Đoạn trích Lẽ ghét thương được trích từ câu 473 đến 504 trong Truyện Lục Vân Tiên. Đoạn trích nói về lẽ ghét - thương trong tư tưởng của Đồ Chiểu được trình bày thông qua cuộc đối đáp giữa ông Quán và Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực. Bài soạn tổng bao gồm ba phần chính: đoạn trích, bài soạn và bài văn mẫu được Học247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp cho các em có thêm nguồn tư liệu tham khảo về đoạn trích Lẽ ghét thương. Chi tiết bài soạn, các em có thể tham khảo dưới đây:
1. Đoạn trích Lẽ ghét thương
1.1. Bài thơ
Quán rằng: "Kinh sử đã từng,
Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa.
Hỏi thời ta phải nói ra,
Vì chưng hay ghét cũng là hay thương."
Tiên rằng: "Trong đục chưa tường,
Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?".
Quán rằng: "Ghét việc tầm phào,
Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.
Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
Ghét đời U, Lệ đa đoan,
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
Ghét đời Ngũ bá phân vân,
Chuộng bề dối trá, làm dân nhọc nhằn.
Ghét đời Thúc quý phân băng,
Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân.
Thương là thương đức thánh nhân,
Khi nơi Tống, Vệ, lúc Trần, lúc Khuông.
Thương thầy Nhan Tử dở dang,
Ba mươi mốt tuổi, tách đàng công danh.
Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt đã đành phôi pha.
Thương thầy Đồng Tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.
Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa.
Thương thầy Liêm, Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.
(Theo Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, NXB Văn học, Hà Nội, 1971)
1.2. Bài giảng Lẽ ghét thương
Lẽ ghét thương là một đoạn trích từ Truyện Lục Vân Tiên của nhà thơ mù yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Đoạn trích nêu lên sự rạch ròi giữa tư tưởng ghét và thương của tác giả thông qua cuộc trò chuyện của ông Quán và mấy nho sĩ trẻ. Bài giảng Lẽ ghét thương được trình bày gồm ba ý lớn: lẽ "ghét", lẽ "thương" và mối quan hệ khăng khít giữa chúng. Chi tiết bài giảng, các em có thể tham khảo tại đây: Bài giảng Lẽ ghét thương.
2. Bài soạn Lẽ ghét thương
2.1. Bài soạn tóm tắt
Lẽ ghét thương là một đoạn thơ trích từ Truyện Lục Vân của Nguyễn Đình Chiểu- một tác phẩm lớn của văn học Việt Nam. Đoạn trích bàn về những lẽ ghét - thương của ông Quán thông qua kinh sử. Với hệ thống bài soạn được Học247 biên soạn dựa trên hệ thống các câu hỏi trong SGK ở hai chương trình chuẩn và nâng cao, các em sẽ dễ dàng nắm được những nội dung kiến thức cần đạt. Chi tiết bài soạn, các em có thể tham khảo tại đây: Bài soạn Lẽ ghét thương tóm tắt.
2.2. Bài soạn chi tiết
3. Bài văn mẫu Lẽ ghét thương
3.1. Phân tích đoạn trích
Đề bài: Phân tích đoạn trích Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu
Đoạn trích Lẽ ghét thương được trích từ câu thơ 473 đến 504 trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Đoạn trích nêu lên tư tưởng ghét – thương của tác giả được gửi gắm qua lời của ông Quán. Để có thể lập được dàn ý chi tiết và viết một bài văn hoàn chỉnh phân tích đoạn trích này, các em có thể tham khảo bài văn mẫu ở đây: Phân tích đoạn trích Lẽ ghét thương.
3.2. Cảm nhận về đoạn trích
Đề bài: Cảm nhận về đoạn trích Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu
Đoạn trích Lẽ ghét thương nói về cuộc trò chuyện giữa nhân vật ông Quán với bốn nho sĩ trẻ tuổi. Thông qua cuộc đối thoại đó, ta hiểu được tư tưởng ghét hôn quân, bạo chúa, thương người hiền tài của Nguyễn Đình Chiểu thông qua lời ông Quán. Với bài soạn văn mẫu bao gồm ba phần: sơ đồ tư duy, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu, các em sẽ có thêm một tư liệu để tham khảo. Chi tiết bài soạn văn mẫu, các em tham khảo tại đây: Cảm nhận về đoạn trích Lẽ ghét thương.
>>> Bài soạn tiếp theo: Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----