HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Phương pháp bài tập Tính tần số âm Vật lý 7 bao gồm phần phương pháp giải và các bài tập vận dụng có đáp án sẽ giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về âm học trong chương trình Vật lý 7. Mời các em cùng tham khảo!
1. Phương pháp giải
Cách tính tần số dao động của một vật
+ Dựa vào định nghĩa: Tần số là số dao động mà vật thực hiện được trong một giây.
+ Vậy tần số f = Số dao động / Thời gian để thực hiện số dao động đó.
+ Công thức: f = N : t
+ Trong đó: f là tần số (Hz); n là số dao động; t là thời gian vật thực hiện được n dao động (s).
2. Bài tập vận dụng
Câu 1: Một dây đàn dao động trong 2 giây thực hiện được 1000 dao động thì tần số dao động của dây đàn là:
A. 1000 Hz
B. 500 Hz
C. 250 Hz
D. 200 Hz
Hướng dẫn giải:
Số dao động dây đàn thực hiện được trong 1 giây là: 1000 : 2 = 500 Hz
Vậy tần số dao động của dây đàn là 500 Hz.
Chọn B
Câu 2: Một vật nặng buộc chặt vào dây mảnh treo vào một điểm cố định được gọi là con lắc. Một con lắc thực hiện được 20 dao động trong 10 giây. Tần số dao động của con lắc là:
A. 2 Hz
B. 2s
C. 0,5 Hz
D. 0,5s
Hướng dẫn giải:
Tần số dao động của con lắc là: 20 : 10 = 2 Hz.
Chọn A
Câu 3: Có hai con lắc, trong cùng một khoảng thời gian con lắc thứ nhất thực hiện được 10 dao động, con lắc thứ hai thực hiện được 15 dao động. Tần số dao động của con lắc nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần ?
A. Tần số dao động của con lắc thứ nhất lớn hơn và lớn hơn 1,5 lần.
B. Tần số dao động của con lắc thứ hai lớn hơn và lớn hơn 1,5 lần.
C. Tần số dao động của con lắc thứ nhất lớn hơn và lớn hơn 3 lần.
D. Tần số dao động của con lắc thứ hai lớn hơn và lớn hơn 3 lần.
Hướng dẫn giải:
Vì trong cùng một khoảng thời gian t, con lắc thứ nhất thực hiện được 10 dao động, con lắc thứ hai thực hiện được 15 dao động.
Tần số của con lắc thứ nhất là : 10/t
Tần số của con lắc thứ hai là: 15/t
Tỉ số về tần số của con lắc thứ hai so với con lắc thứ nhất là: 15/t : 10/t = 1,5
Vậy tần số dao động của con lắc thứ hai lớn hơn và lớn hơn 1,5 lần.
Chọn B
Câu 4: Người ta đo được tần số dao động của một số dao động như sau:
Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất ?
A. Vật dao động có tần số 100 Hz
B. Trong một giây vật dao động được 70 dao động
C. Vật dao động có tần số 200Hz
D. Trong một phút vật dao động 1500 dao động.
Hướng dẫn giải:
Trong một giây vật dao động được 70 dao động tức là tần số là 70 Hz.
Trong một phút vật dao động 1500 dao động, đổi 1 phút = 60 giây.
vậy tần số của dao động là: 1500 : 60 = 25 Hz.
Như vậy vật dao động có tần số 200 Hz là vật có tần số lớn nhất.
Chọn C
Câu 5: Em hãy tính tần số dao động của một con lắc biết rằng nó thực hiện được 180 dao động trong thời gian 1 phút.
Hướng dẫn giải:
Đổi 1 phút = 60 giây
Số dao động trong 1 giây là: 180 : 60 = 3 Hz
Vậy tần số dao động là 3 Hz.
Câu 6: Một người đếm được trong 2 giây một con lắc thực hiện được 1 dao động. Vậy trong một giờ con lắc đó sẽ thực hiện được bao nhiêu dao động?
Hướng dẫn giải:
Đổi 1 giờ = 60 phút = 3600 giây.
Trong một giờ con lắc đó sẽ thực hiện được số dao động là:
3600 : 2 x 1 = 1800 dao động.
Vậy trong 1 giờ, vật thực hiện được 1800 dao động.
Câu 7: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây:
A. Tần số là thời gian vật thực hiện được 10 dao động
B. Tần số là số dao động vật thực hiện trong thời gian 2 ngày.
C. Tần số là thời gian vật thực hiện được 1 dao động.
D. Tần số là số dao động vật thực hiện trong thời gian 1 giây.
Hướng dẫn giải:
Tần số là số dao động vật thực hiện trong thời gian 1 giây.
Chọn D
Câu 8: Đơn vị của tần số là
A. Héc (Hz)
B. Giây (s)
C. Mét trên giây (m/s)
D. Ben (B).
Hướng dẫn giải:
Đơn vị của tần số là Héc (Hz).
Chọn A
Câu 9: Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 2000 dao động, tần số dao động của lá thép là:
A. 20 Hz
B. 100 Hz
C. 2000 Hz
D. 40000 Hz.
Hướng dẫn giải:
Số dao động lá thép thực hiện trong 1 giây là: 2000 : 20 = 100 Hz
Vậy tần số dao động của lá thép là 100 Hz.
Chọn B.
Câu 10: Một vật dao động với tần số 2 Hz. Hỏi sau bao lâu thì vật thực hiện được 200 dao động.
Hướng dẫn giải:
Tần số là số dao động thực hiện được trong 1 giây.
Vật dao động với tần số 2 Hz tức là trong 1 giây vật thực hiện 2 dao động.
Để vật thực hiện được 200 dao động cần thời gian là: 200 : 2 = 100 giây.
Vậy sau 100 giây, vật sẽ thực hiện được 200 dao động.
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp bài tập Tính tần số âm Vật lý 7. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em có thể tham khảo thêm nội dung các dạng bài tập khác tại đây: