Mời các em học sinh lớp 10 cùng tham khảo tài liệu Hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK Toán 10 nâng cao Chương 6 Bài 1 Góc lượng giác và cung lượng giác do HỌC247 tổng hợp và biên soạn dưới đây. Nội dung tài liệu bao gồm phương pháp giải và đáp án gợi ý được trình bày một cách khoa học và dễ hiểu, giúp các em dễ dàng vận dụng, nâng cao kỹ năng làm bài. Chúc các em học tốt!
Bài 1 trang 190 SGK Toán 10 nâng cao
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?
a) Số đo của cung trong phụ thuộc vào bán kính của nó
b) Độ dài của cung tròn tỉ lệ với số đo của cung tròn
c) Độ dài của cung tròn tỉ lệ với bán kính của nó
d) Nếu Ou, Ov là hai tia đối nhau thì số đo góc lượng giác (Ou; Ov) là (2k + 1)π, k∈Z.
Hướng dẫn giải:
a) Sai
b) Đúng
c) Đúng
d) Đúng
Bài 2 trang 190 SGK Toán 10 nâng cao
Kim phút và kim giờ của đồng hồ lớn nhà bưu điện bờ hồ Hà Nội, theo thứ tự dài 1,75 m và 1,26 m. Hỏi trong 15 phút mũi kim phút vạch nên cung tròn có độ dài là bao nhiêu mét? Cũng câu hỏi đó cho mũi kin giờ.
Hướng dẫn giải:
Trong 15 phút, mũi kim phút vạch cung tròn có số đo \(\frac{\pi }{2}\) rad nên cung đó có độ dài là:
\(\frac{\pi }{2}.1,75 \approx 2,75\left( m \right)\)
Mũi kim giờ vạch cung tròn có số đo \(\frac{\pi }{{24}}\) rad nên cung đó có độ dài:
\(\frac{\pi }{{24}}.1,26 \approx 0,16\left( m \right)\)
Bài 3 trang 190 SGK Toán 10 nâng cao
Điền vào các ô trống trong bảng
Số đo độ | - 600 | - 2400 | 31000 | |||
Số đo radian | \( - \frac{{3\pi }}{4}\) | \( - \frac{{16\pi }}{3}\) | \(\frac{{68\pi }}{5}\) |
Hướng dẫn giải:
Áp dụng công thức \(\frac{\alpha }{\pi } = \frac{a}{{180}}\) (a được tính bằng độ, \(\alpha \) được tính bằng radian)
Ta có bảng sau:
Số đo độ | - 600 | - 2400 | - 1350 | - 9600 | 31000 | 24480 |
Số đo radian | \( - \frac{\pi }{3}\) | \( - \frac{{4\pi }}{3}\) | \( - \frac{{3\pi }}{4}\) | \( - \frac{{16\pi }}{3}\) | \( - \frac{{155\pi }}{9}\) | \(\frac{{68\pi }}{5}\) |
Bài 4 trang 190 SGK Toán 10 nâng cao
a) Đổi số đo độ của các cung tròn sau thành số đo radian (chính xác đến phần nghìn):
21o30' và 75o54'.
b) Đổi số đo radian của các cung tròn sau ra số đo độ: 2,5 (rad) và 2/π (rad) (có thể dùng máy tính bỏ túi).
Hướng dẫn giải:
Câu a:
Ta có:
\(\begin{array}{l}
{21^0}30' = \frac{{21,5\pi }}{{180}} \approx 0,375\left( {rad} \right)\\
{75^0}54' = \frac{{75,9\pi }}{{180}} \approx 1,325\left( {rad} \right)
\end{array}\)
Câu b:
Ta có:
\(\begin{array}{l}
2,5rad = {\left( {\frac{{2,5.180}}{\pi }} \right)^0} \approx {143^0}14'\\
\frac{2}{\pi }rad = \left( {\frac{{\frac{2}{\pi }.180}}{\pi }} \right) \approx {36^0}29'
\end{array}\)
Bài 5 trang 190 SGK Toán 10 nâng cao
Coi kim giờ của đồng hồ là tia Ou, kim phút là tia Ov. Hãy tìm số đo của góc lượng giác (Ou;Ov) khi đồng hồ chỉ 3 giờ, chỉ 4 giờ, chỉ 9 giờ , chỉ 10 giờ.
Hướng dẫn giải:
Số đo lượng giác (Ou, Ov) khi đồng hồ chỉ 3 giờ, chỉ 4 giờ, chỉ 9 giờ, chỉ 10 giờ lần lượt là:
\(\begin{array}{l}
\frac{\pi }{2} + k2\pi \left( {k \in Z} \right);\\
\frac{{2\pi }}{3} + k2\pi \left( {k \in Z} \right);\\
- \frac{\pi }{2} + k2\pi \left( {k \in Z} \right);\\
- \frac{\pi }{3} + k2\pi \left( {k \in Z} \right).
\end{array}\)
Bài 6 trang 190 SGK Toán 10 nâng cao
Chứng minh
a) Hai góc lượng giác có cùng tia đầu và có số đo \(\frac{{10\pi }}{3}\) và \(\frac{{22\pi }}{3}\) thì có cùng tia cuối
b) Hai góc lượng giác có cùng tia đầu và có số đo là 645o và - 435o thì có cùng tia cuối
Hướng dẫn giải:
Hai góc lượng giác có cùng tia đầu và tia cuối khi và chỉ khi hiệu của chính bằng 2kπ hoặc k3600 (k ∈ Z)
Câu a:
Ta có: \(\frac{{22\pi }}{3} - \frac{{10\pi }}{3} = 4\pi = 2.2\pi \)
Vậy ta đã chứng minh được hai góc lượng giác có cùng tia đầu và có số đo \(\frac{{10\pi }}{3}\) và \(\frac{{22\pi }}{3}\) thì có cùng tia cuối
Câu b:
Ta có: \({645^0} - \left( { - {{435}^0}} \right) = {1080^0} = {3.360^0}\)
Vậy ta đã chứng minh được hai góc lượng giác có cùng tia đầu và có số đo là 645o và - 435o thì có cùng tia cuối
Bài 7 trang 190 SGK Toán 10 nâng cao
Tìm số đo ao, -180o < a ≤ 180o của góc lượng giác có cùng tia đầu và tia cuối với góc trên mỗi hình sau:
Hướng dẫn giải:
a) a0 = 1800
b) a0 = - 1200
c) a0 = - 600
d) a0 = - 600
Trên đây là nội dung chi tiết Giải bài tập nâng cao Toán 10 Chương 6 Bài 1 Góc lượng giác và cung lượng giác với hướng dẫn giải chi tiết, rõ ràng, trình bày khoa học. Hoc247 hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 10 học tập thật tốt.
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm