YOMEDIA

Lý thuyết phân dạng bài và bài tập tổng hợp chương Chất khí môn Vật Lý 10 năm 2021

Tải về
 
NONE

Chuyên đề Lý thuyết phân dạng bài và bài tập tổng hợp chương Chất khí môn Vật Lý 10 năm 2021 dưới đây tổng hợp lại những kiến thức quan trọng đã học, qua đó giúp các em có thể tự luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập tốt kiến thức, chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho kì thi sắp tới của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

LÝ THUYẾT PHÂN DẠNG BÀI CHƯƠNG CHẤT KHÍ VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Về mặt toán học:

a) Đồ thị hàm hằng số y=b:

Đồ thị hàm hằng số y=b là đường thẳng song song với trục Ox, cắt trục Oy tại điểm (0,b).

b) Đồ thị hàm hằng số x=b là đường thẳng song song với trục Oy, cắt trục Ox tại điểm (b,0)

c) Đồ thị hàm bậc nhất y=ax+b là đường thẳng cắt trục Ox tại điểm (-b/a,0), cắt trục Oy tại điểm (0,b)

Hệ số góc của đồ thị: tana=a.

d) Đồ thị hàm bậc 2: y = ax2 + bx + c . Trong đó a, b, c là các hằng số với a ≠ 0.

Đồ thị của hàm số \(y=a{{x}^{2}}+bx+c, (a\ne 0)\) là một parabol có:Đỉnh \(I\left( -\frac{b}{2a};-\frac{\Delta }{4a} \right)\)

Trục đối xứng là đường thẳng \(x=-\frac{b}{2a}\)

 Bề lõm hướng lên(xuống) khi a>0 (a<0)

e) Đồ thị hàm hằng số trên bậc nhất :

 y = \(\frac{a}{x}\ \)(với a ≠ 0)

Đồ thị hàm hằng số trên bậc nhất : y = \(\frac{a}{x}\ \)là hai đường cong nhận gốc tọa độ làm tâm đối xứng.

+ Nếu a>0 hai đường cong thuộc góc phần tư thứ I và thứ III.

 + Nếu a<0 hai đường cong thuộc góc phần tư thứ II và thứ IV.

2. Trong vật lý

2.1. Trạng thái. Phương trình trạng thái của khí lý tưởng

Một lượng khí xác định được tồn tại trong các trạng thái. Một trạng thái khí được mô tả qua ba thông số: (áp suất P, thể tích V, nhiệt độ tuyệt đối T)

Xét một lượng khí xác định biến đổi trạng thái (P1,V1, T1)® (P2,V2, T2).

Phương trình mô tả mối quan hệ giữa các đại lượng trong hai trạng thái gọi là phương trình trạng thái: \(\frac{{{P}_{1}}{{V}_{1}}}{{{T}_{1}}}=\frac{{{P}_{2}}{{V}_{2}}}{{{T}_{2}}}\)   hay \(\frac{PV}{T}=const\).

- Quá trình biến đổi trạng thái giữ cho một thông số không thay đổi gọi là đẳng quá trình.

a) Quá trình đẳng nhiệt: T = const \(\Rightarrow {{P}_{1}}{{V}_{1}}={{P}_{2}}{{V}_{2}}\)  hay \(PV=const\)(Định luật Bôilơ - Mariốt).

Các đồ thị mô tả sự phụ thuộc của các đại lượng trong quá trình đẳng nhiệt.

b) Quá trình đẳng tích: V = const \(\Rightarrow \frac{{{P}_{1}}}{{{T}_{1}}}=\frac{{{P}_{2}}}{{{T}_{2}}}\) hay \(\frac{P}{T}=const\)      (Định luật Saclơ)

Các đồ thị mô tả sự phụ thuộc của các đại lượng trong quá trình đẳng tích.

c) Quá trình đẳng áp: P = const \(\Rightarrow \frac{{{V}_{1}}}{{{T}_{1}}}=\frac{{{V}_{2}}}{{{T}_{2}}}\) hay \(\frac{V}{T}=const\) (Định luật Gay-Luy-xắc)

  • Các đồ thị mô tả sự phụ thuộc của các đại lượng trong quá trình đẳng áp.

II. BÀI TẬP

Câu 1: Khi làm nóng đẳng tích một lượng khí lí tưởng xác định, đại lượng nào sau đây không đổi?

A. n/p                        B. n/T                         C. p/T                   D. nT

Câu 2: Tích của áp suất p và thể tích V của một khối lượng khí lí tưởng xác định thì:

A. không phụ thuộc vào nhiệt độ

B. tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối

C. tỉ lệ thuận với nhiệt độ Xenxiut

D. tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối

Câu 3: Hai phòng kín có thể tích bằng nhau thông với nhau bằng một cửa mở. Nhiệt độ không khí trong hai phòng khác nhau thì số phân tử trong mỗi phòng so với nhau là:

A. Bằng nhau

B. Ở phòng nóng nhiều hơn

C. Ở phòng lạnh nhiều hơn

D. Tùy kích thước của cửa

Câu 4: Một ống thủy tinh tiết diện đều S, một đầu kín một đầu hở, chứa một cột thủy ngân dài h = 16cm. Khi đặt ống thẳng đứng, đầu hở ở trên thì chiều dài của cột không khí là l1 = 15cm, áp suất khí quyển bằng p0 = 76 cmHg. Khi đặt ống thủy tinh nghiêng một góc α = 300 đối với phương thẳng đứng, đầu hở ở trên thì chiều cao của cột không khí trong ống bằng:

A. 14cm                        B. 15cm                         C. 20cm                        D. 22cm

Câu 5: Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 27°C và áp suất 0,6atm. Khi đèn sáng, áp suất không khí trong bình là 1atm và không làm vỡ bóng đèn. Coi dung tích của bóng đèn không đổi, nhiệt độ của khí trong đèn khi cháy sáng là:

A. 500°C                         B. 227°C                        

C. 450°C                        D. 380°C

Câu 6: Chuyển động nào sau đây là chuyển động của riêng các phân tử ở thể lỏng?

A. Chuyển động hỗn loạn không ngừng.

B. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng cố định.

C. Chuyển động hoàn toàn tự do.

D. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định.

Câu 7: Tìm câu sai.

A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng gọi là nguyên tử, phân tử.

B. Các nguyên tử, phân tử đứng sát nhau và giữa chúng không có khoảng cách.

C. Lực tương tác giữa các phân tử ở thể rắn lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng và thể khí.

D. Các nguyên tử, phân tử chất lỏng dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định.

Câu 8: Khi đun nóng đẳng tích một khối khí thêm 1°C thì áp suất khối khí tăng thêm 1/360 áp suất ban đầu. Nhiệt độ ban đầu của khối khí đó là:

A. 87°C                         B. 360°C                         C. 350°C                        D. 361°C

Câu 9: Một khối khí lí tưởng xác định có áp suất 1atm được làm tăng áp suất lên 4 atm ở nhiệt độ không đổi thì thể tích biến đổi một lượng là 3 lít. Thể tích ban đầu của khối khí là:

A. 4 lít.

B. 8 lít.

C. 12 lít.

D. 16 lít.

Câu 10: Trong hệ tọa độ (p,T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng nhiệt ?

A. Đường hypebol .

B. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ.

C. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ.

D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = po.

Câu 11: Ống thủy tinh đặt thẳng đứng đầu hở ở trên, đầu kín ở dưới. Một cột không khí cao 20cm bị giam trong ống bởi một cột thủy ngân cao 40cm. Biết áp suất khí quyển là 80cmHg, lật ngược ống lại để đầu kín ở trên, đầu hở ở dưới, coi nhiệt độ không đổi, nếu muốn lượng thủy ngân ban đầu không chảy ra ngoài thì chiều dài tối thiểu của ống phải là bao nhiêu ?

A. 80cm                         B. 90cm                         C. 100cm                        D. 120cm

Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của quá trình đẳng nhiệt?

A. Nhiệt độ khối khí tăng thì áp suất tăng.

B. Nhiệt độ của khối khí không đổi.

C. Khi áp suất tăng thì thể tích khối khí giảm.

D. Khi thể tích khối khí tăng thì áp suất giảm.

Câu 13: Khi một lượng khí dãn đẳng nhiệt thì số phân tử khí trong một đơn vị thể tích sẽ:

A. Giảm, tỉ lệ thuận với áp suất.

B. Tăng, không tỉ lệ với áp suất.

C. Không thay đổi.

D. Tăng, tỉ lệ nghịch với áp suất.

Câu 14: Một bình đầy không khí ở điều kiện tiêu chuẩn( 00C; 1,013.105Pa) được đậy bằng một vật có khối lượng 2kg. Tiết diện của miệng bình 10cm2. Tìm nhiệt độ lớn nhất của không khí trong bình để không khí không đẩy được nắp bình lên và thoát ra ngoài. Biết áp suất khí quyển là po = 105 Pa.

A. 323,4°C                         B. 121,3°C                        

 C. 115°C                          D. 50,4°C

Câu 15: Một bình kín dung tích không đổi 50 lít chứa khí Hyđrô ở áp suất 5 MPa và nhiệt độ 37oC, dùng bình này để bơm bóng bay, mỗi quả bóng bay được bơm đến áp suất 1,05.105Pa, dung tích mỗi quả là 10 lít, nhiệt độ khí nén trong bóng là 12°C. Hỏi bình đó bơm được bao nhiêu quả bóng bay?

A. 200                         B. 150                        C. 214                        D. 188

Câu 16: Hệ thức nào sau đây là hệ thức của định luật Boyle-Marriot?

A. p1.V2 = p2.V1.

B. pV = const.

C. p/V = const.

D. V/p = connst.

Câu 17: Một lượng khí có khối lượng là 30 kg và chứa 11,28.1026 phân tử. Phân tử khí này gồm các nguyên tử hiđrô và cacbon. Biết 1 mol khí có NA = 6,02.1023 phân tử. Khối lượng của các nguyển tử cacbon và hiđrô trong khí này là?

A. mC = 2.10-26 kg ; mH = 0,66.10-26 kg.

B. mC = 4.10-26 kg ; mH = 1,32.10-26 kg.

C. mC = 2.10-6 kg ; mH = 0,66.10-6 kg.

D. mC = 4.10-6 kg ; mH = 1,32.10-6 kg.

Câu 18: Nhiệt độ không tuyệt đối là nhiệt độ tại đó:

A. Nước đông đặc thành đá

B. tất cả các chất khí hóa lỏng

C. tất cả các chất khí hóa rắn

D. chuyển động nhiệt phân tử hầu như dừng lại

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Lý thuyết phân dạng bài và bài tập tổng hợp chương Chất khí môn Vật Lý 10 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF