Ban biên tập HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Lý thuyết ôn tập Hệ quả địa lí của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất Địa lí 10 nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về hệ quả vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. Mời các em cùng tham khảo!
HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CỦA VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
1. Sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất
- Trái Đất có hình Geoid tựa cầu vì thế luôn có một nửa được chiếu sáng gọi là ngày còn một nửa khuất sáng gọi là đêm nhưng do Trái Đất tự quay quanh trục nên mọi điểm trên bề mặt sẽ lần lượt được luân phiên ngày đêm trong vòng 24 giờ tạo ra nhịp điệu ngày đêm trên Trái Đất vừa góp phần điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất.
- Thời gian 24 giờ cho một vòng tự quay đã tạo nên một nhịp điệu thích hợp về ngày và đêm (thời gian ngày và đêm không quá dài cũng không quá ngắn) vì thế ngày không quá nóng, đêm không quá lạnh. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự sống phát sinh, tốn tại và phát triển trên bề mặt đất đồng thời tạo nên tính nhịp điệu cho cả giới hữu cơ và vô cơ.
- Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục thì vẫn có hiện tượng ngày đêm nhưng ngày đêm rất dài, nửa năm là ban ngày và nửa năm là ban đêm do Trái Đất quay quanh Mặt Trời cần một năm để hoàn thành một vòng. Nửa ngày sẽ bị thiêu nóng, nửa đêm sẽ bị băng giá, áp suất không khí chênh lệch giữa hai bên sẽ cực lớn tạo ra những trận gió mạnh. Những điều kiện này sẽ không phải điều kiện thích hợp cho sự sống tồn tại.
2. Giờ và đường chuyển ngày quốc tế
- Giờ địa phương – Giờ Mặt Trời: Do Trái Đất chỉ được Mặt Trời chiếu sáng một nửa mà Trái Đất lại vận động tự quay quanh trục vì vậy ở một điểm quan sát trên mặt đất trong một ngày đêm theo quy ước chỉ thấy một lần Mặt Trời lên cao nhất trên bầu trời là lúc 12 giờ trưa. Mặt khác, Trái Đất lại tự quay theo chiều từ Tây sang Đông với tốc độ góc không đổi là 15 độ/ giờ nên mỗi địa phương trên mỗi kinh tuyến khác nhau sẽ có thời gian Mặt Trời lên cao nhất trên bầu trời trong ngày là khác nhau. Các địa phương trên cùng một kinh tuyến sẽ có cùng thời điểm Mặt Trời lên cao nhất trên đường chân trời là lúc 12 giờ trưa trong ngày là giống nhau, từ đó giờ trong một ngày là giống nhau, giờ này được gọi là giờ địa phương hay giờ Mặt Trời.
- Giờ khu vực – giờ múi: Để thuận tiện cho giao dịch quốc tế, người ta đã quy định thống nhất giờ cho các khu vực trên thế giới. Giờ quy ước đó gọi là giờ khu vực hay giờ múi. Bề mặt Trái Đất được chia ra thành 24 múi giờ, tức 15 độ kinh tuyến là 1 múi giờ lấy giờ của kinh tuyến chính giữa múi là giờ múi chung cho cả múi. Tuy nhiên, vì các quốc gia có ranh giới thường không phải đường thẳng và có thể nằm trên nhiều múi giờ nên họ thường chỉ chọn cho quốc gia mình một giờ thống nhất cho cả lãnh thổ mang tính quy ước.
- Việt Nam dùng múi giờ GMT +7 làm chuẩn.
Hình 1.1. Múi giờ và đường chuyển ngày quốc tế
- Giờ quốc tế - giờ GMT: Để thuận tiện cho tính toán giờ trên Trái Đất và thuận lợi cho giao dịch quốc tế, Hội nghị quốc tế năm 1884 đã đi đến quyết định đánh số các khu vực giờ trên Trái Đất theo thống nhất chung. Khu vực giờ gốc được chọn đánh số 0 là giờ số 0 đó là khu vực có kinh tuyến 0 độ gọi là kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Greenwich ở ngoại ô Luân Đôn. Ranh giới của múi này là 70T-70Đ, số thứ tự các múi được đánh từ múi gốc sang phía đông là 0, 1, 2, 3, 4,…,23.Các kinh tuyến giữa các múi lần lượt là 00, 150Đ, 300Đ,…, 150T. Mỗi múi cách nhau một giờ, múi bên phải sớm hơn múi bên Trái 1 giờ. Do Trái Đất hình tựa cầu nên múi giờ 0 trùng múi giờ 24. Cách xác định và thống nhất giờ như này được gọi là giờ quốc tế hay giờ GMT.
- Đường đổi ngày quốc tế: Người ta quy ước lấy khu vực giờ múi 12 có kinh tuyến 1800 đi qua giữa múi làm kinh tuyến chuyển ngày quốc tế(đường chuyển ngày). Nếu đi theo hướng từ tây sang đông qua kinh tuyến chuyển ngày thì phải lùi một ngày lịch còn nếu đi từ đông sang tây qua kinh tuyến chuyển ngày thì phải tăng một ngày lịch.
Hình 1.2. Đường đổi ngày quốc tế
3. Lực Cô-ri-ô-lit
- Do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục nên mọi vật thể chuyển động trên Trái Đất sẽ chịu tác động đồng thời của hai lực: lực gây nên chuyển động ban đầu và lực do sự tự quay quanh trục theo chiều từ Tây sang Đông của Trái Đất do đó hướng chuyển động cuối cùng của vật sẽ là tổng hợp từ hai lực này. Nếu vật chuyển động theo chiều kinh tuyến khi nhìn theo hướng chuyển động ban đầu đều đã bị lệch sang bên phải ở nửa cầu bắc và lệch sang bên trái ở nửa cầu nam. Đối với vật chuyển động theo chiều vĩ tuyến, hiệu ứng Cô – ri – ô – lit không làm lệch hướng chuyển động mà chỉ vật nặng hơn lên khi chuyển động từ đông sang tây hoặc nhẹ hơn đi khi chuyển động từ tây sang đông.
- Lực làm lệch hướng chuyển động của vật thể này được nhà toán học Cô-ri-ô-lit tìm ra nên được đặt tên là lực Cô – ri – ô – lit. Lực này được biểu diễn bởi công thức:
F = 2. m . \(\omega \) . v . sin \(\varphi \)
Trong đó:
F: lực Coriolit \(\omega \): vận tốc góc quay của Trái Đất
v: vận tốc chuyển động của vật m: khối lượng của vật
\(\varphi \): vĩ độ địa lý nơi vật chuyển động
- Ở xích đạo sin \(\varphi \) = 0 nên F = 0 và tăng dần về hai cực.
- Mạng lưới tọa độ trên Trái Đất
Trong quá trình chuyển động tự quay của Trái Đất chỉ có hai điểm chuyển động tại chỗ đó là hai cực của Trái Đất: cực Bắc và cực Nam. Đường thẳng tưởng tượng nối hai cực qua tâm của Trái Đất gọi là trục Trái Đất. Vòng tròn lớn nhất nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục Trái Đất và phân chia Trái Đất ra thành hai nửa cầu bằng nhau là vòng xích đạo. Các mặt phẳng song song với vòng xích đạo cắt bề mặt Trái Đất thành các vòng tròn song song là các vĩ tuyến. |
Hình 1.3. Mạng lưới tọa độ trên Trái Đất |
- Vĩ tuyến thuộc nửa cầu bắc gọi là vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến thuộc nửa cầu nam gọi là vĩ tuyến Nam. Khoảng cách bằng các cung độ từ các vĩ tuyến đến xích đạo gọi là vĩ độ địa lí.
- Vòng kinh tuyến là vòng tròn đi qua hai cực Bắc và cực Nam của Trái đất. Nửa vòng tròn từ cực Bắc tới cực Nam được gọi là kinh tuyến. Kinh tuyến gốc được quy ước là kinh tuyến 0 độ đi qua đài thiên văn Greenwich ngoại ô Luân Đôn (Anh). Mỗi kinh tuyến đều cách kinh tuyến gốc một khoảng cách góc gọi là kinh độ. Kinh tuyến nằm ở nửa cầu Đông của kinh tuyến gốc gọi là kinh tuyến Đông, kinh tuyến nằm ở nửa cầu Tây của kinh tuyến gốc gọi là kinh tuyến Tây.
- Xác định tọa độ địa lí của một điểm bất kì trên bề mặt Trái Đất chính là xác định vĩ độ và kinh độ của điểm đó. Lưu ý khi ghi tọa độ địa lí của một điểm thì vĩ độ trước, kinh độ sau.
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết ôn tập Hệ quả địa lí của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất Địa lí 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- 41 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập các vấn đề liên quan đến thổ nhưỡng quyển Địa lí 10 có đáp án
- 50 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập sự thay đổi bề mặt Trái đất do chịu tác động của ngoại lực Địa lí 10
Chúc các em học tập tốt !