Lý thuyết và bài tập về Công thức cộng được hoc247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ hệ thống tất cả các công thức và bài tập trắc nghiệm có đáp án nhằm giúp bạn đọc củng cố kiến thức lý thuyết và rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn Toán 10. Mời các bạn cùng tham khảo.
1. Lý thuyết
\(\cos \left( a+b \right)=\cos a\cos b-\sin a\sin b\)
\(\cos \left( a-b \right)=\cos a\cos b+\sin a\sin b\)
\(\sin \left( a+b \right)=\sin a\cos b+\cos a\sin b\)
\(\sin \left( a-b \right)=\sin a\cos b-\cos a\sin b\)
\(\tan \left( a+b \right)=\frac{\tan a+\tan b}{1-\tan a\tan b}\)
\(\tan \left( a-b \right)=\frac{\tan a-\tan b}{1+\tan a\tan b}\)
\(\cot \left( a+b \right)=\frac{\cot a\cot b-1}{\cot b+\cot a}\)
\(\cot \left( a-b \right)=\frac{\cot a\cot b-1}{\cot b-\cot a}\)
Ví dụ: Giá trị của biểu thức \(A=\sin \left( \frac{\pi }{3}+\frac{\pi }{4} \right)\) là: A. \(\frac{\sqrt{6}+\sqrt{2}}{4}\) B. \(\frac{\sqrt{6}-\sqrt{2}}{4}\) C. \(\frac{-\sqrt{6}+\sqrt{2}}{4}\) D. \(\frac{-\sqrt{6}-\sqrt{2}}{4}\) |
Lời giải
\(\sin \left( \frac{\pi }{3}+\frac{\pi }{4} \right)=\sin \frac{\pi }{3}\cos \frac{\pi }{4}+\cos \frac{\pi }{3}\sin \frac{\pi }{4}=\frac{\sqrt{3}}{2}.\frac{\sqrt{2}}{2}+\frac{1}{2}.\frac{\sqrt{2}}{2}=\frac{\sqrt{6}+\sqrt{2}}{4}\)
Đáp án A.
2. Bài tập
Bài 1: Cho \(\cos \alpha =\frac{1}{3}\). Khi đó giá trị biểu thức \(B=\sin \left( \alpha -\frac{\pi }{4} \right)-\cos \left( \alpha -\frac{\pi }{4} \right)\) là: A. \(\frac{\sqrt{2}}{3}\) B. \(\frac{-\sqrt{2}}{3}\) C. \(\frac{2\sqrt{2}}{3}-\frac{1}{3}\) D. \(\frac{-2\sqrt{2}}{3}-\frac{1}{3}\) |
Lời giải
\(\sin \left( \alpha -\frac{\pi }{4} \right)=\sin \alpha \cos \frac{\pi }{4}-\cos \alpha \sin \frac{\pi }{4}\)
\(\cos \left( \alpha -\frac{\pi }{4} \right)=\cos \alpha \cos \frac{\pi }{4}+\sin \alpha \sin \frac{\pi }{4}\)
Khi đó \(B=\sin \alpha \left( \cos \frac{\pi }{4}-\sin \frac{\pi }{4} \right)-\cos \alpha \left( \sin \frac{\pi }{4}+\cos \frac{\pi }{4} \right)=0-\frac{1}{3}.\sqrt{2}=\frac{-\sqrt{2}}{3}\).
Đáp án B.
Bài 2: Biểu thức \(A=\sin \alpha +\sqrt{3}\cos \alpha \) không thể nhận giá trị nào sau đây? A. 1 B. \(\sqrt{3}\) C. \(2\sqrt{3}\) D. -2 |
Lời giải
\(A=\sin \alpha +\sqrt{3}\cos \alpha =2\left( \sin \alpha .\frac{1}{2}+\cos \alpha .\frac{\sqrt{3}}{2} \right)\)
\(2\left( \sin \alpha .\cos \frac{\pi }{3}+\cos \alpha .\sin \frac{\pi }{3} \right)=2\sin \left( \alpha +\frac{\pi }{3} \right)\)
\(\Rightarrow -2\le A\le 2\) (\(\forall \alpha \))
Đáp án C.
Bài 3: Cho \(\Delta ABC\), trong các đẳng thức sau, đẳng thức nào không đúng? A. \(\sin \frac{A}{2}=\cos \frac{B}{2}\cos \frac{C}{2}-\sin \frac{B}{2}\sin \frac{C}{2}\) B. \(\frac{{{\tan }^{2}}A-{{\tan }^{2}}B}{1-{{\tan }^{2}}A{{\tan }^{2}}B}=-\tan \left( A-B \right)\tan C\) C. \(\cot A\cot B+\cot B\cot C+\cot C\cot A=1\) D. \({{\sin }^{2}}\frac{A}{2}+{{\sin }^{2}}\frac{B}{2}+{{\sin }^{2}}\frac{C}{2}=2\sin \frac{A}{2}\sin \frac{B}{2}\sin \frac{C}{2}\) |
Lời giải
+ \(\sin \frac{A}{2}=\cos \left( \frac{\pi }{2}-\frac{A}{2} \right)=\cos \left( \frac{B+C}{2} \right)=\cos \frac{B}{2}\cos \frac{C}{2}-\sin \frac{B}{2}\sin \frac{c}{2}\)
+ \(\frac{{{\tan }^{2}}A-{{\tan }^{2}}B}{1-{{\tan }^{2}}A{{\tan }^{2}}B}=\tan \left( A+B \right)\tan \left( A-B \right)\)
\(=-\tan \left( A-B \right)\tan \left( \pi -A-B \right)=-\tan \left( A-B \right)\tan C\)
+ \(\cot A\cot B+\cot B\cot C+\cot C\cot A\)
Có \(\cot C=\cot \left( \pi -A-B \right)=-\cot \left( A+B \right)=\frac{1-\cot A\cot B}{\cot A+\cot B}\)
\(\Rightarrow \cot A\cot B+\cot C\left( \cot A+\cot B \right)=\cot A\cot B+1-\cot A\cot B\)
Vậy D sai.
Đáp án D.
Bài 4: Cho \(\alpha -\beta =\frac{\pi }{6}\). Tính giá trị: \(P=\frac{{{\left( \cos \alpha +\cos \beta \right)}^{2}}+{{\left( \sin \alpha +\sin \beta \right)}^{2}}}{{{\left( \sin \alpha -\cos \beta \right)}^{2}}+{{\left( \sin \beta +\cos \alpha \right)}^{2}}}\). A. \(P=2-\sqrt{3}\) B. \(P=2+\sqrt{3}\) C. \(P=3+\sqrt{2}\) D. \(P=3-\sqrt{2}\) |
Lời giải
\(P=\frac{2+2\left( \cos \alpha \cos \beta +sin\alpha sin\beta \right)}{\left( \sin \alpha \cos \beta -\sin \beta \cos \alpha \right)}\)
\(=\frac{2+2\cos \left( \alpha +\beta \right)}{2-2\sin \left( \alpha -\beta \right)}\)
\(P=\frac{2+2\cos \frac{\pi }{6}}{2-2\sin \frac{\pi }{6}}=2+\sqrt{3}\)
Đáp án B
Bài 5: Rút gọn biểu thức: \(A=4\sin x\sin \left( \frac{\pi }{3}-x \right)\sin \left( \frac{\pi }{3}+x \right)\) ta được kết quả bằng: A. -sin x B. sin 3x C. sin x D. -sin 3x |
Lời giải
\(\begin{align} & A=4\sin x.\frac{1}{2}\left( \cos 2x-\cos \frac{2\pi }{3} \right) \\ & =2\sin x\cos 2x+\sin x \\ & =3\sin x-4{{\sin }^{3}}x=\sin 3x \\ \end{align}\)
Đáp án B
Bài 6: Cho \(\sin \left( 2a+b \right)=5\sin b\). Khi đó giá trị \(\frac{2\tan \left( a+b \right)}{\tan a}\) là: A. 1 B. \(\frac{\sqrt{3}}{3}\) C. \(\sqrt{3}\) D. 3 |
Lời giải
Ta có:
\(\frac{\tan \left( a+b \right)}{\tan a}=\frac{ain\left( a+b \right)\cos a}{\cos \left( a+b \right)\sin a}\)
\(=\frac{\frac{1}{2}\left[ \sin \left( 2a+b \right)+\sin b \right]}{\frac{1}{2}\left[ \sin \left( 2a+b \right)+\sin \left( -b \right) \right]}\)
\(=\frac{\frac{1}{2}.6\sin b}{\frac{1}{2}.4\sin b}=\frac{3}{2}\Rightarrow \frac{2\tan \left( a+b \right)}{\tan a}=3\)
Đáp án D
Bài 7: Cho \(\Delta ABC\) có: \(\frac{\sin A+\sin B}{\cos A+\cos B}=\frac{1}{2}\left( \tan A+\tan B \right)\). Khi đó \(\Delta ABC\) là: A. tam giác vuông B. tam giác cân C. tam giác nhọn D. tam giác tù |
Lời giải
\(\begin{align} & \tan A+\tan B \\ & =\frac{\sin A\cos B+\sin B\cos A}{\cos A\cos B} \\ & \text{=2}\frac{\sin A+\sin B}{\cos A+\cos B} \\ \end{align}\)
Giả thiết \(\Leftrightarrow \frac{\sin \left( A+B \right)}{\cos A\cos B}=2\cot \frac{C}{2}\)
\(\Leftrightarrow \frac{2\sin \frac{C}{2}\cos \frac{C}{2}}{\cos A\cos B}=\frac{2\cos \frac{C}{2}}{\sin \frac{C}{2}}\)
\(\begin{align} & \Leftrightarrow {{\sin }^{2}}\frac{C}{2}=\cos A\cos B \\ & \Leftrightarrow 1-\cos C=2\cos A\cos B \\ \end{align}\)
\(\Leftrightarrow 1+\cos \left( A+B \right)=2\cos A\cos B\)
\(\begin{align} & \Leftrightarrow 1-\cos A\cos B-\sin A\sin B \\ & \text{ =2}\cos A\cos B \\ & \Leftrightarrow \cos A\cos B+\sin AsinB=1 \\ & \Leftrightarrow \cos \left( A-B \right)\Leftrightarrow A=B \\ \end{align}\)
\(\Rightarrow \Delta ABC\) cân tại C
Đáp án B
Bài 8: Nếu \(\tan \alpha \) và \(\tan \beta \) là hai nghiệm của phương trình \({{x}^{2}}+px+q=0\) (\(q\ne 1\)) thì \(\tan \left( \alpha +\beta \right)\) bằng A. \(\frac{p}{q-1}\) B. \(-\frac{p}{q-1}\) C. \(\frac{2p}{1-q}\) D. \(-\frac{2p}{1-q}\) |
Lời giải
Vì \(\tan \alpha ,\tan \beta \) là hai nghiệm của phương trình \({{x}^{2}}+px+q=0\) nên theo định lí Viet, ta có
\(\left\{ \begin{align} & \tan \alpha +\tan \beta =-p \\ & \tan \alpha .\tan \beta =q \\ \end{align} \right.\)
\(\Rightarrow \tan \left( \alpha +\beta \right)=\frac{\tan \alpha +\tan \beta }{1-\tan \alpha \tan \beta }=\frac{p}{q-1}\)
Đáp án A
Trên đây là toàn bộ nội dung Lý thuyết và bài tập về Công thức cộng Toán 10. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt!
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm