YOMEDIA

Phương pháp giải bài tập tổng số hạt p, n và e trong nguyên tử môn Hóa học 10 năm 2021

Tải về
 
NONE

Với mong muốn cung cấp thêm tài liệu hữu ích để học tốt môn Hóa học 10, HOC247 đã biên soạn và tổng hợp để gửi đến các em học sinh nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập tổng số hạt p, n và e trong nguyên tử môn Hóa học 10 năm 2021. Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các em nắm vững kiến thức cũng như đạt kết quả cao.

ATNETWORK

I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Dạng bài tập này có 2 giả thuyết

1. Giả thuyết 1: Tổng số hạt trong nguyên tử bao gồm p, n và e

Tổng số hạt = số p + số e + số n

Trong đó: số p = số e = Z, T là tổng số hạt và N là số n

T  = 2Z + N (1)

→ N = T – 2Z

2. Giả thuyết 2:

 - Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện:

Số hạt mang điện là p và e nhiều hơn số hạt không mang điện là n thì 2Z – N (2)

 - Trong hạt nhân số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện thì N – Z (2’)

Giải hệ (1) và (2) hoặc (2’) → Z và N

 - Dựa vào đồng vị bền thì Z < hoặc = N < 1,52Z (2’’)

Thay (1) vào (2’’)

Z < hoặc = T - 2Z < 1,52Z

→ 3Z < hoặc = T < 3,52Z

→  T/3,52 < Z < hoặc = T/3

* Lưu ý: Còn nhiều trường hợp khác nữa tùy theo giả thuyết của bài mà chúng ta vận dụng cho hợp lí.

II. VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 1: Nguyên tử Nhôm có tổng số hạt p, n, e là 40. Trong nguyên tử nhôm, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hãy cho biết số khối của nhôm.

Hướng dẫn

Tổng số hạt = số p + số e + số n = 40

Trong đó: số p = số e = Z, số n = N

→ 2Z + N = 40 (1)

Theo giả thuyết: 2Z – N = 12 (2)

Giải hệ (1) và (2) → Z = 13 và N = 14

→ AAl = 13 + 14 = 27

Ví dụ 2: Tổng số hạt p,n, e trong nguyên tử X là 28. Biết X có 7e lớp ngoài cùng. Xác định kí hiệu nguyên tử X

Hướng dẫn

Ta có: 2Z + N = 28

→ N = 28 – 2Z (1)

Theo giả thuyết về đồng vị bền:

 Z < hoặc = N < 1,52Z  (2)

Thay (1) vào (2) → Z < hoặc = 28 – 2Z < 1,52Z  

→ 28/3,52 < Z < hoặc = 28/3

→ 7,95 < Z < hoặc = 9,333

→ Z = 8 hoặc 9

Theo giả thuyết: X (Z = 9) 1s22s22p5 (chọn)

Ví dụ 3: Biết nguyên tử B có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác định số khối của nguyên tử B.

Hướng dẫn

% N = 33,33%  →   N = 33,33.21/100= 7 (1)

Ta có: tổng số hạt = 2Z + N = 21 (2)

→ Z = 7

→ A = 7 + 7 = 14

III. LUYỆN TẬP

Câu 1. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40 .Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt .Nguyên tố X có số khối là :

A.  27                                 

B. 26                                    

C. 28                               

D. 23

Câu 2. Trong nguyên tử một nguyên tố A có tổng số các loại hạt là 58. Biết số hạt p ít hơn số hạt n là 1 hạt. Kí hiệu của A là

A. 1938K                         

B1939K                                

C2039K   

D2038K

Câu 3. Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử là 155 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Số khối của nguyên tử đó là

A. 119                                             

B. 113                                 

C. 112                               

D. 108

Câu 4. Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử là 82 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số p,n,e lần lượt là

A. 26,30,26                          

B. 26,27,30             

C. 30,26,26          

D. 25,25,31

Câu 5. Ngtử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt .Trong hạt nhân, hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Số đơn vị điện tích hạt nhân Z là :  

A.  10             

B. 11                          

C. 12                          

D.15

Câu 6. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 34,69% số tổng hạt. Điện tích hạt nhân của X là:

A. 18                                   

B. 17                                   

C. 15                                 

D. 16

Câu 7. Một nguyên tử của một nguyên tố có tổng số hạt là 10.Vậy nguyên tử đó có cấu hình là :

A. 1s22s22p4                 

B. 1s22s2                     

C. 1s22s1                        

D. 1s22s22p6

Câu 8. Nguyên tử của một nguyên tố có 122 hạt p,n,e. Số hạt mang điện trong nhân ít hơn số hạt không mang điện là 11 hạt. Số khối của nguyên tử trên là:

A. 122                                 

B. 96                                               

C. 85                                 

D. 74

Câu 9. Nguyên tử X có tổng số hạt p,n,e là 52 và số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của X là

A. 17                                               

B. 18                                   

C. 34                                 

D. 52
Câu 10. Nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e là 28 hạt. Kí hiệu nguyên tử của X là

A. 819X                                           

B919X                               

C910X                            

D918X  

Câu 11.  Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e)  bằng 52. Trong đó các hạt mang điện chiếm 65,3846% tổng số hạt. Nguyên tố X là nguyên tố nào?

A. 1s22s22p4                 

B. 1s22s22p63s23p5      

C. 1s22s22p63s2           

D. 1s22s22p63s1

Câu 12. Tổng các hạt cơ bản trong nguyên tửX (proton,nơtron và electron) là 82. Biết các hạt mang điện gấp các hạt không mang điện là 1,733 lần. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử X là:

A.  26                                     

B.  52                                     

C.  30                                     

D.  60

Câu 13. Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện gấp 1,833 lần số hạt không mang điện. Nguyên tố R là

A. Mg(24).                

B. Na(23).                              

C. F(19).                     

D. Ne(20).

Câu 14. Trong nguyên tử Y có tổng số proton,nơtron và electron là 26. Hãy cho biết Y thuộc về loại nguyên tố nào sau đây? ( Biết rằng Y là nguyên tố hóa học phổ biến nhất trong vỏ quả đất).

A816O                                   

B817O                        

C.  818O                       

D919F

Câu 15. Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản (p + n + e) = 48. Biết trong nguyên tử X số hạt proton bằng số hạt nơtron. Cấu hình của X là

A. 1s22s22p4                 

B. 1s22s22p63s23p4      

C. 1s22s22p63s2           

D. 1s22s22p63s1

Câu 16. Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt từng loại.

Câu 17. Nguyên tử B có tổng số hạt là 28. Số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Tính số p, n , e.

Câu 18. Nguyên tử Sắt có điện tích hạt nhân là 26+. Trong nguyên tử, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Hãy xác định số khối của nguyên tử Sắt.

Câu 19. Nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định cấu tạo nguyên tử. Đối chiếu bảng các nguyên tố SGK xem M là nguyên tố nào?

Câu 20.Tổng số hạt trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35 %. Tính số hạt mỗi loại. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử.

Câu 21. Nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 48, trong đó số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Tính số hạt mỗi loại.

Câu 22. Nguyên tử X có tổng số proton, nơtron, electron là 116 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24. Xác định số hạt từng loại.

Câu 23. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 12. Tính số proton mỗi loại.

Câu 24. Tổng số hạt p,n,e trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8. Tính số proton mỗi loại.

Câu 25. Nguyên tử Nhôm có điện tích hạt nhân là 13+. Trong nguyên tử nhôm, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hãy cho biết số khối của nhôm.

Câu 26. Biết nguyên tử B có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác định cấu tạo của nguyên tử B.

Câu 27. Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt từng loại.

Câu 28. Nguyên tử B có tổng số hạt là 28. Số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Tính số p, n , e.

Câu 29. Nguyên tử Sắt có điện tích hạt nhân là 26+. Trong nguyên tử, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Hãy xác định số khối của nguyên tử Sắt.

Câu 30. Nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định cấu tạo nguyên tử. Đối chiếu bảng các nguyên tố SGK xem M là nguyên tố nào?

Câu 31. Tổng số hạt trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35 %. Tính số hạt mỗi loại. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử.

Câu 32. Nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 48, trong đó số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Tính số hạt mỗi loại.

Câu 33. Nguyên tử X có tổng số proton, nơtron, electron là 116 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24. Xác định số hạt từng loại.

Câu 34. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 12. Tính số proton mỗi loại.

Câu 35. Tổng số hạt p,n,e trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8. Tính số proton mỗi loại.

Trên đây là toàn bộ nội dung Phương pháp giải bài tập tổng số hạt p, n và e trong nguyên tử môn Hóa học 10 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt! 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON