YOMEDIA

Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính tự sự

Tải về
 
NONE

Bài văn mẫu Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính tự sự dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn kể chuyện hay và sáng tạo nhất. Đồng thời, bài văn mẫu này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Mời các em cùng tham khảo nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong truyện cổ tích mà em đã học

ADSENSE

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

- Giới thiệu (tưởng tượng) về câu chuyện mà em định kể (Lượm hay Đêm nay Bác không ngủ).

- Gợi ý: Năm ấy, Bác Hồ trực tiếp ra mật trận chỉ huy và theo dõi cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. Bác cũng cùng ban chỉ huy trận đánh áp sát chiến trường để chỉ đạo các trận đánh. Tôi là một chiến sĩ trong đội bảo vệ Bác tại chiến dịch.

b. Thân bài:

- Kể lần lượt các chi tiết, các sự kiện diễn ra trong câu chuyện

+ Một đêm nọ, ngoài trời thì mưa lâm thâm. Bác cháu tôi nghỉ lại trong một cái lán nhỏ vách nứa, mái lá xơ xác ở giữa rừng. Sau một ngày hành quân vất vả, giấc ngủ đến với tôi thật nhanh và thật say. Chợt tỉnh giấc. tôi chợt thấy có bóng người lặng lẽ ngồi bên bếp lửa. Nhìn kỹ lại, tôi vô cùng sửng sốt: Bác Hồ!

+ Lửa cháy rừng rực và Bác Hồ ngồi đó im lặng, trầm ngâm. Gương mặt Người tĩnh lặng, đôi mắt nhìn sâu vào bếp lửa, chòm râu im phăng phắc… Tôi bàng hoàng như trong một giấc mơ kì lạ, hình ảnh Bác như đang được tạc vào đêm…

- Suy nghĩ của người kể về con người Lượm hoặc về Hồ Chí Minh.

c. Kết bài:

- Cảm nhận về tác phẩm được kể.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy viết bài văn kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính tự sự.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

Hồi ấy phong trào nhân dân yêu nước ở Huế lên cao và bị thực dân Pháp dìm trong bể máu. Tôi được lệnh của mặt trận cách mạng về Hà Nội. Tình cờ đến Hàng Bè, tôi gặp một chú bé giao liên tên là Lượm.

Dáng người của chú bé thì loắt choắt, đeo một cái xắc nho nhỏ, xinh xinh. Đầu đội nón ca lô lệch sang một bên. Lượm cứ thế đi như chạy, đi như nhảy nhót trên hè, đôi chân sao cứ tung tăng mà tôi chạy theo cũng mệt. Thỉnh thoảng, Lượm quay lại nhìn tôi cười, huýt sáo một bài đồng dao vang một góc phố.

Rồi Lượm cũng dừng lại trước một quán nước nhỏ, thì ra chú bé cũng muốn nghỉ chân. Tôi đến nơi, thở hổn hển, hai chú cháu ngồi uống nước trà xanh. Lượm nói xa xa như người lớn:

- Ở đây vắng và mát chú ạ!

Nghe vậy, tôi thầm phục chú bé có kinh nghiệm, kín đáo. Chờ bà hàng vào trong đun nước, tôi hỏi thăm đời sống của Lượm chú bé bảo:

- Nhà cháu nghèo lắm, ở ngoại thành Hà Nội, cha cháu bị Tây bắn. Mẹ cháu nuôi hai con nhỏ. Cháu thù chúng nó. Đi làm công tác này để rửa hận cho cha, giúp ích cho nước. Ở đồn Mang Cá cháo còn thích hơn ở nhà.

Đến lúc phải tạm biệt, Lượm giơ tay lên chào. Rồi nheo mắt cười híp mí. Má Lượm đỏ sẫm như trái bồ quân. Đôi chân nhí nhảnh lại tung tăng, miệng lại véo von huýt sáo, chiếc ca lô lệch vẫn vắt vẻo, tung tẩy theo bước chân.

Công việc cách mạng ngày càng khẩn trương, cấp bách. Bỗng một ngày nọ, tôi nghe được tin về Lượm. Chú bé liên lạc nhỏ đã dũng cảm hy sinh. Hôm ấy cũng như mọi hôm, Lượm bỏ thư vào bao, chuẩn bị chuyến công tác đặc biệt. Nhưng Lượm nôn nóng, vì trong ấy có một lá thư “thượng khẩn” cháu đã xếp riêng bỏ trong túi quần. Con đường đưa thư lại băng qua cánh đồng vắng. Một bên là một đồn gác nhỏ của giặc. Bên kia là căn cứ bí mật của cách mạng. Nhưng nghĩ đến lá thư thượng khẩn, Lượm không sợ chi hiểm nghèo. Em cứ băng qua đồng lúa, vừa đi vừa huýt sáo. Thỉnh thoảng, dừng lại lấy mũ ca lô chụp bướm, chuồn chuồn, giả vờ che mắt giặc. Ca lô chú bé cứ nhấp nhô, nhấp nhô.

Nhưng chúng không tha! “Đùng”! Viên đạn vô tình xuyên qua lồng ngực. Lượm ngã xuống cánh đồng. Lúc ấy Lượm chỉ còn cách căn cứ hai mươi mét. Để cứu em và để bảo mật thư từ, quân cách mạng phải lộ mặt nổ súng tấn công, hạ đồn giặc Pháp. Lúc đến cạnh bên chú bé, các chiến sĩ lặng nhìn. Em nằm trên lúa, cánh tay nắm một nhánh đòng đòng, đôi mắt nhắm nghiền như chìm trong giấc ngủ say.

Hình ảnh chú bé nhỏ vẫn còn in đậm trong tâm trí tôi. Phải chăng Lượm đã trở về chiếc nôi êm ái, một chiếc nôi thơm tho mùi lúa, báo hiệu một mùa vàng thắng lợi của quê hương?

3.2. Bài văn mẫu số 2

Bác Hồ là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cả cuộc đời người đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc. Những câu chuyện về Người đến nay vẫn còn được kể lại. Đặc biệt là câu chuyện trong một lần hành quân tại Việt Bắc.

Đêm đó tại núi rừng Việt Bắc, trời mưa lâm thâm, dưới mái lều tranh xơ xác. Anh đội viên thức dậy thì thấy Bác vẫn ngồi đó. Anh thầm nghĩ cả ngày hành quân vất vả, đêm đến là lúc mọi người cần ngủ để đủ sức mai tiếp tục hành quân. Ấy vậy mà, Bác vẫn còn ngồi đó. Hình ảnh Bác hiện lên bên bếp lửa hồng với vẻ mặt trầm ngâm. Anh đội viên nhìn Bác mà lại càng thêm yêu thương. Anh khẽ hỏi nhỏ:

- Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi, Bác mau đi nghỉ đi ạ.

Bác khẽ mỉm cười:

- Chú cứ việc ngủ ngon. Bác thức thì mặc bác.

Anh đội viên nghe lời Bác. Rồi anh thấy Bác đi dém chăn cho từng người. Bác nhón chân nhẹ nhàng để các chiến sĩ không giật mình tỉnh giấc. Lần thứ ba thức giấc, anh thấy Bác vẫn còn ngồi đó. Anh kêu lên:

- Bác ơi, trời đã khuya lắm rồi. Bác ơi, mời Bác ngủ!

Bác lại trả lời anh:

- Chú cứ việc ngủ ngon. Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng. Bác mong trời sáng thật mau.

Tấm lòng yêu thương của Bác khiến cho anh đội viên cảm thấy thật ấm áp. Sự nồng ấm đó đã xua tan đi cái lạnh giá của cơn mưa ngoài kia. Chính vì sự quan tâm của Bác mà anh đội viên quyết định thức cùng Bác.

Bác không giống như một vị lãnh tụ xa cách, mà vẫn đầy tình cảm yêu thương dành cho chiến sĩ và nhân dân.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF