YOMEDIA

Giải Toán 10 SGK nâng cao Chương 4 Bài 6 Dấu của tam thức bậc hai

 
NONE

Mời các em học sinh lớp 10 cùng tham khảo tài liệu Hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK Toán 10 nâng cao Chương 4 Bài 6 Dấu của tam thức bậc hai do HỌC247 tổng hợp và biên soạn dưới đây. Nội dung tài liệu bao gồm phương pháp giải và đáp án gợi ý được trình bày một cách khoa học và dễ hiểu, giúp các em dễ dàng vận dụng, nâng cao kỹ năng làm bài. Chúc các em học tốt!

ATNETWORK

Bài 49 trang 140 SGK Toán 10 nâng cao

Xét dấu các tam thức bậc hai sau:

a) 3x2 - 2x + 1

b) - x2 + 4x – 1

c) \({x^2} - \sqrt 3 x + \frac{3}{4}\)

d) \(\left( {1 - \sqrt 2 } \right){x^2} - 2x + 1 + \sqrt 2 \)

Hướng dẫn giải:

Câu a:

Ta có:

a = 3 > 0

Δ’ = 1 – 3 = - 2 < 0

⇒ 3x2 – 2x + 1 > 0, ∀x  ∈ R

Câu b:

Đặt f(x) = - x2 + 4x – 1

Ta có:

a = -1 < 0

Δ’ = 4 – 1 = 3 > 0

Tam thức - x2 + 4x – 1 có hai nghiệm phân biệt \(x = 2 \pm \sqrt 3 \)

Bảng xét dấu

                     

Vậy f(x) > 0 với mọi \(x \in \left( {2 - \sqrt 3 ;2 + \sqrt 3 } \right)\)

f(x) < 0 với mọi \(x \in \left( { - \infty ;2 - \sqrt 3 } \right) \cup \left( {2 + \sqrt 3 ; + \infty } \right)\)

Câu c:

Ta có:

a = 1 > 0

Δ = 3 – 3 = 0

 \({x^2} - \sqrt 3 x + \frac{3}{4}\) có nghiệm kép là \(x = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\)

Suy ra \({x^2} - \sqrt 3 x + \frac{3}{4} > 0,\forall x \ne \frac{{\sqrt 3 }}{2}\)

Câu d:

Đặt f(x) = \(\left( {1 - \sqrt 2 } \right){x^2} - 2x + 1 + \sqrt 2 \)

\(\begin{array}{l}
a = 1 - \sqrt 2  < 0\\
\left( {1 - \sqrt 2 } \right){x^2} - 2x + 1 + \sqrt 2  = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 1\\
x =  - 3 - 2\sqrt 2 
\end{array} \right.
\end{array}\)

Bảng xét dấu

Vậy f(x) > 0 với mọi \(x \in \left( { - 3 - 2\sqrt 3 ;1} \right)\)

f(x) < 0 với mọi \(\left( { - \infty ; - 3 - 2\sqrt 3 } \right) \cup \left( {1; + \infty } \right)\)


Bài 50 trang 140 SGK Toán 10 nâng cao

Tìm các giá trị của m để mỗi biểu thức sau luôn dương:

a) (m2+2)x2 - 2(m+1)x + 1

b) (m+2)x2 + 2(m+2)x + m + 3

Hướng dẫn giải:

Câu a:

Vì m2 + 2 > 0 nên (m2+2)x2 - 2(m+1)x + 1 > 0, ∀x ∈ R

⇔ Δ’ = (m + 1)2 – (m2 + 2) < 0 ⇔ 2m – 1 < 0

⇔ \(m < \frac{1}{2}\)

Vậy với \(m < \frac{1}{2}\) thì (m2+2)x2 - 2(m+1)x + 1 > 0, ∀ x ∈ R

Câu b:

  • Với m = - 2 thì \(f\left( x \right) = 1 > 0,\forall x \in R\)
  • Với \(m \ne  - 2\) ta có \(f\left( x \right) > 0,\forall x \in R\)

\(\begin{array}{l}
 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a > 0\\
\Delta ' < 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m + 2 > 0\\
{\left( {m + 2} \right)^2} - \left( {m + 2} \right)\left( {m + 3} \right) < 0
\end{array} \right.\\
 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m >  - 2\\
 - m - 2 < 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow m >  - 2
\end{array}\)

Vậy \(f\left( x \right) > 0,\forall x \in R \Leftrightarrow m \ge  - 2\)


Bài 51 trang 141 SGK Toán 10 nâng cao

Tìm các giá trị của m để mỗi biểu thức sau luôn âm.

a) \( - {x^2} + 2m\sqrt 2 x - 2{m^2} - 1\)

b) \(\left( {m - 2} \right){x^2} - 2\left( {m - 3} \right)x + m - 1\)

Hướng dẫn giải:

Câu a:

Vì a = - 1 < 0 nên:

\(\begin{array}{l}
 - {x^2} + 2m\sqrt 2 x - 2{m^2} - 1 < 0,\forall x \in R\\
 \Leftrightarrow \Delta ' = 2{m^2} - \left( {2{m^2} + 1} \right) < 0\\
 \Leftrightarrow  - 1 < 0\,\,\left( {ld} \right)
\end{array}\)

Vậy với mọi m thì \( - {x^2} + 2m\sqrt 2 x - 2{m^2} - 1 < 0,\forall x \in R\)

Câu b:

Đặt \(f\left( x \right) = \left( {m - 2} \right){x^2} - 2\left( {m - 3} \right)x + m - 1\)

Với m = 2 thì \(f(x) = 2x + 1\) không thỏa mãn điều kiện yêu cầu bài toán.

Với \(m \ne 2\) thì \(f\left( x \right) < 0,\forall x \in R\)

\(\begin{array}{l}
 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a < 0\\
\Delta ' < 0
\end{array} \right.\\
 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m - 2 < 0\\
{\left( {m - 3} \right)^2} - \left( {m - 2} \right)\left( {m - 1} \right) < 0
\end{array} \right.\\
 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m < 2\\
 - 3m + 7 < 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m < 2\\
m > \frac{7}{3}
\end{array} \right.
\end{array}\)

Ta không tìm được m thỏa mãn hệ thức trên.

Vậy không có giá trị m để \(f\left( x \right) < 0,\forall x \in R\)


Bài 52 trang 141 SGK Toán 10 nâng cao

Chứng minh định lý về dấu của tam thức bậc 2.

Hướng dẫn: Với các trường hợp Δ < 0 và Δ = 0, sử dụng hệ thức đã biết:

\(f\left( x \right) = a\left[ {{{\left( {x + \frac{b}{{2a}}} \right)}^2} - \frac{\Delta }{{4{a^2}}}} \right]\)

Hay \(af\left( x \right) = {a^2}\left[ {{{\left( {x + \frac{b}{{2a}}} \right)}^2} - \frac{\Delta }{{4{a^2}}}} \right]\)

Trong trường hợp Δ > 0, sử dụng hệ thức đã biết:

f(x) = a(x – x1)(x – x2) hay af(x) = a2(x – x1)(x – x2)

trong đó x1 và x2 là hai nghiệm của tam thức bậc hai f(x)

Hướng dẫn giải:

Ta có: \(af\left( x \right) = {a^2}\left[ {{{\left( {x + \frac{b}{{2a}}} \right)}^2} - \frac{\Delta }{{4{a^2}}}} \right]\)

  • Nếu Δ < 0 thì af(x) > 0 với mọi x ∈ R, tức f(x) cùng dấu với a với mọi x ∈ R
  • Nếu Δ = 0 thì \(af\left( x \right) = {a^2}{\left( {x + \frac{b}{{2a}}} \right)^2}\) khi đó af(x) > 0 với mọi \(x \ne  - \frac{b}{{2a}}\)
  • Nếu Δ > 0 thì f(x) có hai nghiệm phân biệt x1 và x2 và f(x) = a(x – x1)(x – x2)

Do đó: af(x) = a2(x – x1)(x – x2)

Vậy af(x) có cùng dấu với tích (x – x1)(x – x2).

Dấu của tích này được cho trong bảng sau (x1 < x2)

 

Do đó: af(x) < 0 với mọi x ∈ (x1, x2)

Và af(x) > 0 với mọi x < x1 hoặc x > x2

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON