YOMEDIA

Cảm nhận về đoạn trích Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu

Tải về
 
NONE

Học247 mời các em tham khảo tài liệu Cảm nhận về đoạn trích Lẽ ghét thương để nâng cao kĩ năng viết văn cũng như khả năng cảm thụ đoạn trích Lẽ ghét thương trong chương trình Ngữ văn 11. Mong rằng, với tài liệu dưới đây, các em sẽ hiểu sâu sắc hơn về đoạn trích, thấy được tấm lòng yêu nước thương dân của tác giả qua từng vần thơ chân chất, mộc mạc đậm chất  Nam Bộ. Ddể củng cố kiến thức bài học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Lẽ ghét thương.

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy cảm nhận Lẽ ghét thương

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và đoạn trích Lẽ ghét thương
  • Dẫn dắt vào vấn đề: cảm nhận về đoạn trích Lẽ ghét thương

b. Thân bài

  • Khái quát chung:
    • Truyện thơ Lục Vân tiên
      • Ca ngợi tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: Tình nghĩa cha con, vợ chồng, bạn bè, lòng yêu thương sẵn sàng cưu mang đùm bọc những người gặp cơn hoạn nạn, thấm đẫm tình cảm tương thân tương ái
      • Đề cao tinh thần nghĩa hiệp và thể hiện khát vọng của tác giả và nhân dân hướng về những điều tốt đẹp và lẽ công bằng trong cuộc đời: Chính nghĩa thắng gian tà
    • Vị trí đoạn trích: nằm ở phần đầu của truyện thơ Lục Vân Tiên từ câu 473 đến câu 504
    • Nội dung: kẻ lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và bốn chàng nho sinh (Vân tiên, Tử trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm) trong quán rượu trước lúc họ vào trường thi
  • Cảm nhận
    • Mười câu thơ nói vê lẽ ghét
      • Điệp từ “ghét” và nghệ thuật tăng cấp đã diễn tả độ sâu tận cùng của sự ghét thể hiện rõ tấm lòng căm thù cao độ, sâu cay những kẻ làm tổn hại đến cuộc sống, hạnh phúc của nhân dân
      • Những điều ông Quán ghét đều có điểm chung là chính sự suy tàn, vua chúa đắm say tửu sắc không chăm lo đời sống nhân dân, nhân dân phải sống trong cảnh lầm than:
        • Đời Kiệt, Trụ thì hoang dâm vô độ
        • Đời U, Lệ thì đa đoan, lắm chuyện rắc rối
        • Đời ngũ bá, thúc quí thì lộn xộn, chia lìa, đổ nát, chiến tranh...
    • Mười sáu câu thơ nói về lẽ thương
      • Bộc lộ lòng cảm thương sâu sắc với những bậc hiền tài, đức hạnh, những người làm việc giúp dân
      • Tình yêu thương của ông Quán bao la rộng lớn, và suy cho cùng khởi nguồn của tấm lòng thương yêu ấy là từ lòng thương dân sâu sắc
        • Bộc lộ lòng thương yêu trực tiếp đối với những người có tài cao chí lớn, muốn cứu đời, giúp dân... mà gặp rủi ro bất trắc nên nguyện vọng cứu đời, cứu dân không thực hiện được trọn vẹn. (Khổng Tử)
        • Thương cả những người chết yểu khi công danh còn dang dở (Nhan Uyên)
        • Thương cả những người có khát vọng cao đẹp không gặp may trên đường đời: Gia cát, Đổng Trọng Thư, Đào Nguyên Lượng, Hàn Dũ, Chu Đôn Di, Trình Di, Trình Hạo
      • Ông Quán bộc lộ tình thương đến số phận cay đắng của con người trước những quy luật khắc nghiệt của tạo hóa và xã hội.
      • Phép điệp giúp tác giả diễn tả niềm yêu thương tha thiết, dau dứt và đầy trăn trở….
  • Nhận xét:
    • Cơ sở của lẽ ghét, ghét sâu sắc, mãnh liệt đến tận cùng là tấm lòng thương dân sâu sắc, là đứng trên lập trường của nhân dân, là vì nhân dân
    • Lẽ thương ở đoạn trích là niềm cảm thông sâu sắc tận đáy lòng nhà thơ đối với những bậc hiền tài vì sự nghiệp vì cuộc đời của nhân dân nhưng va vấp phải biết bao sóng gió cuộc đời để rồi dang dở, trăn trở những hoài bão khát vọng vì dân chưa thành.
    • Yêu thương và căm ghét rạch ròi, không mập mờ mà đan cài nối tiếp được tác giả diễn tả một cách sâu sắc, để rồi Nguyễn Đình Chiểu cho ta thấy một cách sâu sắc hơn về điều thương lẽ ghét. Bởi vậy, lẽ thương hay ghét trong đoạn trích chính là tình thương bao la đối với cuộc đời, với sự nghiệp của nhân dân

c. Kết bài

  • Nêu cảm nhận chung, điều mà các em ấn tượng nhất
  • Mở rộng vấn đề bằng liên tưởng và suy nghĩ của cá nhân.

Bài văn mẫu

​Đề bài: Cảm nhận về đoạn trích Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu

Gợi ý làm bài

Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng trên bầu trời văn học trung đại Việt Nam. Các sáng tác của ông đã thể hiện rõ quan điểm nghệ thuật:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà

Đặc biệt vấn đề về đạo đức của con người được nhà thơ quan tâm và thể hiện ở nhiều góc độ. Và Lục Vân Tiên là tác phẩm tiêu biểu cho vấn đề này. Đó là điều cốt lõi, là khát vọng xây dựng mối quan hệ bè bạn giữa người với người. Trong hệ thống nhân vật lí tưởng của tác phẩm, ông Quán là một nhân vật hấp dẫn. Đó là một nhà Nho ở ẩn, thực chất cũng chính là bản thân Đồ Chiểu tự bộc bạch tình cảm của mình trước sự đời.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Thương là thương đức thánh nhân

Kết cho cả hai đoạn là câu nói về cả ghét - thương:

Xem qua kinh sử mấy lần

Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.

Những điệp từ ghét - thương trong các ý nhỏ vừa tách biệt, vừa liên kết các ý đã làm cho đoạn thơ liền mạch, chặt chẽ... tạo nên giọng thơ vừa trang nghiêm, vừa thống thiết xót xa.

Thông qua lời ông Quán, Nguyền Đình Chiểu đã giãi bày tâm huyết của mình về lẽ ghét, tình thương với con người. Lời giãi bày đó thể hiện được quan điểm đạo đức yêu - ghét trước cuộc đời mà xuất phát của tình cảm đó là bởi vì cuộc sống của nhân dân. Bởi vậy có thế khẳng định tư tưởng cốt lõi của đoạn trích là ở tấm lòng yêu thương nhân dân sâu sắc, tha thiết của nhà thơ.

Vừa rồi, Học247 đã giới thiệu cho các em tham khảo tài liệu Cảm nhận về đoạn trích Lẽ ghét thương với sơ đồ tư duy, dàn ý chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, với tài liệu trên, các em đã có thêm nhiều góc nhìn, nhiều kiến thức hay về đoạn trích Lẽ ghét thương.

Hơn nữa, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Lẽ ghét thương và những hướng dẫn soạn bài Lẽ Ghét thương để cảm nhận sâu sắc hơn những ngụ ý mà tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã gởi gắm qua đoạn trích, và hiểu được trong sâu thẳm trong trái tim của tác giả chính là cội nguồn của sự yêu thương nhân dân. Để có thêm tài liệu ôn tập bài học này, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu phân tích đoạn trích Lẽ ghét thương. Chúc các em có thêm tài liệu hay và bổ ích

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON