Dưới đây là Hướng dẫn giải bài tập Toán 10 nâng cao Chương 4 Luyện tập (trang 127) được hoc247 biên soạn và tổng hợp, nội dung bám sát theo chương trình SGK Đại số 10 nâng cao giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn tập kiến thức hiệu quả hơn.
Bài 36 trang 127 SGK Toán 10 nâng cao
Giải và biện luận các bất phương trình:
a) mx + 4 > 2x + m2
b) 2mx + 1 ≥ x + 4m2
c) x(m2 - 1) < m4 - 1
d) 2(m+1)x ≤ (m+1)2(x-1)
Hướng dẫn giải:
Câu a:
mx + 4 > 2x+m2 ⇔ (m - 2)x > m2 - 4 (1)
Nếu m = 2, bất phương trình trở thành 0x > 0 nên vô nghiệm
Nếu m > 2, thì (1) ⇔ x > m + 2 hay tập nghiệm là S = (m + 2;+∞)
Nếu m < 2, thì (1) ⇔ x < m + 2 hay tập nghiệm là S = (-∞;m + 2)
Câu b:
2mx + 1 ≥ 4m2 ⇔ x(2m+1) ≥ (2m - 1)(2m + 1) (2)
Nếu \(m = \frac{1}{2}\) thì bất phương trình trở thành 0x ≥ 0 nên nó tập nghiệm là R.
Nếu \(m > \frac{1}{2}\) thì (2) ⇔ x ≥ 2m + 1 hay tập nghiệm của nó là [2m + 1;+∞)
Nếu \(m < \frac{1}{2}\) thì (2) ⇔ x ≤ 2m+1 hay tập nghiệm của nó là (-∞;2m + 1]
Câu c:
x(m2 - 1) < m4 - 1 (3)
Nếu m = 1 hoặc m = - 1, bất phương trình vô nghiệm
Nếu -1 < m < 1 thì (3) ⇔ x > m2 + 1 hay có tập nghiệm là (m2+1;+∞)
Nếu m < - 1 hoặc m > 1 thì (3) ⇔ x < m2+1 hay có tập nghiệm là (-∞;m2+1)
Câu d:
2(m+1)x ≤ (m+1)2(x-1) ⇔ x(m + 1)(m - 1) ≥ (m+1)2 (4)
Nếu m = -1, bất phương trình có nghiệm là R
Nếu m = 1, bất phương trình vô nghiệm
Nếu -1 < m < 1, (4) ⇔ x ≤ \(\frac{{m + 1}}{{m - 1}}\) suy ra tập nghiệm của bất phương trình là \(\left( { - \infty ;\frac{{m + 1}}{{m - 1}}} \right]\)
Nếu m < - 1 hoặc m > 1, (4) ⇔ x ≥ \(\frac{{m + 1}}{{m - 1}}\) suy ra tập nghiệm là \(\left[ {\frac{{m + 1}}{{m - 1}}; + \infty } \right)\)
Bài 37 trang 127 SGK Toán 10 nâng cao
Giải các bất phương trình
a) \(\left( { - \sqrt 3 x + 2} \right)\left( {x + 1} \right)\left( {4x - 5} \right) > 0\)
b) \(\frac{{3 - 2x}}{{\left( {3x - 1} \right)\left( {x - 4} \right)}} < 0\)
c) \(\frac{{ - 3x + 1}}{{2x + 1}} \le - 2\)
d) \(\frac{{x + 2}}{{3x + 1}} \le \frac{{x - 2}}{{2x - 1}}\)
Hướng dẫn giải:
Câu a:
Bảng xét dấu
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là \(S = \left( { - \infty ; - 1} \right) \cup \left( {\frac{2}{{\sqrt 3 }};\frac{5}{4}} \right)\)
Câu b:
Bảng xét dấu
Vậy tập nghiệm là \(S = \left( {\frac{1}{3};\frac{3}{2}} \right) \cup \left( {4; + \infty } \right)\)
Câu c:
Ta có \(\frac{{ - 3x + 1}}{{2x + 1}} \le - 2 \Leftrightarrow \frac{{ - 3x + 1 + 2\left( {2x + 1} \right)}}{{2x + 1}} \le 0 \Leftrightarrow \frac{{x + 3}}{{2x + 1}} \le 0\)
Bảng xét dấu
Vậy tập nghiệm là \(S = \left[ { - 3; - \frac{1}{2}} \right)\)
Câu d:
Ta có
\(\begin{array}{l}
\frac{{x + 2}}{{3x + 1}} \le \frac{{x - 2}}{{2x - 1}}\\
\Leftrightarrow \frac{{\left( {x + 2} \right)\left( {2x - 1} \right) - \left( {x - 2} \right)\left( {3x + 1} \right)}}{{\left( {3x + 1} \right)\left( {2x - 1} \right)}} \le 0\\
\Leftrightarrow \frac{{ - {x^2} + 8x}}{{\left( {3x + 1} \right)\left( {2x - 1} \right)}} \le 0\\
\Leftrightarrow \frac{{x\left( {x - 8} \right)}}{{\left( {3x + 1} \right)\left( {2x - 1} \right)}} \ge 0
\end{array}\)
Bảng xét dấu
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là \(S = \left( { - \infty ; - \frac{1}{3}} \right) \cup \left[ {0;\frac{1}{2}} \right) \cup \left[ {8; + \infty } \right)\)
Bài 38 trang 127 SGK Toán 10 nâng cao
Giải và biện luận các bất phương trình
a) \(\left( {2x - \sqrt 2 } \right)\left( {x - m} \right) > 0\)
b) \(\frac{{\sqrt 3 - x}}{{x - 2m + 1}} \le 0\)
Hướng dẫn giải:
Câu a:
Ta có:
\(\begin{array}{l}
2x - \sqrt 2 = 0 \Leftrightarrow x = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\\
x - m = 0 \Leftrightarrow x = m
\end{array}\)
Với \(m < \frac{{\sqrt 2 }}{2}\), ta có bảng xét dấu:
Suy ra \(S = \left( { - \infty ;m} \right) \cup \left( {\frac{{\sqrt 2 }}{2}; + \infty } \right)\)
Với \(m = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\) bất phương trình trở thành:
\(\left( {2x - \sqrt 2 } \right)\left( {x - \frac{{\sqrt 2 }}{2}} \right) > 0 \Leftrightarrow {\left( {2x - \sqrt 2 } \right)^2} > 0 \Leftrightarrow x \ne \frac{{\sqrt 2 }}{2}\)
Suy ra \(S = R\backslash \left\{ {\frac{{\sqrt 2 }}{2}} \right\}\)
Với \(m > \frac{{\sqrt 2 }}{2}\), ta có bảng xét dấu:
Suy ra \(S = \left( { - \infty ;\frac{{\sqrt 2 }}{2}} \right) \cup \left( {m; + \infty } \right)\)
Câu b:
Ta có:
\(\begin{array}{l}
\sqrt 3 - x = 0 \Leftrightarrow x = \sqrt 3 \\
x - 2m + 1 = 0 \Leftrightarrow x = 2m - 1
\end{array}\)
Với \(2m - 1 < \sqrt 3 \Leftrightarrow m < \frac{{\sqrt 3 + 1}}{2}\), ta có bảng xét dấu:
Suy ra \(S = \left( { - \infty ;2m - 1} \right) \cup \left[ {\sqrt 3 ; + \infty } \right)\)
Với \(2m - 1 = \sqrt 3 \Leftrightarrow m = \frac{{\sqrt 3 + 1}}{2}\), bất phương trình trở thành:
\(\frac{{\sqrt 3 - x}}{{x - \sqrt 3 }} \le 0\)
Bảng xét dấu
Với \(2m - 1 > \sqrt 3 \Leftrightarrow m > \frac{{\sqrt 3 + 1}}{2}\), ta có bảng xét dấu:
Vậy tập nghiệm là \(S = \left( { - \infty ;\sqrt 3 } \right) \cup \left( {2m - 1; + \infty } \right)\)
Bài 39 trang 127 SGK Toán 10 nâng cao
Tìm nghiệm nguyên của mỗi hệ bất phương trình sau:
a) \(\left\{ \begin{array}{l}
6x + \frac{5}{7} > 4x + 7\\
\frac{{8x + 3}}{2} < 2x + 25
\end{array} \right.\)
b) \(\left\{ \begin{array}{l}
15x - 2 > 2x + \frac{1}{3}\\
2\left( {x - 4} \right) < \frac{{3x - 14}}{2}
\end{array} \right.\)
Hướng dẫn giải:
Câu a:
\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
6x + \frac{5}{7} > 4x + 7\\
\frac{{8x + 3}}{2} < 2x + 25
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
42x + 5 < 28x + 49\\
8x + 3 < 4x + 50
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
14x > 44\\
4x < 47
\end{array} \right. \Leftrightarrow \frac{{44}}{{14}} < x < \frac{{47}}{4}
\end{array}\)
Vì x ∈ Z nên x ∈ {4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11}
Vậy tập nghiệm của hệ là : {4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11}
Câu b:
\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
15x - 2 > 2x + \frac{1}{3}\\
2\left( {x - 4} \right) < \frac{{3x - 14}}{2}
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
45x - 6 > 6x + 1\\
4x - 16 < 3x - 14
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
39x > 7\\
x < 2
\end{array} \right. \Leftrightarrow \frac{7}{{39}} < x < 2
\end{array}\)
Vì x ∈ Z nên x = 1
Vậy tập nghiệm của hệ là {1}
Bài 40 trang 127 SGK Toán 10 nâng cao
Giải phương trình và bất phương trình
a) \(\left| {x + 1} \right| + \left| {x - 1} \right| =4\,\,\, (1) \)
b) \(\frac{{\left| {2x - 1} \right|}}{{\left( {x + 1} \right)\left( {x - 2} \right)}} > \frac{1}{2}\)
Hướng dẫn giải:
Câu a:
Bảng xét dấu
Với x < - 1, ta có \(\left( 1 \right) \Leftrightarrow - x - 1 - x + 1 = 4 \Leftrightarrow x = - 2\) (nhận)
Với \( - 1 \le x \le 1\), ta có \(\left( 1 \right) \Leftrightarrow x + 1 - x + 1 = 4 \Leftrightarrow 0x = 2\) (vô nghiệm)
Với x > 1, ta có \(\left( 1 \right) \Leftrightarrow x + 1 + x - 1 = 4 \Leftrightarrow x = 2\) (nhận)
Vậy S = {- 2;2}
Câu b:
Nếu thì bất phương trình trở thành:
\(\begin{array}{l}
\frac{{ - 2x + 1}}{{\left( {x + 1} \right)\left( {x - 2} \right)}} > \frac{1}{2}\\
\Leftrightarrow \frac{{2\left( { - 2x + 1} \right) - \left( {x + 1} \right)\left( {x - 2} \right)}}{{2\left( {x + 1} \right)\left( {x - 2} \right)}} > 0\\
\Leftrightarrow \frac{{ - {x^2} - 3x + 4}}{{2\left( {x + 1} \right)\left( {x - 2} \right)}} > 0\\
\Leftrightarrow \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 4} \right)}}{{2\left( {x + 1} \right)\left( {x - 2} \right)}} < 0
\end{array}\)
Bảng xét dấu
Suy ra tập nghiệm \(S_1 = \left( { - 4; - 1} \right)\)
Nếu \(x > \frac{1}{2}\) thi bất phương trình trở thành:
\(\begin{array}{l}
\frac{{2x - 1}}{{\left( {x + 1} \right)\left( {x - 2} \right)}} > \frac{1}{2}\\
\Leftrightarrow \frac{{2\left( {2x - 1} \right) - \left( {x + 1} \right)\left( {x - 2} \right)}}{{2\left( {x + 1} \right)\left( {x - 2} \right)}} > 0\\
\Leftrightarrow \frac{{x\left( {x - 5} \right)}}{{2\left( {x + 1} \right)\left( {x - 2} \right)}} < 0
\end{array}\)
Bảng xét dấu
Suy ra tập nghiệm \(S_2=(2;5)\)
Vậy tập nghiệm của bất phương trình đã cho là \(S = {S_1} \cup {S_2} = \left( { - 4; - 1} \right) \cup \left( {2;5} \right)\)
Bài 41 trang 127 SGK Toán 10 nâng cao
Giải và biện luận bất phương trình
a) \(\left\{ \begin{array}{l}
\left( {x - \sqrt 5 } \right)\left( {\sqrt 7 - 2x} \right) > 0\,\,\,(1)\\
x - m \le 0\,\,\,(2)
\end{array} \right.\)
b) \(\left\{ \begin{array}{l}
\frac{2}{{x - 1}} < \frac{5}{{2x - 1}}\,\,\,(1)\\
x - m \ge 0\,\,\,(2)
\end{array} \right.\)
Hướng dẫn giải:
Câu a:
Giải (1):
Bảng xét dấu
Suy ra \({S_1} = \left( {\frac{{\sqrt 7 }}{2};\sqrt 5 } \right)\)
Ta có \(\left( 2 \right) \Leftrightarrow x \le m\), suy ra \({S_2} = \left( { - \infty ;m} \right]\)
Do đó:
Nếu \(m \le \frac{{\sqrt 7 }}{2}\) thì tập nghiệm là \(S = {S_1} \cap {S_2} = \emptyset \)
Nếu \(\frac{{\sqrt 7 }}{2} \le m < \sqrt 5 \) thì tập nghiệm là \(S = {S_1} \cap {S_2} = \left( {\frac{{\sqrt 7 }}{2};m} \right)\)
Nếu \(m \ge \sqrt 5 \) thfi tập nghiệm là \(S = {S_1} \cap {S_2} = \left( {\frac{{\sqrt 7 }}{5};\sqrt 5 } \right)\)
Câu b:
\(\begin{array}{l}
\frac{2}{{x - 1}} < \frac{5}{{2x - 1}} \Leftrightarrow \frac{{2\left( {2x - 1} \right) - 5\left( {x - 1} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {2x - 1} \right)}} < 0\\
\Leftrightarrow \frac{{x - 3}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {2x - 1} \right)}} > 0
\end{array}\)
Bằng cách lập bảng xét dấu, ta có tập nghiệm của (1) là \({S_1} = \left( {\frac{1}{2};1} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)\)
Ta lại có \(\left( 2 \right) \Leftrightarrow x \ge m\), suy ra (2) có tập nghiệm là \({S_2}=\left[ {m; + \infty } \right)\)
Do đó:
Nếu \(x \le \frac{1}{2}\) thì tập nghiệm là \(S = {S_1} \cap {S_2} = \left( {\frac{1}{2};1} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)\)
Nếu \(\frac{1}{2} < m < 1\) thì tập nghiệm là \(S = {S_1} \cap {S_2} = \left[ {m;1} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)\)
Nếu \(1 \le m \le 3\) thì tập nghiệm là \(S = \left( {3; + \infty } \right)\)
Nếu m > 3 thì tập nghiệm là \(S = \left[ {m; + \infty } \right)\)
Trên đây là nội dung chi tiết Giải bài tập nâng cao Toán 10 Chương 4 Luyện tập (trang 127) với hướng dẫn giải chi tiết, rõ ràng, trình bày khoa học. Hoc247 hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 10 học tập thật tốt.
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm