Mời các em học sinh tham khảo tài liệu Hướng dẫn giải bài tập về dạng hai phân số bằng nhau cấp tiểu học sẽ giúp các em dễ dàng ôn tập lại kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng làm bài tập.
BÀI TẬP HAI PHÂN SỐ BẰNG NHAU
1. Lý thuyết cần nhớ
+ Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho
+ Nếu cả tử số và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác 0 thì sau khi chia ta được một phân số bằng phân số đã cho
2. Bài tập vận dụng về hai phân số bằng nhau
2.1. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cặp phân số bằng nhau trong các cặp phân số dưới đây là:
A. \(\frac{1}{3};\frac{6}{2}\)
B. \(\frac{1}{3};\frac{3}{4}\)
C. \(\frac{1}{2};\frac{2}{4}\)
D. \(\frac{5}{9};\frac{3}{7}\)
Câu 2: Phân số nào dưới đây bằng phân số \(\frac{3}{7}\)
A. \(\frac{21}{7}\)
B. \(\frac{21}{49}\)
C. \(\frac{3}{49}\)
D. \(\frac{20}{50}\)
Câu 3: Phân số nào dưới đây bằng phân số \(\frac{26}{52}\)
A. \(\frac{1}{2}\)
B. \(\frac{1}{3}\)
C. \(\frac{1}{4}\)
D. \(\frac{1}{5}\)
Câu 4: Cặp phân số bằng nhau trong các cặp phân số dưới đây là:
A. \(\frac{7}{9};\frac{49}{63}\)
B. \(\frac{1}{2};\frac{1}{3}\)
C. \(\frac{2}{3};\frac{5}{4}\)
D. \(\frac{17}{24};\frac{15}{35}\)
Câu 5: Phân số có mẫu số bằng 30 và bằng phân số \(\frac{57}{95}\)
A. \(\frac{9}{30}\)
B. \(\frac{15}{30}\)
C. \(\frac{6}{30}\)
D. \(\frac{18}{30}\)
2.2. Bài tập tự luận
Bài 1: Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số dưới đây:
a, \(\frac{1}{2};\frac{2}{4};\frac{5}{8};\frac{4}{8};\frac{9}{10};\frac{3}{6}\)
b, \(\frac{1}{4};\frac{2}{9};\frac{2}{8};\frac{3}{12};\frac{5}{16};\frac{5}{20}\)
c, \(\frac{2}{5};\frac{4}{15};\frac{8}{20};\frac{8}{25};\frac{10}{25};\frac{12}{20}\)
Bài 2:
a, Viết năm phân số bằng phân số \(\frac{5}{7}\)
b, Viết năm phân số bằng phân số \(\frac{4}{9}\)
Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a, \(\frac{2}{3}=\frac{...}{18}\)
b, \(\frac{7}{9}=\frac{49}{...}\)
c, \(\frac{...}{5}=\frac{18}{30}\)
d, \(\frac{...}{3}=\frac{10}{15}\)
e, \(\frac{5}{9}=\frac{...}{45}\)
f, \(\frac{3}{12}=\frac{...}{36}\)
g, \(\frac{6}{8}=\frac{42}{...}\)
h, \(\frac{2}{9}=\frac{...}{63}\)
i, \(\frac{49}{56}=\frac{7}{...}\)
Bài 4: Trong các nhóm hai phân số dưới đây, nhóm nào có hai phân số bằng nhau?
a, \(\frac{5}{6};\frac{15}{24}\)
b, \(\frac{3}{5};\frac{21}{35}\)
c, \(\frac{8}{12};\frac{2}{3}\)
d, \(\frac{3}{3};\frac{90}{90}\)
e, \(\frac{9}{27};\frac{1}{3}\)
f, \(\frac{3}{7};\frac{15}{28}\)
3. Hướng dẫn giải bài tập về hai phân số bằng nhau
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
B |
B |
A |
A |
D |
Bài tập tự luận
Bài 1:
a, \(\frac{1}{2};\frac{2}{4};\frac{4}{8};\frac{3}{6}\)
b, \(\frac{1}{4};\frac{2}{8};\frac{3}{12};\frac{5}{20}\)
c, \(\frac{2}{5};\frac{8}{20};\frac{10}{25}\)
Bài 2:
a, \(\frac{10}{14};\frac{15}{21};\frac{20}{28};\frac{25}{35};\frac{30}{42}\)
b, \(\frac{8}{18};\frac{12}{27};\frac{16}{36};\frac{20}{45};\frac{24}{54}\)
Bài 3:
a, \(\frac{2}{3}=\frac{12}{18}\)
b, \(\frac{7}{9}=\frac{49}{63}\)
c, \(\frac{3}{5}=\frac{18}{30}\)
d, \(\frac{2}{3}=\frac{10}{15}\)
e, \(\frac{5}{9}=\frac{25}{45}\)
f, \(\frac{3}{12}=\frac{9}{36}\)
g, \(\frac{6}{8}=\frac{42}{56}\)
h, \(\frac{2}{9}=\frac{14}{63}\)
i, \(\frac{49}{56}=\frac{7}{8}\)
Bài 4: b, c, d, e
Trên đây là nội dung tài liệu Hướng dẫn giải bài tập về dạng hai phân số bằng nhau cấp tiểu học. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Hướng dẫn giải bài tập nâng cao Phép nhân phân số Toán lớp 4
- Phương pháp giải bài tập Dãy số tự nhiên Toán lớp 4
Chúc các em học tập tốt !
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm