YOMEDIA

Giải Lý 10 SGK nâng cao Chương 8 Bài 58 Nguyên lí I nhiệt động lực học

 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK Vật lý 10 nâng cao Chương 8 Bài 58 Nguyên lí I nhiệt động lực học nhằm trang bị cho các em học sinh một số dạng bài tập trọng tâm và phương pháp giải trong chương 8 Cơ sở của nhiệt động lực học, giúp các em có thể giải nhanh các bài tập của chương trình nâng cao môn Vật lý 10 và tránh được những nhầm lẫn. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

Bài 1 trang 291 SGK Vật lý 10 nâng cao

Một người có khối lượng 60kg nhảy từ cầu nhảy ở độ cao 5m xuống một bể bơi. Tính độ biến thiên nội năng của nước trong bể bơi. Bỏ qua các hao phí năng lượng thoát ra ngoài khối nước trong bể bơi. Lấy g = 10m/s2

Hướng dẫn giải:

Độ biến thiên nội năng của nước trong bể bơi bằng công của trọng lực:

\(\Delta U = A = m.g.h = 60.5.10 = 3000J\)


Bài 2 trang 291 SGK Vật lý 10 nâng cao

Một cốc nhôm khối lượng 100g chứa 300g nước ở nhiệt độ 20oC. Người ta thả vào cốc nước một chiếc thìa đồng khối lượng 75g vừa rút ra khỏi nồi nước sôi ở 100oC. Xác định nhiệt độ của nước trong cốc khi có sự cân bằng nhiệt. Bỏ qua các hao phí nhiệt ra ngoài. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.độ, của đồng là 380J/kg.độ và của nước là 4,19.103J/kg.độ.

Hướng dẫn giải:

Gọi nhiệt độ của nước trong cốc khi có sự cân bằng nhiệt độ là t.

Nhiệt lượng thìa tỏa ra:

Qtỏa = mđồng.cđồng.(t1 − t) = 0,075.380.(100 − t) = 2850 − 28,5.t (J)

Nhiệt lượng vỏ cốc nhôm và nước thu vào:

Qthu = (mnhôm.cnhôm + mn.cn).(t − 20) = 1345t − 26900 (J)

Phương trình cân bằng nhiệt:

Qtỏa = Qthu 

⇔ 2850 − 28,5.t = 1345.t – 26900

⇔ t = 21,7oC

Vậy nhiệt độ của nước trong cốc khi có sự cân bằng nhiệt độ là 21,7oC.


Bài 3 trang 291 SGK Vật lý 10 nâng cao

Người ta cọ xát một miếng sắt dẹt khối lượng 100g trên một tấm gỗ. Sau một lát thì thấy miếng sắt nóng lên thêm 12oC. Hỏi người ta đã tốn một công là bao nhiêu để thắng ma sát, giả sử rằng 40% công đó được dùng để làm nóng miếng sắt? Cho biết nhiệt dung riêng của sắt là 460J/kg.độ.

Hướng dẫn giải:

Nhiệt lượng sắt nhận được:

\(Q = mc{\rm{\Delta }}t = 0,1.460.12 = 552\left( J \right)\)

Công tốn để thắng lực ma sát:

\(A = \frac{Q}{H} = \frac{{552}}{{40{\rm{\% }}}} = 1380\left( J \right)\)

 

Trên đây là nội dung hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK nâng cao môn Vật lý 10 Chương 8 Bài 58 Nguyên lí I nhiệt động lực học được trình bày rõ ràng, cụ thể với phương pháp ngắn gọn và khoa học. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh lớp 10 học tập thật tốt! 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON