YOMEDIA

Lý thuyết ôn tập Các đặc điểm của Cacbohidrat (đường) Sinh học 10

Tải về
 
NONE

Nội dung tài liệu Lý thuyết ôn tập Các đặc điểm của Cacbohidrat (đường) Sinh học 10 do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về cấu tạo và vai trò của đường trong tế bào. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

CACBOHIĐRAT (ĐƯỜNG)

A. Lý thuyết 

1. Cấu tạo chung

- Cấu tạo từ 3 nguyên tố: Cacbon, hidro, oxi

- Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

- Tuỳ theo số lượng đơn phân người ta chia cacbonhidrat thành các loại đường đơn, đường đôi và đường đa.

Đường đơn

        

Đường đôi

 

Đường đa

2. Chức năng của Cacbohiđrat

- Là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào.

- Tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể…

Cách sắp xếp các phân tử glucozo trong thành tế bào thực vật

B. Luyện tập

Câu 1: Các nguyên tố hoá học cấu tạo của Cacbonhiđrat là:

A. Cacbon và hiđrô.

B. Hiđrô và ôxi.

C. Ôxi và cacbon.

D. Cacbon, hiđrô và ôxi.

 * Hướng dẫn giải:

 - Cacbon, hiđrô và ôxi là các nguyên tố hoá học cấu tạo của Cacbonhiđrat.

 Nên ta chọn đáp án D.

Câu 2: Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm các thuật ngữ còn lại?

A. Đường đơn.

B. Đường đa.

C. Đường đôi.

D. Cacbohiđrat.

 * Hướng dẫn giải:

 - Thuật ngữ Cacbohiđrat bao gồm các thuật ngữ còn lại.

 Nên ta chọn đáp án D.

Câu 3: Loại đường nào sau đây không phải là đường 6 Cacbon:

A. Glucozo.

B. Fructozo.

C. Galactozo.

D. Đêôxiribôzơ.

 * Hướng dẫn giải:

 - Đường 6 Cacbon gồm: Glucozo, fructozo, galactozo.

Câu 4: Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia saccarit thành ba loại đường đơn, đường đôi và đường đa:

A. Khối lượng phân tử.

B. Độ tan trong nước.

C. Số loại đơn phân có trong phân tử.

D. Số lượng đơn phân trong phân tử.

  * Hướng dẫn giải:

 - Người ta dựa vào số lượng đơn phân trong phân tử để chia saccarit thành ba loại đường đơn, đường đôi và đường đa.

 Nên ta chọn đáp án D.

Câu 5: Cơ thể người không tiêu hóa được loại đường nào:

A. Lactozo.

B. Mantozo.

C. Xenlulozo.

D. Saccarozo.

 * Hướng dẫn giải:

 - Cơ thể người không tiêu hóa được xenlulozo. Do trong cơ thể người không có enzim xenlulozo để tiêu hóa đường xenlulozo.

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 6: Ăn quá nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh gì trong các bệnh sau đây:

A. Bệnh tiểu đường.

B. Bệnh bướu cổ.

C. Bệnh còi xương.

D. Bệnh gút.

 * Hướng dẫn giải:

 - Ăn quá nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

 Nên ta chọn đáp án A.

Câu 7: Saccarozo có chứa trong loại cây nào sau đây:

A. Cây mía.

B. Sữa động vật.

C. Mạch nha.

D. Tinh bột.

 * Hướng dẫn giải:

 - Saccarozo có chứa trong cây mía.

Nên ta chọn đáp án A.

Câu 8: Glucozo là đơn phân cấu tạo nên bao nhiêu loại đường sau đây:

(I) Saccarôzơ.

(II) Mantôzơ.

(III) Lactôzơ.

(IV) Tinh bột.

(V) Xenlulôzơ.

(VI) Glicôgen.

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 9: Loại đường cấu tạo nên vỏ tôm, cua được gọi là gì:

A. Glucozo.

B. Kitin.

C. Saccarit.

D. Fructozo.

Câu 10: Loại đường có trong thành phần cấu tạo ADN và ARN là:

A. Mantozo.

B. Fructozo.

C. Hectozo.

D. Pentozo.

Câu 11: Cacbohiđrat không có chức năng nào sau đây:

A. Nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.

B. Cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể.

C. Vật liệu cấu trúc xây dựng tế bào và cơ thể.

D. Điều hòa sinh trưởng cho tế bào và cơ thể.

Câu 12: Hợp chất nào sau đây khi bị thủy phân chỉ cho một loại sản phẩm là glucozo:

A. Lactozo.

B. Xenlulozo.

C. Kitin.

D. Saccarozo.

Câu 13: Cho các nhận định sau:

(1) Glicogen là chất dự trữ trong cơ thể động vật và nấm.

(2) Tinh bột là chất dự trữ trong cây.

(3) Glicogen do nhiều phân tử glucozo liên kết với nhau dưới dạng mạch thẳng.

(4) Tinh bột cho nhiều phân tử glucozo liên kiết với nhau dưới dạng phân nhánh và không phân nhánh.

(5) Glicogen và tinh bột đều được tạo ra bằng phản ứng trùng ngưng và loại nước.

Trong các nhận định trên có mấy nhận định đúng:

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết ôn tập Các đặc điểm của Cacbohidrat (đường) Sinh học 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON