YOMEDIA

Lí thuyết và bài tập trắc nghiệm chủ đề thằn lằn bóng đuôi dài Sinh học 7 năm 2020 có đáp án

Tải về
 
NONE

Qua nội dung tài liệu Lí thuyết và bài tập trắc nghiệm chủ đề thằn lằn bóng đuôi dài Sinh học 7 năm 2020 có đáp án được HOC247 biên soạn và tổng hợp với nội dung kiến thức và bài tập trắc nghiệm giúp các em học sinh lớp 7 củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Mời các em tham khảo tại đây!

ATNETWORK

LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHỦ ĐỀ

THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI SINH HỌC 7 NĂM 2020

A. NỘI DUNG LÍ THUYẾT

1. Cấu tạo ngoài, di chuyển

- Đời sống:

- Môi trường sống: trên cạn.

Sống nơi khô ráo, thích phơi nắng.

Ăn sâu bọ.

Có tập tính trú đông.

Là động vật biến nhiệt.

- Sinh sản:

Thụ tinh trong.

Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng, phát triển trực tiếp.

- Cấu tạo ngoài:

Thằn lằn bóng đuôi dài có bốn chi ngắn, yếu với năm ngón chân có vuốt. Da khô có vảy sừng bao bọc. Cổ dài nên đầu có thể quay về các phía, mắt có mi cử động, màng nhĩ nằm ở trong hốc tai ở hai bên đầu.

Da khô có vây sừng bao bọc: Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể

Có cổ dài: Phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng

Mắt có mí cử động, có nước mắt: Bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô

Mắt có mí cử động, có nước mắt: Bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô

Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu: Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ

Thân dài đuôi rất dài: Động lực chính của sự di chuyển

Bàn chân có 5 ngón có vuốt: Tham gia sự di chuyển trên cạn

- Di chuyển:

Khi di chuyển thân và đuôi tì vào đất, cử động uốn thân phối hợp các chi → tiến lên phía trước.

Các động tác của thân, đuôi và chi của thằn lằn khi di chuyển trên mặt đất

Chân cố định vào đất

Chân di động kéo con vật về phía trước

Những đoạn đường đã di chuyển được

Hướng di chuyển của thằn lằn

-(Nội dung phần cấu tạo trong vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng?

A. Không có mi mắt thứ ba.

B. Không có đuôi.

C. Da khô, có vảy sừng bao bọc.

D. Vành tai lớn.

Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không có ở thằn lằn bóng đuôi dài?

A. Hô hấp bằng phổi.

B. Có mi mắt thứ ba.

C. Nước tiểu đặc.

D. Tim hai ngăn.

Câu 3. Yếu tố nào dưới đây giúp thằn lằn bóng đuôi dài bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô?

A. Mắt có mi cử động, có nước mắt.

B. Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu.

C. Da khô và có vảy sừng bao bọc.

D. Bàn chân có móng vuốt.

Câu 4. Trong các động vật sau, động vật nào phát triển không qua biến thái?

A. Ong mật.

B. Ếch đồng.

C. Thằn lằn bóng đuôi dài.

D. Bướm cải.

Câu 5. Yếu tố nào dưới đây không tham gia vào sự vận động của thằn lằn bóng đuôi dài?

A. Sự vận động của các vuốt sắc ở chân.

B. Sự co, duỗi của thân.

C. Sự vận động phối hợp của tứ chi.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây đúng khi nói về sinh sản của thằn lằn bóng đuôi dài?

A. Thụ tinh trong, đẻ con.

B. Thụ tinh trong, đẻ trứng.

C. Con đực không có cơ quan giao phối chính thức.

D. Cả A, B, C đều không đúng.

Câu 7. Đặc điểm nào dưới đây không có thằn lằn bóng đuôi dài?

A. Vảy sừng xếp lớp.

B. Màng nhĩ nằm trong hốc tai ở hai bên đầu.

C. Bàn chân gồm có 4 ngón, không có vuốt.

D. Mắt có mi cử động, có nước mắt.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng?

A. Ưa sống nơi ẩm ướt.

B. Hoạt động chủ yếu vào ban ngày, con mồi chủ yếu là sâu bọ.

C. Là động vật hằng nhiệt.

D. Thường ngủ hè trong các hang đất ẩm ướt.

Câu 9. Trứng của thằn lằn bóng đuôi dài được thụ tinh ở

A. Trong cát.

B. Trong nước.

C. Trong buồng trứng của con cái.

D. Trong ống dẫn trứng của con cái.

Câu 10. Thằn lằn bóng đuôi dài thường trú đông ở

A. Gần hô nước.

B. Đầm nước lớn.

C. Hang đất khô.

D. Khu vực đất ẩm, mềm, xốp.

Câu 11. Trong các động vật sau, tim của động vật nào có vách hụt ngăn tạm thời tâm thất thành hai nửa?

A. Cá thu.

B. Ếch đồng.

C. Thằn lằn bóng đuôi dài.

D. Chim bồ câu.

Câu 12. Đặc điểm nào dưới đây có ở bộ xương thằn lằn?

A. Đốt sống thân mang xương sườn.

B. Đốt sống cổ linh hoạt.

C. Đốt sống đuôi dài.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 13. So với phổi của ếch đồng, phổi thằn lằn có điểm nào khác?

A. Có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh.

B. Kích thước bé và cấu tạo đơn giản hơn.

C. Gồm ba lá phổi trong đó là giữa phát triển nhất.

D. Thông khí nhờ sự nâng hạ thềm miệng.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về thần kinh và giác quan của thằn lằn?

A. Không có mi mắt.

B. Vành tai lớn, có khả năng cử động.

C. Não trước và tiểu não phát triển.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 15. Ống tiêu hoá của thằn lằn bao gồm:

A. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, gan, ruột già, hậu môn.

B. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.

C. Miệng, thực quản, dạ dày, túi mật, ruột, hậu môn.

D. Miệng, thực quản, dạ dày, gan, túi mật, ruột.

 

-(Nội dung từ câu 16-20 và đáp án chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Lí thuyết và bài tập trắc nghiệm chủ đề thằn lằn bóng đuôi dài Sinh học 7 năm 2020 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON