23/9 đến 21/3 mất 179 ngày (năm nhuận có 180 ngày) - từ xích đạo đến chí tuyến Nam mất 89 ngày hoặc 90 ngày (năm nhuận).

Tương tự như ở BBC: 1 ngày Mặt Trời đi ­được: 84.420” : 90 ngày = 938”/ngày

Ví dụ: Tại vĩ độ 150N sẽ có 2 ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh. Số ngày cách xích đạo 54000”: 938” = 58 ngày. Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh cụ thể sẽ là:

Lần I: từ ngày 23/9 + 58 ngày = 20/11 (tháng 10 có 31 ngày).

Lần II: từ ngày 21/3 - 58 ngày = 24/1 (tháng 2 chỉ có 28 ngày hoặc 29 ngày)

Số ngày trong các tháng:

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

31

28

31

30

31

30

31

31

30

31

30

31

 

- Ở nội chí tuyến

+ Chỉ có các điểm nằm trong vùng nội chí tuyến mới có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm, tại hai đường chí tuyến một lần và ngoại chí tuyến không có.

+ Xác định số ngày Mặt Trời di chuyển giữa 2 đường chí tuyến:

  • Từ 21/3   →  22/6   : 93 ngày
  • Từ 22/6   →  23/9   : 93 ngày
  • Từ 23/9   →  22/12 : 90 ngày
  • Từ 22/12 →  21/3   : 89 ngày.

Ví dụ: Xác định ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại A có vĩ độ 100B.

Hướng dẫn giải

Điểm B nằm trong vùng nội chí tuyến nên sẽ có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm.

+ Lần 1: trong khoảng từ 21/3 - 22/6.

Mặt Trời chuyển động từ xích đạo 21/3 lên chí tuyến Bắc (23027’B) 22/6 hết 93 ngày. Vậy để Mặt Trời chuyển động biểu kiến được 10 độ cần x ngày

→ x = 93/23,45 x 10=39,65 ≈ 40 ngày

→ Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại A lần 1 là 21/3 + 40 ngày = 30/4

+ Lần 2: trong khoảng 22/6 – 23/9

Mặt Trời chuyển động từ chí tuyến Bắc (23027’B) 22/6 về xích đạo 23/6 hết 93 ngày. Vậy để Mặt Trời chuyển động biểu kiến được 13027’ = 13,450 cần x ngày

→ x= 93/23,45 x 13,45 = 53,34 ≈ 53 ngày

→ Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại A lần 2 là 22/6 + 53 ngày = 14/8.

- Tính độ vĩ của 1 điểm khi biết ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại điểm đó:

+ Tính số ngày từ 21/3 hoặc 23/9 đến ngày đã cho của độ vĩ (n) ngày.

+ Lấy (n) ngày x (nhân) 908” (BBC) hoặc x 938” (NBC), suy ra được độ vĩ.

Ví dụ: tính độ vĩ của điểm A, biết rằng Mặt Trời lên thiên đỉnh vào ngày 30/4.

Hướng dẫn giải

+ Tính số ngày từ 21/3 đến 30/4 là bằng 40 ngày.

+ 40 ngày x 908” = 36320” = 10002’B.

- Tính vĩ độ Mặt Trời lên thiên đỉnh tại một ngày bất kì

Ví dụ: Cho biết vào ngày 30/4, 20/11 và 2/9, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở vĩ độ nào? Trình bày cách tính?

Hướng dẫn giải

*/ Ngày 30/4:

- Từ 21/3 - 22/6, Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ Xích đạo → Chí tuyến Bắc. Như vậy, trong vòng 93 ngày, Mặt Trời di chuyển được 23027’ (1407’) → Trong vòng 1 ngày, Mặt Trời di chuyển được 15,13’

- Từ 21/3 → 30/4 là 40 ngày, Mặt Trời di chuyển được 40 x 15,13’ = 605,2’ = 10,090 = 1005’B

           → Ngày 30/4, Mặt Trời lên thiên đỉnh tại 1005’B

*/ Ngày 20/11:

- Từ 23/9 à 22/12, Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ Xđ → CTN. Như vậy, trong vòng 89 ngày, Mặt Trời di chuyển được 23027’ (1407’) → Trong vòng 1 ngày, Mặt Trời di chuyển được 15,8’

- Từ 23/9 → 20/11 là 58 ngày, Mặt Trời di chuyển được 58 x 15,8’ = 916,4’ = 15,270 = 15016’

            → Ngày 20/11, Mặt Trời lên thiên đỉnh tại 15016’N

*/ Ngày 2/9:

- Từ 22/6 à 23/9, Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ Chí tuyến Bắc à Xích đạo. Như vậy, trong vòng 93 ngày, Mặt Trời di chuyển được 23027’ (1407’) → Trong vòng 1 ngày, Mặt Trời di chuyển được 15,13’

- Từ 22/6 → 2/9 là 72 ngày, Mặt Trời di chuyển được 72 x 15,13’ = 1089,36’ = 18,160 = 18010’

            → Ngày 2/9, Mặt Trời lên thiên đỉnh tại 23027’ – 18010’ = 5017’B

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp giải các dạng bài tập Xác định ngày Mặt trời lên thiên đỉnh Địa lí 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON