YOMEDIA

Phương pháp giải bài tập Sự nở vì nhiệt của chất rắn môn Vật Lý 10 năm 2021

Tải về
 
NONE

Cùng HOC247 ôn tập các kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới trong tài liệu Phương pháp giải bài tập Sự nở vì nhiệt của chất rắn môn Vật Lý 10 năm 2021 gồm phần phương pháp, ví dụ và bài tập vận dụng. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN

 

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Công thức tính độ nở dài: Δl = αl0 (t - t0) = αl0Δt.

Công thức tính độ nở khối: ΔV = βV0 (t- t0) = βV0Δt.

2. VÍ DỤ MINH HỌA

Hai thanh kim loại, Một bằng sắt và một bằng kẽm ở 0°C có chiều dài bằng nhau, còn ở 100°C thì chiều dài chênh lệch nhau 1mm. Cho biết hệ số nở dài của sắt là α1 = 1,14.10-5k-1 và của kẽm là α2 = 3,4.10-5k-1. Chiều dài của hai thanh ở 0°C là:

A. l0 = 0,442mm            

B. l0 = 4,42mm.            

C. l0 = 44,2mm            

D. l0 = 442mm.

Giải

Ở 100°C, thanh sắt dãn: Δl1 = α1 l0.100 (mm).

Ở 100°C, thanh kẽm dãn: Δl2= α2 l0.100 (mm).

Vì 2 thanh chênh lệch nhau 1mm nên:

l0 + Δl2 - (l0 + Δl1) = 1.

⇔ Δl2 - Δl1 = 1 ⇔ α2 l0.100 - α1 l0.100 = 1.

⇔ l0 = 442mm.

3. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1. Mỗi thanh ray đường sắt dài 10m ở nhiệt độ 200C. Lấy \(\alpha ={{11.10}^{-6}}{{K}^{-1}}\). Phải để một khe hở nhỏ nhất là bao nhiêu giữa hai đầu thanh ray để nếu nhiệt độ ngoài trời tăng lên đến 500C thì vẫn đủ chỗ cho thanh giãn ra

A. 1,2 mm                         B. 6,6 mm.                        C. 3,3 mm.                        D. 4,8 mm.

Câu 2. Một ấm nhôm có dung tích 2l ở 200C. \(\alpha ={{24.10}^{-6}}{{K}^{-1}}\)Chiếc ấm đó có dung tích là bao nhiêu khi nó ở 800C?

A. 2,003 lít.                       B. 2,009 lít.                       C. 2,012 lít.                       D. 2,024 lít.

Câu 3. Một thước thép ở 200C có độ dài 100cm. Lấy \(\alpha ={{11.10}^{-6}}{{K}^{-1}}\). Khi tăng nhiệt độ đến 400C, thước thép này dài thêm bao nhiêu?

A. 2,4mm                          B. 3,2mm                         

C. 0,22mm.                      D. 4,2mm.

Câu 4. Ở 00C, kích thước của vật là \(2m\times 2m\times 2m\). Hệ số nở dài của chất làm vật bằng 9,5.10-6K-1. Thể tích tăng thêm của vật ở 500C bằng

A.14,4dm3.                       B. 20dm3.                        

C. 32,8dm3.                      D. 98,6dm3

Câu 5. Khối lượng riêng của sắt ở 8000C bằng bao nhiêu. Lấy \(\alpha ={{11.10}^{-6}}{{K}^{-1}}\). Biết khối lượng riệng của nó ở 00C là 7800kg/m3

A. 7900 kg/m3                  B. 7599 kg/m3                 

C. 7857 kg/m3                  D. 7485 kg/m3

Câu 6. Một tấm nhôm hình vuông có cạnh 50cm ở nhiệt độ 100C. Diện tích của nó tăng lên bao nhiêu khi nhiệt độ là 400C. Biết hệ số nở dài của nhôm là 24,5.10-6 K-1

A. 3,675μm2                     B. 3,675mm2                   

C. 3,675cm2                     D. 3,675dm2

Câu 7. Gọi l1, S1 và l2, S2 lần lượt là chiều dài và diện tích của vật ở nhiệt độ t1 và t2(t1 < t2).Độ biến thiên chiều dài \(\Delta l\) và diện tích \(\Delta S\) xác định bởi

A. \(\Delta l={{l}_{1}}\left( 1+\alpha \left( {{t}_{2}}-{{t}_{1}} \right) \right)\).         

B. \(\Delta S={{S}_{1}}\alpha \left( {{t}_{2}}-{{t}_{1}} \right) \).                  

C. \(\Delta l={{l}_{1}}\beta \left( {{t}_{2}}-{{t}_{1}} \right) \).                        

D. \(\Delta S=\frac{2}{3}{{S}_{1}}\beta \left( {{t}_{2}}-{{t}_{1}} \right) \).

Câu 8. Một ấm nhôm tích 3l chứa đầy nước ở 50C. Tìm lượng nước tràn ra khỏi ấm khi đun nước nóng tới 700C. Cho hệ số nở dài của nhôm là 2,4.10-5K-1 và hệ số dãn nở khối của nước ở 700C là 5.87.10-4K-1.

A. 0,12l                             B. 0,10l.                           

C. 0,012l.                          D. 0,33l.

Câu 9. Một thanh dầm cầu bằng sắt có độ dài 10 m khi nhiệt độ ngoài trời là 100C. Độ dài của thanh dầm sẽ tăng thêm bao nhiêu khi nhiệt độ ngoài trời là 400C. Cho biết hộ số nở dài của sắt là 11.10-6 K-1.

A. Tăng xấp xỉ 3,6 mm.

B. Tăng xấp xỉ 1,2 mm. 

C. Tăng xấp xỉ 4,8 mm.

D. Tăng xấp xỉ 3,3 mm.

Câu 10. Một thanh nhôm và một thanh thép ở 00C có cùng độ dài là l0. Khi nung nóng tới 1000C, độ dài của hai thanh chênh nhau 0,5 mm. Xác định độ dài l0 của hai thanh này ở 0oC. Cho biết hệ số nở dài của nhôm là 24.10-6 K-1và của thép là 11.10-6 K-1.

A. l0 ≈ 0,38 m.                 

B. l0 ≈ 5,0 m.                   

C. l0 = 0,25 m.                 

D. l0 = 1,5 m.

Câu 11. Đường sắt từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh dài khoảng 1500 km khi nhiệt độ trung bình là 200C. về mùa hè khi nhiệt độ tăng lên tới 400C thì đoạn đường sắt này dài thêm bao nhiêu ? Cho biết hệ số nở dài của sắt là 11.10-6 K-1.

A. Xấp xỉ 200 m.             

B. Xấp xỉ 330 m.            

C. Xấp xỉ 550 m.            

D. Xấp xỉ 150 m.

Câu 12. Đường tàu hỏa từ Huế đến Hồ Chí Minh dài 1040km được làm từ vật liệu có hệ số nở dài của chất làm thanh ray là 12.10-6K-1. Khi nhiệt độ bằng 500C thì giữa các thanh ray không có khe hở, nếu khi nhiệt độ giảm còn 100C thì tổng chiều dài các thanh ray ngắn bớt gần bằng

A.499m.                            B. 299m.                          

C. 125m.                           D. 520m.

Câu 13. Một tấm hình vuông cạnh dài 50 cm ở 00C, làm bằng một chất có hệ số nở dài là 16.10-6K-1. Diện tích của tấm này sẽ tăng thêm 16 cm2khi được nung nóng tới

A. 500oC.                          B. 200oC.                        

C. 800oC.                         D. 100oC.

Câu 14. Một nhóm học sinh làm thí nghiệm đo hệ số nở dài của một cái thước bằng kim loại có chiều dài ban đầu l0 = 600 mm. Đồ thị sự phụ thuộc của độ tăng chiều dài Dl theo độ tăng nhiệt độ Dt như hình vẽ. Hệ số nở dài của kim loại làm thước gần đúng bằng

A. 1,8.10-5 K-1                   B. 1,5.10-5 K-1

C. 1,5.10-4 K-1.                  D. 1,8.10-4 K-1.

Câu 15. Tại tâm của một đĩa tròn bằng thép có một lỗ thủng. Đường kính lỗ thủng 00C bằng 4,99 mm. Cho biết hệ số nở dài của thép là 11.10-6 K-1. Nhiệt độ cần phải nung nóng đĩa thép để có thể vừa lọt qua lỗ thủng của nó một viên bi thép đường kính 5 mm ở cùng nhiệt độ đó là

A. 1820C.                          B.1000C                          

C.590C.                             D.390C.

Câu 16. Một thước kẹp có giới hạn đo 150 mm, được khắc độ chia ở 00C. Khi thước kẹp được làm bằng thép có hộ số nở dài là 11.10-6 K-1 thì sai số tuyệt đối của thước kẹp này khi sử dụng nó để đo độ dài các vật ở 500C

\(\begin{array}{l}
A.82,5\mu m.\\
B.50\mu m.\\
C.62,5\mu m.\\
D.70,5\mu m.
\end{array}\)

Câu 17. Một tấm đồng hình vuông ở 0oC có cạnh dài 50 cm. Khi bị nung nóng tới nhiệt độ t0C, diện tích của đồng tăng thêm 17 cm2. Hệ số nở dài của đồng là 17. 10-6 K-1. Nhiệt độ nung nóng toC của tấm đồng là

A.1330C.                           B. 2000C.                        

C. 4000C.                          D. 1000C.

Câu 18.  Xác định độ dài của thanh thép và của thanh đồng ở 00C sao cho ở bất kì nhiệt độ nào thanh thép luôn dài hơn thanh đồng một đoạn bằng 50 mm. Cho biết hệ số nở dài của đồng là 16.10-6 K-1.và của thép là 12.10-6 K-1

A.200mm và 150mm.    

B. 150mm và 200mm.   

C.250mm và 200mm.    

D. 200mm và 250mm.

Câu 19. Biết trong khoảng nhiệt độ từ -1000C đến 1000C,hiệu chiều dài của hai thanh đồng và thép đều bằng 2cm, hệ số nở dài của đồng là 18.10-6K-1 và của thép là 11.10-6K-1. Chiều dài của thanh đồng và thép ở 00C là

A.2,27cm và 4,67cm.     

B. 5,51cm và 4,51cm.   

C. 3,14cm và 5,14cm.   

D. 4,01cm và 6,01cm.

Câu 20. Một thước thép dài 1m ở 00C. Dùng thước để đo chiều dài một vật ở 400C, kết quả đo được 2m. Biết hệ số nở dài của thép là 12.10-6K-1 và cho rằng vật không dãn nở vì nhiệt. Chiều dài đúng của vật là

A. 2m.                               B. 2,01m                          

C. 1,999m.                       D. 2,001m.

Câu 21. Một thanh nhôm và một thanh đồng ở 1000C có độ dài tương ứng là 100,24 mm và 200,34 mm được hàn ghép nối tiếp với nhau. Cho biết hệ số nở dài của nhôm là 24.10-6 K-1 và của đồng là 17.10-6 K-1. Xác định hệ số nở dài của thanh kim loại ghép này?

A. 19,3.10-6K-1.               

B. 18,3.10-6K-1.               

C. 17,3.10-6K-1.               

D. 16,3.10-6K-1

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐA

C

B

C

D

B

C

D

B

D

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

B

A

C

B

A

A

B

A

D

D

Câu

21

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐA

B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Phương pháp giải bài tập Sự nở vì nhiệt của chất rắn môn Vật Lý 10 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON