YOMEDIA

Một số phương pháp giải bài tập về chất khí môn Hóa học 9 năm 2019-2020

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Một số phương pháp giải bài tập về chất khí môn Hóa học 9 năm 2019-2020. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ CHẤT KHÍ MÔN HÓA HỌC 9

 

1. Bài tập nhận biết các lọ khí mất nhãn :

Bài 1 : Hãy nhận biết các lọ khí sau bị mất nhãn bằng phương pháp hóa học : SO2 , N2 ,O2.

Hướng dẫn :

- Đánh số thứ tự  1,2,3,4…cho các lọ.

- Dùng các tính chất riêng để nhận ra một trong số các lọ khí đó

- Sau khi nhận ra để riêng biệt và tiếp tục tìm đặc điểm riêng của các khí còn lại.

Bài giải :

- Đánh số thứ tự  các lọ lần lượt là  1,2,3 và để riêng.

- Dùng que đóm còn than hồng đưa vào miệng các lọ,nếu que đóm bùng cháy được đó là khí O2 ,vì khí này duy trì sự cháy .

- Cho 2 lọ khí còn lại một ít nước vôi trong ,nếu có trường hợp nước vôi vẩn đục đó là khí SO2 ,vì khí này phản ứng được với dung dịch kiềm.

Pthh :      SO2     +     Ca(OH)2     →  CaSO3      +     H2O

- Khí còn lại là N2 .

Bài 2 : Có 3 lọ khí riêng biệt bị mất nhãn đó là : Cl2 , O2  , HCl  .Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng khí trong mỗi lọ.

Bài giải :

- Đánh số thứ tự các lọ lần lượt là 1, 2, 3, rồi để riêng.

- Nhận ra lọ khí Cl2 vì có màu vàng.

- Đưa một mẩu giấy quỳ tím vào 2 lọ còn lại nếu lọ nào làm cho quỳ tím chuyển màu sang đỏ thì đó là lọ đựng khí HCl vì khí này tan được trong nước tạo ra a xit HCl

- Vậy lọ còn lại là khí O2 ,

- Hoặc cách khác là dùng que đóm có than hồng để nhận ra lọ đựng khí O2 ,vì que đóm bùng cháy.

Bài 3 : Có hỗn hợp 2 khí là CO và CO2 ,nêu phương pháp hóa học để  chứng minh  sự có mặt của 2 khí đó.

Hướng dẫn :

-Để chứng minh trong đó có cả 2 khí thì phải dựa vào tính chất mà 2 khí đó có được.

-Nếu khi thử phản ứng mà có thấy thì chứng tỏ có cả 2 khí trên trong cùng hỗn hợp.

Bài giải :

Đưa que đóm đang cháy vào lọ trên nếu que đóm vẫn cháy tiếp thì chứng tỏ có khí CO , vì khí này cháy được .

 Pthh :        2.CO     +   O2   →  2.CO2      

Cho 2 khí đi qua nước vôi trong ,nếu nước vôi vẩn đục thì chứng tỏ có khí  CO2,vì khí này phản ứng với Ca(OH)2 ,

Pthh :      CO2     +    Ca(OH)2  →  CaCO3     +    H2O  

Bài 4: Khí  CO được dùng làm chất đốt trong công nghiệp bị lẫn tạp chất là khí CO2 và khí SO2 ,làm thế nào để loại bỏ 2 khí trên bằng phương pháp rẻ tiền nhất.

Hướng dẫn

Bài yêu cầu loại bỏ nhưng bằng phương pháp rẻ tiền ,do vậy phải tìm xem có cách làm nào ,vừa dễ làm, vừa tốn ít nhất.

Bài giải:

Rót từ từ dung dịch nước  vôi trong đi qua hỗn hợp khí ,thì có hai khí phản ứng làm vẩn đục nước vôi trong đó là CO2 , SO2  , vậy sẽ thu được khí CO tinh khiết .pthh là:      

SO2   +   Ca(OH)2  → CaSO3   +  H2O

CO2   +     Ca(OH)2   → CaCO   +   H2O

2. Dạng bài tập tính thành phần% các khí trong hỗn hợp

Bài 1: Cho 33,6 lit hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CH4 và CO2 cùng qua nước vôi trong ,thu được 50 gam một chất kết tủa.Hãy xác định % thể tích các chất khí trong hỗn hợp.

Hướng dẫn :

- Đầu tiên phải xác định xem chất nào phản ứng được với nước vôi trong ,chất nào không phản ứng ,dựa vào số liệu thu được của đề bài chuyển ra số mol,dựa vào phương trình tìm số mol của chất chưa biết .Sau khi tìm được rồi thì sẽ tính được thành phần của hỗn hợp khí .

Bài giải:

Trong hỗn hợp khí trên chỉ có khí CO2 là phản ứng được,còn khí CH4 không phản ứng :

Pthh :    CO2      +    Ca(OH)2   →  CaCO3      +       H2O

-Theo bài ra ta có : \({n_{CaC{O_3}}} = \frac{{50}}{{100}} = 0,5(mol)\)

-theo pthh ta có :

\(\begin{array}{l}
{n_{C{O_2}}} = {n_{CaC{O_3}}} = 0,5(mol)\\
{V_{C{O_2}}} = 0,5.22,4 = 11,2(lit)
\end{array}\)

-Vậy ta có % các chất như sau:

\(\begin{array}{l}
\% {V_{C{O_2}}} = \frac{{11,2}}{{33,6}}.100 = 33,3\% \\
\% {V_{C{H_4}}} = 100\%  - 33,3\%  = 66,7\% 
\end{array}\)                        

Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 22,4 lit hỗn hợp khí ở đktc gồm có khí CH4 và khí N2 trong không khí người ta thu được 18 gam H2O.Hãy xác định thành phẫn % các khí trong hỗn hợp.

Hướng dẫn

-Phải xem trong 2 chất khí đó thì khí nào cháy được

-Có phương trình phản ứng nào?

-Dựa vào số liệu đề bài ra tìm số mol

-Sau đó dựa vào pthh tìm số mol chất chưa biêt.

Bài giải :

-Trong 2 khí đó chỉ có khí CH4 là cháy được,còn khí N2 không cháy được.

-pthh là:      CH4       +     2. O2          CO­2      +      2.H2O

-Theo bài ra  ta có : \({n_{{H_2}O}} = \frac{{18}}{{18}} = 1(mol)\)

-Theo pthh ta có : \({n_{C{H_4}}} = \frac{1}{2}{n_{{H_2}O}} = 0,5(mol)\)

-Vậy ta có :   \({V_{C{H_4}}} = 0,5.22,4 = 11,2(lit)\)

-Vậy thành phần của hỗn hợp khí đó là:

\(\begin{array}{l}
\% {V_{C{H_4}}} = \frac{{11,2}}{{22,4}}.100 = 50\% \\
\% {V_{{N_2}}} = 100\%  - 50\%  = 50\% 
\end{array}\)            

3. Dạng bài tập tính khối lượng và thể tích chất khí ở đktc.

Bài 1:Tính thể tích khí CO2 tạo thành(ở đktc) dể dập tắt đám cháy ,nếu bình chữa cháy có chứa 980 gam H2SO4 tác dụng hết với d d NaHCO3 .

Bài giải :

-pthh là:   2.NaHCO3     +  H2SO4   →  Na2SO4   +  2.CO2  +  2.H2O

-Theo bài ra ta có :    \({n_{{H_2}S{O_4}}} = \frac{{980}}{{98}} = 10(mol)\)

-Theo phương trình ta có :

\(\begin{array}{l}
{n_{C{O_2}}} = 2.{n_{{H_2}S{O_4}}} = 20(mol)\\
{V_{C{O_2}}} = 20.22,4 = 480(lit)
\end{array}\)

Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 23 gam rượu  êtylic trong không khí

a).Hãy tính thể tích không khí cần dùng biết o xi chỉ chiếm 20% thể tích không khí

b).Hãy tính khối lượng và thể tích khí CO2 tạo thành?(biết các khí ở đktc)

Bài giải :

- pthh :    C2H5OH   +   3.O2  →   2.CO2    +   3.   H2O

- Theo bài ra ta có :

\({n_{{C_2}{H_5}OH}} = \frac{{23}}{{46}} = 0,5(mol)\)

- Theo pthh ta có :     

\(\begin{array}{l}
{n_{{O_2}}} = 3.{n_{{C_2}{H_5}OH}} = 1,5(mol)\\
{n_{C{O_2}}} = 2.{n_{{C_2}{H_5}OH}} = 1(mol)
\end{array}\)                          

- Vậy thể tích của khí O2 là:

\(\begin{array}{l}
{V_{{O_2}}} = 1,5.22,4 = 33,6(lit)\\
{V_{kk}} = \frac{{33,6}}{{20}}100 = 163(lit)
\end{array}\)                 

-Vậy khối lượng và thể tích của khí CO2 tạo thành là:

\(\begin{array}{l}
{V_{C{O_2}}} = 1.22,4 = 22,4(lit)\\
{m_{C{O_2}}} = 1.44 = 44(gam)
\end{array}\)

4. Dạng bài toán về CO2 hoặc SO2 tác dụng với dd kiềm.

-Phương pháp :

-Các pthh là:     NaOH  + CO2 → NaHCO3            (1)

                        2.NaOH  +  CO2  →  Na2CO3 +H2O    (2)

-Dựa vào dữ kiện đề bài cho biết,tìm số mol của CO2  và   số mol của NaOH

-Lập tỉ số của số mol :    \(T = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{C{O_2}}}}}\)

-Từ tỉ số trên ta có các trường hợp sau:

+ Nếu T <= 1 thì chỉ tạo muối NaHCO3 ,khí CO2 còn dư ta tính toán dựa vào số mol của  NaOH ,chỉ theo phương trình (1) , dấu “ =” xảy ra khi phản ứng vừa đủ.

+ Nếu T >= 2 thì tạo muối Na2CO3 và chất  NaOH còn dư ,mọi tính toán dựa vào  số mol CO2  ,chỉ theo phương trình (2) ,dấu “=” xảy ra khi phản ứng vừa đủ.

+ Nếu  1 < T < 2 thì tạo cả 2 muối  NaHCO3 và Na2CO3 ,phản ứng xảy ra  theo hai phương trình (1) , (2) .Với  x,y lần lượt là số mol của 2 muối NaHCO3 và Na2CO3 .

-Ta lập được hệ phương trình:          

\(\left\{ \begin{array}{l}
{n_{C{O_2}}} = x + y\\
{n_{NaOH}} = x + 2y
\end{array} \right. \Rightarrow x,y.\)

 Bài tập 1: Cho 2,24 lit  khí CO2 ở đktc tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1,5 M.Tính khối lượng các chất sau phản ứng?

Hướng dẫn giải:

nCO2 = 2,24: 22,4 = 0,1 (mol)                            

nNaOH = 0,15 . 1,5 = 0,225 (mol)

\(T = \frac{{0,225}}{{0,1}} = 2,25 > 2\)

 -Vậy sản phẩm chỉ tạo muối Na2CO3 và NaOH còn dư.

-PTHH:                   2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O     

Mol ban đầu             0,225        0,1

Mol phản ứng:         0,2             0,1        0,1

\({m_{N{a_2}C{O_3}}} = 0,1.106 = 10,6g\)

mNaOH dư = (0,225-0,2).40 = 1 (g)

Bài tập 2: Cho 4,48 gam CO2 đi qua dung dịch NaOH sinh ra 11,44 gam hỗn hợp 2 muối Na2CO3 và NaHCO3 .Hãy xác định số gam mỗi muối trong hỗn hợp?

Hướng dẫn giải:

-Ta có :   \({n_{C{O_2}}} = \frac{{4,48}}{{44}} = 0,11(mol)\)

-Gọi  x, y, lần lượt là số mol của NaHCO3 và Na2CO3

          84.x +  106.y = 11,44 (*)

-Pthh là :     NaOH  +CO2  →  NaHCO3         (1)

             Mol:               x             x

    2.NaOH     +   CO2  → Na2CO3   +   H2O  (2)  

          Mol :          y                 y  

-Theo (1), (2)  ta có nCO2 = x +y =0,11 (**)

- Giải hệ phương trình ta được :

\(\left\{ \begin{array}{l}
84.x + 106.y = 11,44\\
x + y = 0,11
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = 0,01(mol)\\
y = 0,1(mol)
\end{array} \right.\)                                                         

Vậy tính được:

\(\begin{array}{l}
{m_{NaHC{O_3}}} = 0,01.84 = 0,84(gam)\\
{m_{N{a_2}C{O_3}}} = 0,1.106 = 10,6(gam)
\end{array}\)

...

Trên đây là phần trích dẫn Một số phương pháp giải bài tập về chất khí môn Hóa học 9 năm 2019-2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

         

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF