YOMEDIA

Một số bài tập Toán lớp 5 về Bài toán tam suất thuận

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thêm tài liệu tham khảo. Hoc247 đã biên soạn Một số bài tập Toán lớp 5 về Bài toán tam suất thuận giúp các em ôn lại các kiến thức đã học và chuẩn bị thất tốt cho năm học mới. Mời các em tham khảo.

ATNETWORK

Bài tập Toán lớp 5: Bài Toán tam suất thuận

1. Kiến thức cần nhớ

- Ta gọi A và B là tỉ lệ thuận với nhau nếu: A tăng (hay giảm) bao nhiêu lần thì B cũng tăng (hay giảm) bấy nhiêu lần và ngược lại.

- Cách giải bài toán tam suất thuận:

+ Cách 1: Rút về đơn vị.

+ Cách 2: Dùng tỉ số.

2. Các Ví dụ mẫu

Ví dụ 1: Ba thùng nước mắm đựng được 96l. Hỏi 5 thùng như thế thì đựng được bao nhiêu lít nước mắm?

Hướng dẫn giải

1 thùng đựng được: 96 : 3 = 32 (l)

5 thùng đựng được: 32 x 5 = 160 (l)

Đáp số: 160l nước mắm.

Ví dụ 2: Ở một công trường, một tổ 5 người đập trong một ngày được 13m3 đá. Hỏi cũng với năng suất ấy, 70 người đập trong một ngày được bao nhiêu mét khối đá?

Hướng dẫn giải

70 người so với 5 người thì gấp:

70 : 5 = 14 (lần)

70 người đập trong một ngày được:

13 x 14 = 182 (m3)

Đáp số: 182 m3.

Ví dụ 3: Biết rằng cứ 3 thùng mật ong đựng được 27l. Trong kho có 12 thùng, ngoài cửa hàng có 5 thùng. Hỏi có tất cả bao nhiêu lít mật ong?

Hướng dẫn giải

Mỗi thùng đựng được: 27 : 3 = 9 (l)

Số thùng tất cả là: 12 + 5 = 17 (l)

Số lít mật ong là: 9 x 17 = 153 (l)

Đáp số: 153 l mật ong.

Ví dụ 4: Trong 2 ngày với 8 người thì sửa được 64m đường. Vậy trong 5 ngày với 9 người thì sửa được bao nhiêu mét đường? Giả sử năng suất mỗi người như nhau.

Hướng dẫn giải

Cách 1:

Trong 1 ngày 8 người sửa được: 64 : 2 = 32 (m)

Trong 5 ngày 8 người sửa được: 32 x 5 = 160 (m)

Trong 5 ngày 1 người sửa được: 160 : 8 = 20 (m)

Trong 5 ngày 9 người sửa được: 20 x 9 = 180 (m)

Cách 2:

Nếu ta coi 1 người làm trong 1 ngày được 1 công thì số công để sửa 64m đường là: 8 × 2 = 16 (công)

9 người làm trong 5 ngày được: 5 × 9 = 45 (công)

Với 45 công ta sửa được: 64 × 45 : 16 = 180 (m)

Đáp số: 180m.

Ví Dụ 5: Một số thùng dầu đựng đầy nước cân nặng 27kg. Nếu đổ bớt đi 2/5 số nước thì thùng nước chỉ còn nặng 17kg. Hỏi thùng không đựng nước nặng bao nhiêu kg?

Hướng dẫn giải

2/5 số nước nặng: 27 – 17 = 10 (kg)

Số nước trong thùng nặng: 20 : 2/5 = 25 (kg)

Thùng không nặng: 27 – 25 = 2 (kg)

Đáp số: 2 kg.

3. Bài Tập tự luyện

Bài 1: Dệt một tá khăn mặt hết 530g sợi. Hỏi dệt 78 chiếc khăn như thế thì hết bao nhiêu ki-lô-gam sợi?

Bài 2: Một đội công nhân có 38 người nhận sửa một quãng đường dài 1330m trong 5 ngày. Hỏi muốn sửa một quãng đường dài 1470m trong 2 ngày thì cần bao nhiêu công nhân? (Mức làm của mọi người đều như nhau).

Bài 3: Để chuyên chở 39kg hàng hóa trên quãng đường dài 74km phải chi phí hết 120 000 đồng. Hỏi phải chi phí hết bao nhiêu tiền nếu chuyên chở 26kg trên quãng đường dài 185km?

Bài 4: Một xí nghiệp dự định may 48 bộ quần áo trẻ em hết 120m vải. Ngày đầu may được 19 bộ, ngày sau may hết 57,5m vải. Hỏi còn phải may bao nhiêu bộ quần áo nữa?

Bài 5: Cùng một lúc Hùng đi từ A đến B, còn Dũng đi từ B về A. Hai bạn gặp nhau lần đầu tiên ở điểm C cách A 3km, rồi lại tiếp tục đi. Hùng đến B rồi quay lại A ngay, còn Dũng đi đến A cũng trở về B ngay. Hai bạn gặp nhau một lần nữa ở điểm D cách B 2km. Tính quãng đường AB và cho biết ai đi nhanh hơn?

Hướng dẫn giải

Bài 1:

Đổi 1 tá = 12 cái

Dệt 1 cái khăn cần số sợi là:

530 : 12 = 265/6 (sợi)

Dệt 78 chiếc khăn cần số sợi là:

265/6 x 78 = 3445 (sợi)

Đáp số: 3445 sợi

Bài 2:

1 ngày người đó làm đc số mét đường là:

1330:5:38=7(m)

Sửa đoạn đường 1470m cần số người là:

1470:2:7=105(công nhân)

Đáp số 105 công nhân

Bài 3:

Số tiền cước để chở 26kg trên 74km là:

26 x 12000:39 = 8000 (đồng)

Số tiền cước để chở 26kg trên 185km là:

185 x 8000:74 = 20000 (đồng)

Đáp số: 20 000 đồng.

Bài 4

1 bộ cần hết số vải là:

120:48=2,5(mét)

19 bộ may hết số vải là:

19.2 x 2,5 = 47,5(mét)

Vì ngày hôm sau may hết 57,5 mét vải vậy:

Số vải còn lại là:  120-47,5-57,5=15(mét)

Do đó cầng phải may số bộ quần áo là:

15:2,5=6(bộ)

Bài 5:

Từ lúc khởi hành đến lúc hai người gặp nhau lần thứ 2 thì cả hai người đã đi được tổng cộng hết 3 lần quãng đường AB.Cứ mỗi lần cả hai người đi được một đoạn đường AB thì Hùng đi được 3km.Vì vậy đến khi gặp nhau lần thứ hai,thì Hùng đi được : 

3km x 3 = 9km

Quãng đường Hùng đi được chính bằng quãng đường AB + 2km.

 Vậy,quãng đường AB là :

9 - 2 = 7 (km)

Quãng đường Dũng đi (phần tô đậm) bằng :

 ( 7 - 3 ) + 3 + ( 7 - 2 ) = 12 (km)

Vậy Dũng đi nhanh hơn.

 Đáp số : 7km

Dũng đi nhanh hơn

Trên đây là nội dung tài liệu Một số bài tập Toán lớp 5 về Bài toán tam suất thuận. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON