YOMEDIA

Phương pháp giải các dạng bài tập Vận dụng kiến thức theo chiều thuận và ngược Địa lí 10

Tải về
 
NONE

Nội dung tài liệu Phương pháp giải các dạng bài tập Vận dụng kiến thức theo chiều thuận và ngược Địa lí 10 do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức Địa lí đã học. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

DẠNG BÀI TẬP VẬN DỤNG KIẾN THỨC THEO CHIỀU THUẬN VÀ GIẢ THUYẾT NGƯỢC

A. Vận dụng kiến thức theo chiều thuận

            Nhằm giúp học sinh củng cố lại kiến thức lý thuyết đã học và vận dụng vào để giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống.

Ví dụ 1: Tại sao độ dài mùa nóng lạnh ở hai mỗi bán cầu lại khác nhau?

Hướng dẫn giải

          - Hiện tượng: Thời kì nóng ở bán cầu Bắc (186 ngày) dài hơn thời kì mùa lạnh (179 ngày). Ngược lại, ở bán cầu Nam thời kì mùa lạnh ở bán cầu Nam (186 ngày) dài hơn  thời kì mùa nóng ( 179 ngày).

         - Giải thích:

            Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hình elip gần tròn với Mặt Trời là một trong hai tiêu điểm vì thế sẽ có lúc Trái Đất ở gần Mặt Trời hơn có lúc lại xa Mặt Trời hơn. Thời gian để hoàn thành một vòng quỹ đạo là một năm với vận tốc trung bình là 29,8km/s.

            Vào ngày viễn nhật (thường là ngày 5/7) khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là xa nhất, khoảng 152 triệu km, sức hút của Mặt Trời lên Trái Đất là nhỏ nhất nên vận tốc chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo là chậm nhất ( khoảng 29,3km/s).Từ ngày 21/3 đến 23/9 là thời kì mùa nóng ở bán cầu Bắc. Trái Đất đang di chuyển trên nửa quỹ đạo chứa điểm viễn nhật, do vận tốc di chuyển chậm nên thời gian hoàn thành xong ½ quỹ đạo thành 186 ngày.

            Vào ngày cận nhật (thường là ngày 3/1) khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là ngắn nhất, khoảng 147 triệu km, sức hút của Mặt Trời lên Trái Đất là lớn nhất nên vận tốc chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo là nhanh nhất ( khoảng 30,3km/s). Từ 23/9 đến 21/3 là thời kì mùa lạnh ở bán cầu Bắc (mùa nóng ở bán cầu Nam). Trái Đất đang di chuyển trên nửa quỹ đạo chứa điểm cận nhật, do vận tốc di chuyển nhanh nên thời gian hoàn thành ½ quỹ đạo chỉ còn 179 ngày.

B. Dạng bài tập giả thuyết ngược

Nhằm giúp học sinh có những phản ứng nhanh nhạy, có tư duy suy luận logic, đồng thời củng cố và khắc sâu kiến thức hơn.

Ví dụ 1: Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày, đêm không? Nếu có thì thời gian ban ngày, ban đêm là bao nhiêu? Khi đó ở bề mặt Trái Đất có sự sống không, tại sao?

Hướng dẫn giải

- Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì một nửa Trái Đất vẫn được chiếu sáng, một nửa chìm trong bóng tối bởi Trái Đất hình tựa cầu nên vẫn có hiện tượng ngày và đêm.

- Tuy nhiên, do Trái Đất không tự quay nên ngày đêm không luân phiên nhau mà trong 1 vòng quay quanh Mặt Trời mới có 1 ngày đêm, nghĩa là 1 ngày đêm kéo dài 1 năm (6 tháng ngày và 6 tháng đêm).

- Với thời gian ngày đêm như vậy, ngày sẽ rất nóng do bị Mặt Trời chiếu sáng trong nửa năm, ban đêm sẽ rất lạnh do không có nhiệt từ Mặt Trời nên có sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa các nơi và giữa các mùa. Sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ngày và đêm gây ra sự chênh lệch rất lớn về khí áp giữa hai nửa cầu ngày và đêm. Từ đó hình thành những luồng gió cực mạnh . Trong điều kiện đó sự sống không thể hình thành và phát triển được.

Ví dụ 2: Nếu trục Trái Đất thẳng góc với mặt phẳng quĩ đạo thì có sự thay đổi mùa như hiện nay không? Nếu không thì sẽ thay đổi như thế nào?

Hướng dẫn giải

- Trái Đất có 2 chuyển động đồng thời: tự quay quanh trục và tự quay quanh Mặt Trời

- Trục Trái Đất hiện nay nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66033’nên trong khi chuyển động, Trái Đất lần lượt nghiêng nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam về phía Mặt Trời và sinh ra mùa.

- Nếu trục Trái Đất thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo  góc chiếu từ Mặt Trời đến từng vùng Trái Đất  (trong 1 năm không thay đổi)  sẽ không có các mùa khác nhau.

- Ở từng vùng:

+ Vùng ôn đới: Lúc đó quanh năm có khí hậu như mùa xuân, ngày và đêm lúc nào cùng bằng nhau.

+ Vùng nhiệt đới: Khí hậu không thay đổi gì so với khí hậu hiện nay (luôn luôn nóng)

+ Vùng cực: quanh năm có ánh sáng và khí hậu đỡ khắc nghiệt, dịu đi nhiều.

Ví dụ 3: Giả sử trục Trái Đất thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo và Trái Đất vẫn luôn tự quay quanh trục, khi đó hiện tượng ngày- đêm trên Trái Đất sẽ như thế nào?

Hướng dẫn giải

Nếu trục Trái Đất thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo, khi đó:

      - Đường phân chia sáng tối sẽ đi qua hai cực của Trái Đất.

      - Trên Trái Đất vẫn có ngày- đêm luân phiên nhau.

      - Mọi nơi trên Trái Đất đều có độ dài ngày- đêm bằng nhau, ban ngày 24 giờ và ban đêm 12 giờ.

      - Độ dài ngày đêm của tất cả mọi nơi trên Trái Đất đều là 24h.

      - Những địa phương cùng nằm trên một đường kinh tuyến sẽ có ngày và đêm cùng lúc.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp giải các dạng bài tập Vận dụng kiến thức theo chiều thuận và ngược Địa lí 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF