YOMEDIA

Hiện tượng đại dịch ái kỉ trên mạng xã hội hiện nay

Tải về
 
NONE

Đại dịch ái kỉ đang là một vấn nạn của xã hội hiện nay, trở thành một trong những đề tài ra đề trong các kì thi quan trọng. HOC247 xin giới thiệu với các em sơ đồ tư duy, dàn bài chi tiết cũng như là đoạn văn mẫu bàn về vấn nạn này. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy - Đại dịch ái kỉ trong giới trẻ hiện nay

B. Dàn ý chi tiết

1. Mở đoạn

  • Triển khai vấn đề cần nghị luận
    • Sử dụng mạng xã hội là một nhu cầu không thể thiếu trong thời đại công nghệ nhưng sự bùng phát của “đại dịch ích kỉ” do nó mang lại cũng là vấn đề được dư luận đặt ra.

2. Thân đoạn

a. Giải thích, thực trạng

  • Giải thích
    •  “Ái kỉ”: Chỉ căn bệnh tự yêu bản thân mình. Đó được xem là một dạng rối loạn nhân cách khi một người có biểu hiện tự cao, ảo tưởng, thiếu đồng cảm với người khác.
  • Thực trạng
    • Cùng với sự phát triển của internet là hàng loạt các trang mạng xã hội ra đời như twitter, zalo, vaber, facebook… kéo theo trào lưu sống ảo, đăng các thông tin, dòng trạng thái hay ảnh cá nhân để “khoe” với cộng đồng mạng.

b. Nguyên nhân

  • Chứng bệnh này là nguyên nhân của lối sống xa hoa, chú trọng hình ảnh, danh tiếng. Nó là một trong những biểu hiện của lối sống “tôi là trung tâm”.
  • Nó cũng xuất phát từ việc người sử dụng mạng xã hội chưa có những nhận thức đúng đắn, dẫn đến tình trạng lạm dụng.
  • Ngoài ra, do cha mẹ ít có thời gian quan tâm, để ý đến con cái nên không quản lí được thời gian sử dụng mạng xã hội của con cái.

c. Hậu quả

  • Hiện tượng này để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như làm hình thành một thế hệ trẻ tự yêu mình, ít hòa nhập với xã hội.
  • Người nghiện điện thoại hoặc các trang mạng xã hội thường có lối sống, thái độ thiếu đồng cảm với mọi người: thay vì giao tiếp cá nhân, họ chỉ chú ý vào màn hình điện thoại để sống với thế giới ảo của mình.
  • Hơn nữa, hiện tượng này dẫn đến tình trạng con người thiếu khả năng kiểm soát những ham muốn của bản thân nên có những hành động bất thường chỉ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân mình: ăn mặc như nhân vật mình tưởng tượng, mua sắm vật dụng cá nhân đắt tiền để chạy theo phong trào, dễ sa ngã
  • Thậm chí, đây cũng là một tâm lí dẫn đến tỉ lệ tử vong cao.

d. Giải pháp và bài học

  • Mỗi cá nhân cần ý thức được ranh giới giữa thế giới ảo và thực để biết cân bằng cuộc sống.
  • Gia đình, nhà trường và xã hội cần có những biện pháp hỗ trợ giúp đỡ, định hướng cho các thành viên trong cộng đồng, nhất là giới trẻ để mỗi cá nhân có cuộc sống thật lành mạnh, hài hòa với xã hội.

3. Kết đoạn

  • Đây là hiện tượng tiêu cực do mạng xã hội gây ra nên cần ngay lập thức chấn chỉnh, thay đổi để mỗi cá nhân có cuộc sống cân bằng, lành mạnh.

Đoạn văn mẫu

Đề bài: Nhiều chuyên gia cho rằng sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng xã hội đang làm lo ngại về sự bùng phát của “Đại dịch ái kỉ” (bệnh tự yêu mình) mà việc tự chụp ảnh và đếm “like” cho những thông tin của mình trên những trang mạng xã hội chỉ là một biểu hiện. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về hiện tượng được nêu trong ý kiến trên.

Gợi ý làm bài

       Sử dụng mạng xã hội là một nhu cầu không thể thiếu trong thời đại công nghệ nhưng sự bùng phát của “đại dịch ích kỉ” do nó mang lại cũng là vấn đề được dư luận đặt ra. “Ái kỉ” là căn bệnh tự yêu bản thân mình. Đó được xem là một dạng rối loạn nhân cách khi một người có biểu hiện tự cao, ảo tưởng, thiếu đồng cảm với người khác. Hiện nay, cùng với sự phát triển của internet là hàng loạt các trang mạng xã hội ra đời như twitter, zalo, vaber, facebook… kéo theo trào lưu sống ảo, đăng các thông tin, dòng trạng thái hay ảnh cá nhân để “khoe” với cộng đồng mạng. Chứng bệnh này là nguyên nhân của lối sống xa hoa, chú trọng hình ảnh, danh tiếng. Nó là một trong những biểu hiện của lối sống “tôi là trung tâm”. Nó cũng xuất phát từ việc người sử dụng mạng xã hội chưa có những nhận thức đúng đắn, dẫn đến tình trạng lạm dụng. Ngoài ra, do cha mẹ ít có thời gian quan tâm, để ý đến con cái nên không quản lí được thời gian sử dụng mạng xã hội của con cái. Hiện tượng này để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như làm hình thành một thế hệ trẻ tự yêu mình, ít hòa nhập với xã hội. Người nghiện điện thoại hoặc các trang mạng xã hội thường có lối sống, thái độ thiếu đồng cảm với mọi người: Thay vì giao tiếp cá nhân, họ chỉ chú ý vào màn hình điện thoại để sống với thế giới ảo của mình. Hơn nữa, hiện tượng này dẫn đến tình trạng con người thiếu khả năng kiểm soát những ham muốn của bản thân nên có những hành động bất thường chỉ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân mình: Ăn mặc như nhân vật mình tưởng tượng, mua sắm vật dụng cá nhân đắt tiền để chạy theo phong trào, dễ sa ngã. Thậm chí, đây cũng là một tâm lí dẫn đến tỉ lệ tử vong cao. Mỗi cá nhân cần ý thức được ranh giới giữa thế giới ảo và thực để biết cân bằng cuộc sống. Gia đình, nhà trường và xã hội cần có những biện pháp hỗ trợ giúp đỡ, định hướng cho các thành viên trong cộng đồng, nhất là giới trẻ để mỗi cá nhân có cuộc sống thật lành mạnh, hài hòa với xã hội. Đây là hiện tượng tiêu cực do mạng xã hội gây ra nên cần ngay lập thức chấn chỉnh, thay đổi để mỗi cá nhân có cuộc sống cân bằng, lành mạnh.

Trên đây là sơ đồ tư duy, dàn bài chi tiết và một đoạn văn mẫu bàn về "Đại dịch ái kỉ" trong giới trẻ hiện nay. Tài liệu này giúp các em củng cố lại kiến thức cũng như kĩ năng viết bài nghị luận xã hội để có bước chuẩn bị thật tốt và đạt được kết quả thật cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

-- MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF