YOMEDIA

Không gian nghệ thuật trong bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến

Tải về
 
NONE

Không gian nghệ thuật trong bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến là một không gian tĩnh lặng, vắng bóng người. Không gian ấy được hiện lên qua màu sắc: xanh ao, xanh trời, xanh sóng và sắc vàng của chiếc lá rơi xuống mặt ao. Không gian ấy còn được tái hiện qua sự chuyển động, một sự chuyển động rất khẽ của hành động "đớp động dưới chân bèo" của cá. Đây là một trong những luận điểm, luận cứ khi các em tiến hành lập dàn bài và viết bài văn cho dạng đề phân tích không gian nghệ thuật trong bài thơ Câu cá mùa thu. Dưới đây là một bài tổng hợp gồm sơ đồ tóm tắt gợi ý, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu mà Học247 đã biên soạn và tổng hợp, mời các em cùng theo dõi!

ATNETWORK
YOMEDIA

A. SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý

B. DÀN BÀI CHI TIẾT

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu)
    • Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), được Xuân Diệu đánh giá là “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”.
    • Thu điếu nằm trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, là bài thơ ghi lại những cảm nhận tinh tế về cảnh sắc mùa thu ở làng quê Bắc Bộ.
  • Dẫn dắt vấn đề: không gian nghệ thuật trong bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) là không gian tĩnh, vắng người.

2. Thân bài

  • Định nghĩa “Không gian nghệ thuật” là gì?
    • Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó”. Do đó, không gian nghệ thuật trong một văn bản không đơn giản là xác định nơi chốn hay tái hiện những khung cảnh hiện thực mà nó được xây dựng như một kí hiệu đặc biệt để thể hiện tâm trạng của nhân vật hay bộc lộ quan điểm của tác giả về thế giới.
  • Không gian trong văn học Trung đại có một giá trị gắn liền với cảm thức của các thi sĩ.
    • Mô hình không gian trong văn học trung đại mà cụ thể ở đây là bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến được xây dựng theo cách con người cảm thụ là trung tâm, con người ý thức được vị trí của mình trong thế giới tương quan với môi trường xung quanh.
  • Hai câu đề: làm rõ nội dung của tiêu đề bài thơ. Hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp nói đến việc câu cá vào mùa thu: có ao, có mùa thu, có nước trong veo, có chiếc thuyền câu nhỏ.
    • Cảnh thu đã được nhìn từ góc nhìn của một người ngồi câu cá trên ao.
  • Nét riêng của cảnh sắc mùa thu vùng Bắc Bộ
    • Sự dịu nhẹ thanh sơ của cảnh vật:
    • Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt
    • Đường nét chuyển động nhẹ nhàng: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng
    • Hình ảnh bình dị, thân thuộc : ao, thuyền câu, ngõ trúc…

⇒ Đây là cảnh thu đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, ở xứ đồng chiêm trũng. Các chi tiết trong bài đều giàu tính hiện thực, hầu như không vướng chút ước lệ nào, gợi những cảm xúc sâu lắng về quê hương.
⇒ Dưới ngòi bút của tác giả, tất cả các sự vật được nhắc tới đều xứng hợp với nhau: ao thu nhỏ, thuyền câu bé tẻo teo, gió nhẹ - sóng gợn tí, trời xanh – nước trong, khách vắng teo – người câu cá cũng trầm ngâm yên lặng, màu xanh của nước – lá trúc – của bầu trời hòa điệu vào nhau.

  • Từ láy được sử dụng nhiều, có tác dụng gợi vẻ giản dị cho bài thơ đồng thời giúp tăng nhạc tính.
    • Từ láy vừa mô phỏng dáng dấp, động thái của sự vật làm cho sự vật sống động thêm, thể hiện được sự biến đổi tinh vi trong cảm xúc chủ quan của chủ thể trữ tình.
    • Vần “eo” được sử dụng nhiều, tạo ra cảm giác cái nhìn của chủ thể trữ tình càng ngày càng thu hẹp lại trong trạng thái mơ màng.
  • Không gian trong Câu cá mùa thu: tĩnh lặng, phảng phất buồn
    • Miêu tả trực tiếp: "Ngõ trúc quanh co khách vắng teo" ⇒ “vắng teo” tức là vắng tuyệt đối, không bóng người.
    • Miêu tả gián tiếp: nước “trong veo”, sóng “gợn tí”, mây “lơ lửng”, lá “khẽ đưa vèo”. Các hình ảnh được miêu tả trong trạng thái ngừng chuyển động hoặc chuyển động rất nhẹ, rất khẽ làm nổi bật sự tĩnh lặng.
    • Từ “đâu” gợi sự mơ hồ, không xác định.
    • Trong không gian ấy, chỉ có duy nhất một tiếng động của cá “đớp động dưới chân bèo”. Âm thanh ấy không làm mất đi sự yên ắng đến rợn ngợp mà nó càng làm tăng sự yên ắng và tĩnh mịch của cảnh vật hơn. ⇒ Đây là thủ pháp lấy động để tả tĩnh rất quen thuộc trong thơ cổ phương Đông.

⇒ Không gian trong bài thơ Thu điếu là không gian nhàn tản thoát tục, tức không gian gợi lên cuộc sống bình dị thanh nhàn của con người trong thế giới tự nhiên.

⇒ Không gian góp phần diễn tả tâm trạng của chủ thể trữ tình. Bài thơ nói đến việc câu cá nhưng thực ra nhà thơ không tập trung vào việc đó. Câu cá chỉ là một trong những thú nhàn của nho sĩ. Cõi lòng nhà thơ đã hòa vào trời thu, cảnh thu. Cái tĩnh lặng như sự tĩnh lặng trong tâm hồn thi nhân, khiến ta cảm nhận có nỗi cô đơn, uẩn khúc trong lòng ông. Cảnh thanh vắng, người thanh nhàn trong khi bản thân ông là người mang nặng hoài bão “trí quân trạch dân” mà không hiện thực được. Tâm sự u uất, buồn bã len vào lúc ngắm cảnh là điều dễ cảm nhận được.

3. Kết bài

  • Nêu tóm lược: không gian nghệ thuật trong bài thơ Thu điếu là một không gian tĩnh lặng, gợn buồn.
  • Gợi mở vấn đề

C. BÀI VĂN MẪU

Đề bài: Không gian nghệ thuật trong bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến.

Gợi ý làm bài:

Mùa thu vốn là một chủ đề quen thuộc trong thơ ca Việt Nam. Thu thường mang đến cho thi sĩ một nỗi buồn man mác, gợi nhớ hay nuối tiếc về một cái gì đó xa xôi, đầy bí ẩn. Dường như không ai vô tình mà không nói đến cảnh thu, tình thu khi đã là thi sĩ! Đến với Nguyễn Khuyến, chúng ta sẽ thấy được điều đó. Cảnh mùa thu trong thơ ông không phải là mùa thu ở bất cứ miền nào, thời nào, mà là mùa thu ở quê ông, vùng đồng chiêm trũng Bắc Bộ lúc bấy giờ. Chỉ với bầu trời “xanh ngắt” (Thu vịnh), với cái nước “trong veo” của ao cá (Thu điếu) và cái “lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, làn ao lóng lánh bóng trăng loe” (Thu ẩm). Nguyễn Khuyến đã làm say đắm lòng bao thế hệ! Khi nhận xét về bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu có viết: “Bài thơ Thu vịnh là có thần hơn hết, nhưng ta vẫn phải nhận bài Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. Vậy ta thử tìm hiểu xem thế nào mà “Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”? Không gian thu ấy có gì mà đặc biệt, có thể làm ngỡ ngàng độc giả đến vậy?

----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến----

Hai câu thơ kết thúc đã góp phần bộc lộ đôi nét về chân dung tác giả. Tôi nhớ không lầm dường như đã có tài liệu cho rằng: “tựa gối, ôm cần lâu chẳng được”, “ôm” chứ không phải là “buông”. Theo Việt Nam tự điển thì “buông” hay hơn, phù hợp với tính cách của nhà thơ hơn. Trong những ngày từ quan lui về ở ẩn, câu cá mùa thu, đó là thú vui của nhà thơ nơi làng quê để tiêu khiển trong công việc, để hoà mình vào thiên nhiên, mà quên đi những bận lòng với nước non, cho tâm hồn thanh thản. “Buông”: thả lỏng, đi câu không cốt để kiếm cái ăn (hiểu theo đúng nghĩa của nó), mà để giải trí, cho nên “ôm” không phù hợp với hoàn cảnh. Từ “buông” mang đến cho câu thơ hiệu quả nghệ thuật cao hơn.

Tóm lại, qua Thu điếu, ta phần nào thấy được tấm lòng của nhà thơ đối với thiên nhiên, đối với cuộc sống: chỉ có những ao nhỏ, những “ngõ trúc quanh co”, màu xanh của bầu trời, cũng đã làm say đắm lòng người. Thì ra mùa thu ở thôn quê chẳng có gì là xa lạ, mùa thu ở thôn quê chính là cái hồn của cuộc sống, cái duyên của nông thôn. Câu cuối này là thú vị nhất, vừa gợi được cảm giác, vừa biểu hiện đựơc cuộc sống ngây thơ nhất với sự việc sử dụng những âm thanh rất trong trẻo có tính chất vang ngân của những cặp vần, đã chiếm được cảm tình của độc giả, đã đọc qua một lần thì khó mà quên được.

Trên đây là sơ đồ tóm tắt gợi ý, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu của đề bài Không gian nghệ thuật trong bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến. Ngoài ra, các em cũng có thể tham khảo các bài văn mẫu khác tại đây:  Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến qua câu cá mùa thu.

 

----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON