YOMEDIA

Hãy đóng vai An Dương Vương kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Tải về
 
NONE

Học247 xin gửi đến các em nội dung bài văn mẫu Hãy đóng vai An Dương Vương kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy dưới đây nhằm giúp các em nắm được cốt truyện và có thể phát biểu cảm nghĩ được câu chuyện này. Cùng tham khảo nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài học Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy.

ADSENSE

A. SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý

B. DÀN BÀI CHI TIẾT

I. Mở bài:

- Giới thiệu về chính mình theo nhân vật An Dương Vương và dẫn dắt đến câu truyện

- Ta là An Dương Vương, vị vua của nước Âu Lạc năm nào. Nhớ năm xưa, chuyện ta dựng nước rồi làm mất nước mà đau đớn vô vàn. Đó có lẽ là bài học đắt giá nhất cuộc đời ta, và có lẽ là bài học thấm thía mà bất cứ ai cũng nên ghi khắc trong lòng.

II. Thân bài:

Kể lại các sự kiện theo diễn biến của câu chuyện qua lời kể của nhân vật An Dương Vương:

- Năm đó, sau khi lên ngôi vua, ta bèn nghĩ việc xây dựng một thành lũy kiên cố để bảo vệ đất nước nhưng oái oăm thay khi xây thành hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy.

- Khi nghe mọi người nói rằng vùng đất nơi còn vương vấn những hồn ma của các vị tướng bại trận mà họ không cho ta thuận lợi đắp thành, ta lập đàn trai giới, cầu xin thần linh phù hộ.

- Dường như ông trời đã ở nghe được lời muôn dân khẩn cầu, ngày mồng bảy tháng ba, một cụ già từ phương Đông đứng trước cửa thành mà than rằng: “ Xây dựng thành này bao giờ cho xong được”, lấy làm lạ, ta bèn cho mời cụ vào thành

- Khi biết đây là người trời phái đến giúp sức, ta mừng rỡ đón cụ già vào trong điện, thi lễ hỏi lý do đắp thành mãi không xong thì cụ già trả lời: “ Sẽ có xứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thành mới thành công”, rồi từ biệt ra về.

- Sau đó, trong một lần ta bơi thuyền trên hồ, một con Rùa Vàng bất ngờ nổi lên mặt nước, nói sõi tiếng người, xưng là sứ Thanh Giang, ta mừng rỡ vội vã dùng xe nghênh đón, rước Rùa Vàng vào thành.

- Nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, sau nửa tháng thì thành được xây xong, với hình dạng xoắn ốc, người ta gọi là thành Cổ Loa.

- Rùa Vàng ở với thành ta được ba năm rồi ra về, ta bèn hỏi Rùa Vàng cách ứng phó khi giặc trở lại xâm lược nước mình.

- Trước khi đi, Rùa Vàng tháo vuốt đưa ta, dặn: “ Đem vật này làm lẫy nỏ, nhằm quân giặc mà bắn thì không lo gì nữa”.

- Nghe lời thần Kim Quy, ta ngày lập tức lệnh cho Cao Lỗ - một vị tướng vô cùng tài giỏi - làm nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy và đặt tên là “ Linh quang Kim Quy thần cơ”.

- Chẳng bao lâu sau, quân Triệu Đà cử binh xâm lược nước ta, ta lấy nỏ thần ra bắn, làm quân giặc khiếp sợ và thua trận, chạy về Trâu Sơn đắp luỹ và xin hoà.

- Một thời gian sau, Triệu Đà cầu hôn cho con trai, tỏ ý dùng cuộc hôn nhân giữ mối hoà hiếu cho hai quốc gia.

- Ta cả tin chấp thuận gả con gái xinh đẹp Mị Châu cho Trọng Thuỷ và để cho hắn ở lại cung.

- Nhưng quyết định đó quả thật là sai lầm vì ta đã vô cùng chủ quan không nghĩ đến rằng, con rể lại dụ dỗ Mị Châu cho xem nỏ thần rồi đánh tráo nỏ thần mang về phương Bắc.

- Có được nỏ thần, Triệu Đà mang quân đến đánh, ỷ vào nỏ thần trong tay, ta không hề lộ sợ.

- Nhưng éo le thay, khi ta biết nỏ kia không phải nỏ thần thì quá muộn, giặc đã tiến sát thành, ta phải cùng Mị Châu lên ngựa bỏ chạy về phương Nam.

- Càng chạy thì ta vẫn thấy giặc đuổi theo sau. Đến tới bờ biển, ta biết đó là đường cùng.

- Ta bèn kêu rằng : “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” Rùa Vàng từ dưới nước xuất hiện, thét lớn: “ Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó”.

- Ta bất ngờ quay lại, và không thể tin vào mắt mình khi nhìn thấy đường rải đầy lông ngỗng, đây chính là lí do mà giặc có thể lần theo ta

- Trên tay con gái Mị Châu là áo lông ngỗng, ta hiểu ra chuyện, vô cùng tức giận và đau lòng mà tuốt kiếm chém Mị Châu.

- Mị Châu thấy vậy, bèn khấn với ta: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”

- Dù đau lòng nhưng đứng trước kẻ phản nghịch, tội đồ quốc gia ta không thể tha thứ với cương vị một người đứng đầu đất nước.

- Ta theo Rùa Vàng rẽ nước xuống biển.

- Về sau, ta được nghe rằng khi ấy Mị Châu con ta chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai ăn vào tạo thành hạt châu. Trong Thuỷ đến đó, thấy con ta đã chết, ôm xác về táng ở Loa Thành, xác biến thành ngọc thạch.

- Thì ra khi con gái ta chết, Trọng Thuỷ cũng đau đớn, nhớ mong mà tự tử ở giếng. Nước giếng đó rửa ngọc ở biển Đông thì ngọc vô cùng sáng và đẹp.

III. Kết bài:

- Nêu lên bài học và ý nghĩa từ truyền thuyết.

C. BÀI VĂN MẪU

Đề bài: Em hãy vào vai nhân vật An Dương Vương để kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Gợi ý làm bài:

1. Bài văn mẫu số 1

Trời đã vào thu, cảnh vật dường như tĩnh lặng hơn vì thế lòng người cũng trở nên buồn bã lạ thường. Cảnh làm cho tôi nhớ lại chuyện năm xưa – chuyện mà tôi hằng muốn quên, nhưng cứ mỗi lần nhớ lại làm tôi nhói đau. Chuyện là:

Tôi chính là An Dương Vương – nhà vua nước Âu Lạc trong câu chuyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. Năm ấy, tôi được dân chúng khắp đất nước ngợi ca, ngưỡng mộ vì công lao xây thành Cổ Loa. Chẳng là, ban đầu, vua tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây thành, hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy, khiến tôi rất buồn lòng. Dường như, thần linh thấu hiểu được nỗi lòng mình, nên đã cử Rùa Vàng từ phương Đông đến, tự xưng mình là sứ Thanh Giang, thông tỏ việc trời đất, giúp tôi xây thành. Tôi đã rất mừng rỡ vì được thần giúp. Nửa tháng sau, thành được xây xong. Vì nó có hình xoắn như trôn ốc, nên gọi là Loa Thành, còn gọi là Quý Long Thành, nó cao và uy nghi lắm.

Trước khi Rùa Vàng ra về, có tặng tôi một chiếc vuốt và nói rằng vận nước là do mệnh trời nhưng con người có thể kéo dài thời vận nếu biết tu nhân tích đích, dặn tôi hãy lấy vuốt này để làm một chiếc lẫy, nếu có giặc thì lấy làm vũ khí giết giặc.

Và khi được nghe lời đó, ngày hôm sau ta đứng ngoài cửa đông chờ đợi, và bất ngờ thấy một con Rùa Vàng bỗng nhiên nổi lên mặt nước, nói sõi tiếng người, tự xưng là sứ Thanh Giang, ta mừng rỡ vội vã dùng xe nghênh đón, rước Rùa Vàng vào thành. Cũng chính nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, thành sau nửa tháng thì xong. Ngắm nhìn thành mới mà lòng ta vui sướng. Thành rộng hơn ngàn trượng, xoắn ốc nên ta gọi nó là Loa Thành sừng sững và vững chắc lắm.

Rồi Rùa Vàng ở với thành ta được ba năm rồi ra về. Trước khi ra về thì Rùa Vàng cũng đã bày tỏ lòng thành kính cảm tạ và hỏi thần nếu giặc đến, làm thế nào giữ nước. Rùa Vàng nghe hỏi rồi tháo vuốt đưa ta, dặn đi dặn lại rằng “ Đem vật này làm lẫy nỏ, nhằm quân giặc mà bắn thì không lo gì nữa”.

Vui mừng lắm, khi nghe lời thần, ta đưa Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy và đặt tên là “ Linh quang Kim Quy thần cơ”. Chỉ trong thời gian sau, quân Triệu Đà cử binh xâm lược nước ta, ta lấy nỏ thần ra bắn, làm quân giặc khiếp sợ và thua trận, chạy về Trâu Sơn đắp luỹ và xin hoà. Đất nước thái bình và ta cũng không còn lo lắng gì nhiều nữa.

Cuộc sống cứ thế trôi đi, thanh bình, tôi dường như quên hẳn câu chuyện Rùa vàng cùng sự có mặt của chiếc nỏ thần. Thế nhưng, Triệu Đà đến từ phương Bắc mang quân sang xâm lược nước ta, ta đã dùng cái nỏ ấy tiêu diệt sạch quân giặc. Triệu Đà bèn phải xin hòa

Chẳng bao lâu sau cuộc chiến tranh đó, vua Đà sang xin cầu hôn con gái ta là Mị Châu cho Trọng Thủy – con trai hắn. Ta đã làm một hành động ngu ngốc, đó là gả Mị Châu cho Trọng Thủy, việc mà về sau này người đời gọi là ta gián tiếp bán nước. Ta nào đâu có biết được những âm mưu thâm độc của cha con nhà Triệu Đà.

Trọng Thủy sau khi làm rể ta chẳng được bao lâu thì xin về nước thăm cha. Ta đã đồng ý mà không biết rằng trong thời gian ở Âu Lạc, Trọng Thủy đã lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của Mị Châu con gái ta để xem trộm nỏ thần rồi ngầm làm một cái khác thay vuốt Rùa Vàng. Trọng Thủy về nước mang theo nỏ thần mà không ai hay biết.

Đến một ngày, đó là một ngày bình thường như bao ngày khác. Cha con Triệu Đà cử binh sang đánh nước ta. Lúc ấy, vì nghĩ có nỏ thần, nên ta đã chủ quan, nghĩ rằng mình sẽ thắng quân giặc. Nào ngờ, nỏ thần đã bị đánh cắp. Không còn con đường nào khác, cha con ta đã phải cùng nhau chạy về phương Nam.

Khi càng chạy thì ta vẫn thấy giặc đuổi theo sau. Khi đã bỏ chạy đến tới bờ biển, ta biết đó là đường cùng. Ta không còn cách nào và nhớ ra sứ Thanh Giang bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” Rùa Vàng từ dưới nước xuất hiện, thét lớn cho ta biết rằng: “ Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó”. Lúc này ta bất ngờ quay lại nhìn thấy đường rải đầy lông ngỗng, và trên tay con gái Mị Châu là áo lông ngỗng, ta hiểu ra chuyện và vô cùng tức giận. Không thể chịu được ta tức giận vừa đau lòng mà tuốt kiếm chém Mị Châu. Mị Châu thấy vậy thì cũng khấn với ta: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Cho dù rất đau lòng nhưng là một kẻ phản nghịch, tội đồ quốc gia ta không thể tha thứ với cương vị một người đứng đầu đất nước.

Rồi ta theo Rùa Vàng xuống biển. Mị Châu con ta lúc đó chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai ăn vào tạo thành hạt châu đúng như lời con khấn. Khi con rể Trọng Thuỷ đến đó, thấy con ta đã chết, ôm xác về táng ở Loa Thành, xác biến thành ngọc thạch. Con ta chết, thì Trọng Thuỷ cũng đau đớn, nhớ mong mà tự tử ở giếng. Nước giếng đó rửa ngọc ở biển Đông thì ngọc vô cùng sáng và đẹp điều này minh chứng cho sự ngây thơ và khờ dại của Mị Châu.

Sau này, nhân dân tương truyền rằng. Cha con Triệu Đà lúc ấy đến bờ biển không thấy ta đâu mà chỉ thấy xác Mị Châu. Trọng Thủy vì quá đau lòng mà ôm xác vợ hỏa táng, Mị Châu biến thành ngọc thạch. Kể từ khi mất Mị Châu, Trọng Thủy vô cùng đau buồn nên đã nhảy xuống giếng tự tử. Người đời sau khi mò được ngọc ở biển đông, rửa vào giếng nước ấy thì ngọc trong sáng hơn, đẹp hơn.

2. Bài văn mẫu số 2

Ta xin giới thiệu ta chính là An Dương Vương và cũng là vị vua của nước Âu Lạc năm nào. Ngồi nhớ lại chuyện xưa khi ta dựng nước đã rất khó khăn nhưng khi dựng xong lại không giữ được nước. Với ta đây thực sự là một bài học không bao giờ ta quên vì nó còn để lại trong ta những nỗi đau đến vô vàn.

Ta vẫn còn nhớ như in vào năm đó, sau khi lên ngôi vua, ta bèn nghĩ việc xây thành. Nhưng khốn đốn thay biết bao nhiêu, khi ta xây thành ở đất Việt Thường hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy. Ta cũng nghe nói vì đất nơi này còn vương vấn những hồn ma của các vị tướng bại trận trước đây mà họ không cho ta thuận lợi đắp thành. Lúc đó ta lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần và mong muốn có được người hiền tài đến giúp ta việc xây thành. Và quả nhiên vào ngày mồng bảy tháng ba thì ta bỗng thấy một cụ già từ phương Đông đứng trước cửa thành mà than một câu rằng “Xây dựng thành này bao giờ cho xong được”. Khi thấy vậy ta mừng rõ lắm và nhanh chóng đón vào trong điện và hỏi lý do vì sao ta đắp thành mà mãi không được. Lúc đó thì cụ già kia trả lời ta rằng “ Sẽ có xứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thành mới thành công”, rồi từ biệt ra về.

An Dương vương bắt tay ngay vào việc xây thành nhưng ngặt nỗi cứ ngày xây lên đêm lại đổ xuống, mãi không xong. Nhà vua bèn sai các quan lập đàn để cầu đảo bách thần, xỉn thần linh phù trợ. Ngày mồng bảy tháng ba năm ấy, nhà vua bỗng thấy cỏ một cụ già râu tóc bạc phơ, tay chống cây gậy trúc, thong thả từ phía Đông đi tới trước cổng thành, ngửa cổ mà than rằng: “Xây dựng thành này biết bao giờ cho xong được!”. Mừng rỡ, An Dương Vương rước cụ già vào trong điện, kính cẩn hỏi rằng: “Ta đắp thành này đã tốn nhiều công sức mà không được, là cớ làm sao?”. Cụ già thong thả đáp: “Sẽ có sứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thì mới thành công”. Nói xong, cụ già từ biệt ra đi.

Sáng hôm sau, có một con rùa lớn nổi lên mặt nước, tự xưng là sứ Thanh Giang, bảo với An Dương Vương rằng muốn xây được thành thì phải diệt trừ hết lũ yêu quái thường hay quấy nhiễu. Quả nhiên, sau khi Rùa Vàng giúp nhà vua diệt trừ yêu quái thì chỉ khoảng nửa tháng là thành đã xây xong. Thành xây theo hình trôn ốc, rộng hơn ngàn trượng nên gọi là thành Ốc hay Loa Thành. Rùa Vàng ở lại ba năm thì ra đi. Lúc chia tay, An Dương vương cảm tạ nói: “Nhờ ơn Thần mà thành đã xây xong. Nay nếu có giặc ngoài đến thì lấy gì mà chống?”. Rùa Vàng tháo một chiếc vuốt trao cho An Dương Vương, dặn hãy lấy làm lẫy nỏ. Giặc đến, cứ nhằm mà bắn thì sẽ không lo gì nữa. Dứt lời, Rùa Vàng trở về biển Đông. Nhà vua sai một tướng tài là Cao Lỗ chế ra chiếc nỏ lớn lấy vuốt của Rùa Vàng làm lẫy. Đó là nỏ thần Kim Quy.

Một thời gian sau, Triệu Đà đem quân sang xâm lược, vua bèn lấy nỏ thần ra bắn. Quân của Triệu Đà thua to, bèn cầu hòa. Chính nhờ yếu tố thần kì về Rùa Vàng đã giúp An Dương Vương đạt được ý nguyện chính đáng mà cũng phù hợp với ý nguyện của nhân dân, của trời đất.

Chẳng bao lâu sau, Triệu Đà cầu hôn. An Dương Vương gả con gái của mình là Mị Châu cho con trai của Đà là Trọng Thủy. Trọng Thủy lừa Mị Châu cho coi lẫy rời làm một cái khác thay thế cho vuốt Rùa Vàng. Trọng Thủy nói dối Mị Châu để chạy về phương Bắc. Sau khi có được nỏ thần, Triệu Đà đem quân sang xâm chiếm. An Dương Vương chủ quan nên đã bị thất bại. Ta thấy được bi kịch mất nước Âu Lạc là do sự chủ quan của An Dương Vương và Mị Châu. An Dương Vương làm mất nước do chủ quan, khinh địch, mất cảnh giác với kẻ thù. Mị Châu đã mất cảnh giác khi cho Trọng Thủy xem nỏ thần. Mị Châu đã đặt chữ tình, đặt nặng trách nhiệm của một người vợ lên trên quốc gia, dân tộc. Lời kết tội của Rùa Vàng: “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó” đại diện cho công lí, đứng trên quyền lợi của nhân dân, tổ quốc để phán xét hành động vô tình phản quốc của Mị Châu. Khi chém chết Mị Châu, An Dương Vương đã đứng vào quyền lợi của quốc gia, tổ quốc để phán xét Mị Châu.Từ việc mất nước Âu Lạc, ta rút ra được bài học là cần phải biết xử lí đúng đắn mối quan hệ chung va riêng, cá nhân và nhà nước. Mị Châu đã không đặc trách nhiệm lên trên tình cảm để rồi gây ra việc mất nước.

Sau khi giết chết Mị Nương, An Dương Vương đã cầm sừng tê bảy tấc rẽ nước theo Rùa Vàng đi xuống biển. Sự việc này chứng tỏ rằng An Dương Vương không chết trong lòng của nhân dân, có được sự tôn trọng, ủng hộ của nhân dân.

Nhận thấy những chiếc lông ngỗng mà Mị Châu rải trên đường đã giúp dẫn đường cho quân địch và ta đã hiểu rằng chỉ vì sự cả tin của Mị Châu mà nỏ thần bị đánh cắp. Ta hét lớn và vung kiếm chém chết đứa con gái yêu quý. Nước mất nhà tan, quá thất vọng ta đành vung kiếm tự tử nhưng thần Kim Quy cứu mạng bằng cách dùng năng lực rẽ nước giúp ta đi xuống biển.

Ở đời vì quá tin người và mất cảnh giác trước kẻ địch đã khiến cả cơ đồ bị hủy hoại trong phút chốc. Đây là bài học thấm thía mà ta và cả thế hệ mai sau phải khắc ghi.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF