YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm định tính về sự nở vì nhiệt của chất rắn môn Vật Lý 10 năm 2021

Tải về
 
NONE

Nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm định tính về sự nở vì nhiệt của chất rắn môn Vật Lý 10 năm 2021 để các em có thể ôn tập và củng cố các kiến thức chương Chất rắn và chất lỏng-Sự chuyển thể. Mời các em tham khảo.

Chúc các em học sinh lớp 10 thi tốt, đạt kết quả cao!

ADSENSE

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐỊNH TÍNH VỀ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN

 

A. LÝ THUYẾT

1. Sự nở dài.

- Sự tăng độ dài của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở dài vì nhiệt.

- Độ nở dài Dl của vật rắn hình trụ đồng chất tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ Dt và độ dài ban đầu lo của vật đó:

+ Công thức tính độ nở dài:

\(\Delta l = l - {l_0} = \alpha {l_0}\Delta t\) ;

Với \({{l}_{0}}\) là chiều dài ban đầu tại t0

+ Công thức tính chiều dài tại \({{t}^{0}}C\) :

\(l={{l}_{o}}(1+\alpha .\Delta t)\) .

 Với a là hệ số nở dài của vật rắn, có đơn vị là K-1; Giá trị của a phụ thuộc vào chất liệu của vật rắn.

2. Sự nở khối.

- Sự tăng thể tích của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở khối.

 + Công thức độ nở khối :

 \(\Delta V = V - {V_0} = \beta {V_0}\Delta t\)

+ Công thức tính thể tích tại \({{t}^{0}}C\):

V = Vo(1 + \(\beta .\Delta t)\).

Với V0 là thể tích ban đầu tại t0

- Với b là hệ số nở khối, b = 3a và cũng có đơn vị là K-1.

B. TRẮC NGHIỆM ĐỊNH TÍNH

Câu 1. Độ nở dài của vật rắn không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Chiều dài vật rắn                                                

B. Tiết diện vật rắn

C. Độ tăng nhiệt độ của vật rắn                            

D. Chất liệu vật rắn.

Câu 2. Băng kép được cấu tạo bởi

A. Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau.  

B. Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau.

C. Hai thanh kim loại có bề dày khác nhau.       

D. Hai thanh kim loại có chiều dài khác nhau

Câu 3. Tại sao ngành xây dựng trong các kết cấu bêtông, người ta thường chỉ dùng sắt thép mà không dùng kim loại khác?

A. Vì sắt và thép dễ uôn, có thể tạo thẩm mĩ cao.

B. Vì sắt và thép là những vật liệu rẻ tiền.

C. Vì độ dãn nở vì nhiệt của sắt và thép xấp xỉ độ dãn nở vì nhiệt của bêtông.

D. Vì độ dãn nở vì nhiệt của sắt và thép nhỏ

Câu 4. Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó?

A. Để tránh tác hại của sự giãn nở vì nhiệt.       

B. Để tạo thẩm mỹ

C. Để dễ dàng tu sửa cầu.                                                                               

D. Vì tất cả các lí do đưa ra.

Câu 5. Khi nung nóng một vật rắn, điều nào sau đây là đúng?

A. Khối lượng riêng của vật giảm.                        

B. Khối lượng của vật giảm

C. Khối lượng riêng của vật tăng.                        

D. Khối lượng của vật tăng

Câu 6. Tại sao khi đổ nước sôi vào trong cốc thuỷ tinh thì cốc thuỷ tinh hay bị nứt vỡ, còn cốc thạch anh không bị nứt vỡ?

A. Vì cốc thạch anh có thành dày hơn                

B. Vì cốc thạch anh có đáy dày hơn

C. Vì thạch anh cứng hơn thuỷ tinh                    

D. Vì thạch anh có hệ số nở khối nhỏ hơn thuỷ tinh

Câu 7. Chọn câu sai khi nói về sự nở vì nhiệt của vật rắn.

A. Giữa hai đầu thanh ray xe lửa bao giờ cũng có một khe hở.

B. Ống dẫn khí hay chất lỏng, trên các ống dài phải tạo ra các vòng uốn.

C. Tôn lợp nhà phải có hình lượn sóng.

D. Sự nở vì nhiệt của vật rắn chỉ có hại.

Câu 8. Chọn câu sai?

A. Hệ số nở dài và hệ số nở khối có cùng đơn vị là K-1 (hoặc độ -1)

B. Hệ số nở khối của chất rắn lớn hơn hệ số nở khối của chất khí.

C. Hệ số nở khối của một chất xấp xỉ bằng 3 lần hệ số nở dài của chất ấy.

D. Sắt và pêtông có hệ số nở khối bằng nhau.

Câu 9. Một băng kép gồm hai lá kim loại thẳng, lá đồng ở dưới, lá thép ở trên. Khi bị nung nóng thì

A. băng kép cong xuống dưới, vì đồng có hệ số nở dài lớn hơn thép.

B. băng kép cong lên trên, vì thép có hệ số nở dài lớn hơn đồng.

C. băng kép cong xuống dưới, vì đồng có hệ số nở dài nhỏ hơn thép.

D. băng kép cong lên trên, vì thép có hệ số nở dài nhỏ hơn đồng.

Câu 10. Khi đốt nóng một vành kim loại mỏng và đồng chất thì

A. đường kính ngoài và đường kính trong tăng theo tỉ lệ như nhau.

B. đường kính ngoài và đường kính trong tăng theo tỉ lệ khác nhau.

C. đường kính ngoài tăng, đường kính trong không đổi.

D. đường kính ngoài tăng, đường kính trong giảm theo tỉ lệ như nhau.

Câu 11. Một băng kép được cấu tạo bởi một thanh nhôm và một thanh thép. Khi hơ nóng, băng kép bị cong mặt lồi về phía thanh nào? Tại sao?

A. Cong về phía thanh thép, vì thép nở vì nhiệt lớn hơn nhôm.

B. Cong về phía thanh nhôm, vì nhôm nở vì nhiệt nhỏ hơn thép.

C. Cong về phía thanh thép, vì thép nở vì nhiệt nhỏ hơn nhôm.

D. Cong về phía thanh nhôm, vì nhôm nở vì nhiệt lớn hơn thép.

Câu 12. Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa độ dày của cốc thủy tinh và độ bền của cốc?

A.Cốc thủy tinh mỏng bền hơn cốc thủy tinh dày vì sự dãn nở vì nhiệt ở mặt trong và mặt ngoài

B. Không có mối quan hệ gì giữa độ bền của cốc và độ dày của thủy tinh làm cốc.

C. Hai cốc bền như nhau vì cùng có độ giãn nở vì nhiệt như nhau.

D. Cốc thủy tinh dày bền hơn cốc thủy tinh mỏng vì được làm từ nhiều thủy tinh hơn.

Câu 13. Khi lắp vành sắt vào bánh xe bằng gỗ ban đầu người ta đốt nóng vành sắt rồi mới lắp vào bánh xe là để:

A. Giúp cho vành sắt làm quen với điều kiện làm việc khắc nghiệt.

B. Vành sắt nóng sẽ giết chết các con côn trùng sống ở bánh xe để làm tăng tuổi thọ cho bánh xe.

C. Vành sắt nóng có tác dụng làm khô bánh xe giúp tăng ma sát để đảm bảo cho vành sắt không bị tuột khỏi bánh xe.

D. Vành sắt nóng nở ra nên dễ lắp vào bánh xe, đồng thời khi nguội đi sẽ ôm chặt vào bánh xe.

Câu 14.  Nguyên tắc hoạt động của dụng cụ nào sau đây liên quan tới sự nở vì nhiệt

A. Nhiệt kế thuỷ ngân.

B. Băng kép.                  

C. Bếp điện                    

D. cả A và B đều đúng.

Câu 15. Với kí hiệu:l0 là chiều dài ở 00C; l là chiều dài ở t0C; α là hệ số nở dài. Biểu thức nào sau đây đúng với công thức tính chiều dài ở l t0C?

A. l = l0 + αt                      

B. l = l0 αt.                        

C. l = l0 (1 +αt)                 

D. l = l0 /(1+ αt)

Câu 16. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về mối liên hệ giữa hệ số nở khối và hệ số nở dài α

A. β = 3α.                         

B. β = \(\sqrt{3}\)α           

C. β = α3                          

D. β = α/3.

Câu 17. Với kí hiệu:l0 là chiều dài ở t00C ; l là chiều dài ở t0C ; α là hệ số nở dài.Biểu thức tính chiều dài l ở t0C là

A. l = l0 α(t-t0)                  

B. l = l0 + α(t-t0)               

C. l = l0(1 + α(t-t0))          

D. \(l=\frac{{{l}_{0}}}{1+\alpha (t-{{t}_{0}})}\).

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐA

B

B

C

A

A

D

D

B

D

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

 

 

 

ĐA

C

A

D

D

C

A

C

 

 

 

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Bài tập trắc nghiệm định tính về sự nở vì nhiệt của chất rắn môn Vật Lý 10 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF