Nằm trong bộ sưu tập đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Toán, HỌC247 xin giới thiệu đến các em Đề thi của sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh lần 1 năm 2017 gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm, có đáp án đi kèm được biên soạn theo cấu trúc của Bộ.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NINH
Mã đề 223 |
KÌ THI KHẢO SÁT LỚP 12 NĂM HỌC 2016-2017 Môn: TOÁN Thời gian làm bài : 90 phút (50 câu trắc nghiệm) |
Câu 1: Đường thẳng nào dưới đây là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = 3 + \frac{1}{{x - 3}}.\)
A. \(y = - 3\) B. \(x = 3\) C. \(x = - 3\) D. \(y = 3\)
Câu 2: Biết rằng đồ thị hàm số \(y = {x^4} - 3{x^2} + 5\) và đường thẳng và đường thẳng y=9 cắt nhau tại hai điểm phân biệt \(A\left( {{x_1};{y_1}} \right),\,B\left( {{x_2};{y_2}} \right)\). Tính \({x_1} + {x_2}.\)
A. \({x_1} + {x_2} = 3\) B. \({x_1} + {x_2} = 0\) C. \({x_1} + {x_2} = 18\) D. \({x_1} + {x_2} = 5\)
Câu 3: Hàm số nào trong bốn hàm số được liệt kê dưới đây không có cực trị?
A. \(y = {x^3} + 3{x^2} - 4x + 1\) B. \(y = - {x^4} - 4{x^2} + 3\)
C. \(y = {x^3} - 3x + 5\) D. \(y = \frac{{x + 4}}{{x - 1}}\)
Câu 4: Tìm các khoảng đồng biến của hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^3} - 2{x^2} + 3x - 1.\)
A. \(\left( { - \infty ; - 3} \right)\) B. \(\left( {1; + \infty } \right)\) C. \(\left( {1;3} \right)\) D. \(\left( { - \infty ;1} \right)\) và \(\left( {3; + \infty } \right)\)
Câu 5: Cho hàm số y=f(x) xác định trên \(\mathbb{R}\backslash \left\{ 1 \right\}\), liên tục trên mỗi khoảng xác định và có bảng biến thiên như sau:
Tìm tập hợp tất cả các giá trị của tham số m sao cho phương trình f(x)=m có ba nghiệm thực phân biệt.
A. \(\left[ { - 2;2} \right]\) B. \(\left( { - 2;2} \right)\) C. \(\left( { - \infty ; + \infty } \right)\) D. \(\left( {2; + \infty } \right)\)
Câu 6: Tìm điểm cực đại xcđ (nếu có) của hàm số \(y = \sqrt {x - 3} - \sqrt {6 - x} .\)
A. xcđ=3 B. xcđ=6
C. \(x_{cd}=\sqrt6\) D. Hàm số không có điểm cực đại.
Câu 7: Độ giảm huyết áp của một bệnh nhân được xác định bởi công thức \(G\left( x \right) = 0,024{x^2}\left( {30 - x} \right)\), trong đó x là liều lượng thuốc tiêm cho bệnh nhân cao huyết áp (x được tính bằng mg). Tìm lượng thuốc để tiêm cho bệnh nhân cao huyết áp để huyết áp giảm nhiều nhất.
A. 20 mg B. 0,5 mg C. 2,8 mg D. 15 mg
Câu 8: Tìm tất cả các đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{{x^3} - 3{x^2} + 20}}{{{x^2} - 5x - 14}}.\)
A. \(\left\{ \begin{array}{l}x = - 2\\x = 7\end{array} \right.\) B. \(x = - 2\) C. \(\left\{ \begin{array}{l}x = 2\\x = - 7\end{array} \right.\) D. \(x = 7\)
Câu 9: Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình \(m\sqrt {2 + {{\tan }^2}x} = m + \tan x\) có ít nhất một nghiệm thực.
A. \( - \sqrt 2 < m < \sqrt 2 \) B. \( - 1 < m < 1\) C. \( - \sqrt 2 \le m \le \sqrt 2 \) D. \( - 1 \le m \le 1\)
Câu 10: Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 4{x^2} + \left( {1 - {m^2}} \right)x + 1\) có hai điểm cực trị nằm về hai phía khác nhau đối với trục tung.
A. \( - \frac{1}{3} < m < \frac{1}{3}\) B. \(\left[ \begin{array}{l}m > 1\\m < - 1\end{array} \right.\) C. \( - 1 < m < 1\) D. \( - 1 \le m \le 1\)
Câu 11: Đường cong trong hình bên là đồ thị của hàm số nào trong các hàm số dưới đây.
A. \(y = - {x^4} + 8{x^2} + 1\)
B. \(y = {x^4} - 8{x^2} + 1\)
C. \(y = - {x^3} + 3{x^2} + 1\)
D. \(y = {\left| x \right|^3} - 3{x^2} + 1\)
Câu 12: Tìm tập xác định D của hàm số \(y = {\left( {3{x^2} - 1} \right)^{ - 2}}.\)
A. \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ { \pm \frac{1}{{\sqrt 3 }}} \right\}\) B. \(D = \left\{ { \pm \frac{1}{{\sqrt 3 }}} \right\}\)
C. \(\left( { - \infty ; - \frac{1}{{\sqrt 3 }}} \right) \cup \left( {\frac{1}{{\sqrt 3 }}; + \infty } \right)\) D. \(D = \left( { - \frac{1}{{\sqrt 3 }};\frac{1}{{\sqrt 3 }}} \right)\)
Câu 13: Tính đạo hàm của hàm số \(y = {\log _{\frac{2}{3}}}\left| x \right|.\)
A. \(y' = \frac{{\ln 3}}{{x\ln 2}}\) B. \(y' = \frac{{\ln 3}}{{\left| x \right|\ln 2}}\)
C. \(y' = \frac{1}{{\left| x \right|\left( {\ln 2 - \ln 3} \right)}}\) D. \(y' = \frac{1}{{x\left( {\ln 2 - \ln 3} \right)}}\)
Câu 14: Cho hàm số \(f\left( x \right) = \frac{{{2^x}}}{{{5^{{x^2} - 1}}}}.\) Hỏi khẳng định nào dưới đây là khẳng định sai?
A. \(f\left( x \right) > 1 \Leftrightarrow x > \left( {{x^2} - 1} \right){\log _2}5\) B. \(f\left( x \right) > 1 \Leftrightarrow \frac{x}{{1 + {{\log }_2}5}} > \frac{{{x^2} - 1}}{{{{\log }_5}2}}\)
C. \(f\left( x \right) > 1 \Leftrightarrow x{\log _{\frac{1}{3}}}2 > \left( {{x^2} - 1} \right){\log _{\frac{1}{3}}}5\) D. \(f\left( x \right) > 1 \Leftrightarrow x\ln 2 > \left( {{x^2} - 1} \right)\ln 5\)
Câu 15: Tìm nghiệm nguyên nhỏ nhất của bất phương trình \({\log _3}\left( {1 - {x^2}} \right) \le {\log _{\frac{1}{3}}}\left( {1 - x} \right).\)
A. \(x = 0\) B. \(x = 1\) C. \(x = \frac{{1 - \sqrt 5 }}{2}\) D. \(x = \frac{{1 + \sqrt 5 }}{2}\)
Câu 16: Cho \(a = {\log _2}m\) với \(0 < m \ne 1.\) Đẳng thức nào dưới đây đúng?
A. \({\log _m}8m = \frac{{3 + a}}{a}\) B. \({\log _m}8m = \left( {3 - a} \right)a\)
C. \({\log _m}8m = \frac{{3 - a}}{a}\) D. \({\log _m}8m = \left( {3 + a} \right)a\)
Câu 17: Một học sinh giải bất phương trình \({\left( {\frac{2}{{\sqrt 5 }}} \right)^{ - \frac{1}{x}}} \le {\left( {\frac{2}{{\sqrt 5 }}} \right)^{ - 5}}.\)
Bước 1: Điều kiện \(x \ne 0.\)
Bước 2: Vì \(0 < \frac{2}{{\sqrt 5 }} < 1\) nên \({\left( {\frac{2}{{\sqrt 5 }}} \right)^{ - \frac{1}{x}}} \le {\left( {\frac{2}{{\sqrt 5 }}} \right)^{ - 5}} \Leftrightarrow \frac{1}{x} \le 5.\)
Bước 3: Từ đó suy ra \(1 \le 5x \Leftrightarrow x \ge \frac{1}{5}.\) Vậy tập nghiệm của bất phương trình đã cho là \(S = \left[ {\frac{1}{5}; + \infty } \right).\)
A. Sai ở bước 1 B. Sai ở bước 2 C. Sai ở bước 3 D. Đúng.
Câu 18: Cho hàm số \(y = {\left( {\frac{3}{4}} \right)^{{x^2} - 2x + 2}}.\) Trong các khẳng định dưới đây, khẳng định nào đúng?
A. Hàm số luôn đồng biến trên \(\mathbb{R}\)
B. Hàm số luôn nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right)\)
C. Hàm số luôn đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right)\)
D. Hàm số luôn nghịch biến trên \(\mathbb{R}\)
Câu 19: Với những giá trị nào của x thì đồ thị hàm số \(y = {3^{x + 1}}\) nằm phía trên đường thẳng y=27.
A. \(x > 2\) B. \(x > 3\) C. \(x \le 2\) D. \(x \le 3\)
Câu 20: Một loài cây trong quá trình quang hợp sẽ nhận một lượng Carbon 14 (một đồng vị của Carbon). Khi cây đó chết đi thì hiện tượng quang hợp cũng sẽ ngưng và nó sẽ không nhận Carbon 14 nữa. Lượng Carbon 14 của nó sẽ phân hủy chậm chạp và chuyển hóa thành Nito 14. Gọi P(t) là số phần trăm Carbon 14 còn lại trong một bộ phận của cây sinh trưởng t năm trước đây thì P(t) được cho bởi công thức sau \(P\left( t \right) = 100.{\left( {0,5} \right)^{\frac{t}{{5750}}}}\,\,\% \). Phân tích một mẫu gỗ từ công trình kiến trúc gỗ, người ta thấy lượng Carbon 14 còn lại trong gỗ là 65,21%. Hãy xác định số tuổi của công trình kiến trúc đó.
A. 3574 năm B. 3754 năm C. 3475 năm D. 3547 năm
Câu 21: Cho hàm số \(f\left( x \right) = \frac{{{4^x}}}{{{4^x} + 2}}\).
Tính tổng: \(S = f\left( {\frac{1}{{2015}}} \right) + f\left( {\frac{2}{{2015}}} \right) + f\left( {\frac{3}{{2015}}} \right) + ... + f\left( {\frac{{2013}}{{2015}}} \right) + f\left( {\frac{{2014}}{{2015}}} \right).\)
A. 2014 B. 2015 C. 1008 D. 1007
Câu 22: Tìm nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = \sin \left( {2x + 1} \right).\)
A. \(\int {f\left( x \right)dx = \cos \left( {2x + 1} \right) + C} \) B. \(\int {f\left( x \right)dx = - \frac{1}{2}\cos \left( {2x + 1} \right) + C} \)
C. \(\int {f\left( x \right)dx = \frac{1}{2}\cos \left( {2x + 1} \right) + C} \) D. \(\int {f\left( x \right)dx = - \cos \left( {2x + 1} \right) + C} \)
Câu 23: Cho hàm số \(f\left( x \right)\) liên tục trên \(\left[ {0;10} \right]\) thỏa mãn \(\int\limits_0^{10} {f\left( x \right)dx = 7} ,\,\,\int\limits_2^6 {f\left( x \right)dx = 3} \).
Tính \(P = \int\limits_0^2 {f\left( x \right)dx} + \int\limits_6^{10} {f\left( x \right)dx} .\)
A. \(P = 10\) B. \(P = 4\) C. \(P = 7\) D. \(P = - 4\)
Câu 24: Biết \(F\left( x \right)\) là một nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = \frac{{\sin x}}{{1 + 3\cos x}}\) và \(F\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = 2.\) Tính \(F\left( 0 \right).\)
A. \(F\left( 0 \right) = - \frac{1}{3}\ln 2 + 2\) B. \(F\left( 0 \right) = - \frac{2}{3}\ln 2 + 2\)
C. \(F\left( 0 \right) = - \frac{2}{3}\ln 2 - 2\) D. \(F\left( 0 \right) = - \frac{1}{3}\ln 2 - 2\)
Câu 25: Tính tích phân \(I = \int\limits_0^\pi {x\cos x\,dx} .\)
A. \(I = 2\) B. \(I = - 2\) C. \(I = 0\) D. \(I = 1\)
Câu 26: Giả sử \(\int\limits_0^2 {\frac{{x - 1}}{{{x^2} + 4x + 3}}dx} = a\ln 5 + b\ln 3;\,\,a,\,b \in \mathbb{Q}.\) Tính \(P = a.b.\)
A. \(P = 8\) B. \(P = - 6\) C. \(P = - 4\) D. \(P = - 5\)
Câu 27: Kí hiệu (H) là hình phẳng giới hạn bởi các đường cong \(y = \tan x\) trục hoành và hai đường thẳng \(x = 0,\,\,x = \frac{\pi }{4}.\) Tính thể tích V của khối tròn xoay thu được khi quay hình (H) xung quanh trục Ox
A. \(V = - \pi \left( {1 - \frac{\pi }{4}} \right)\) B. \(V = \left( {1 - \frac{\pi }{4}} \right)\)
C. \(V = \pi \left( {1 - \frac{\pi }{4}} \right)\) D. \(V = \pi \left( {2 - \frac{\pi }{4}} \right)\)
Câu 28: Một vận động viên đua xe F đang chạy với vận tốc \(10\left( {m/s} \right)\) thì anh ta tăng tốc với gia tốc \(a\left( t \right) = 6t\left( {m/{s^2}} \right)\), trong đó t khoảng thời gian tính bằng giây kể từ lúc tăng tốc. Hỏi quãng đường xe của anh ta đi được trong thời gian 10s kể từ lúc bắt đầu tằng tốc là bao nhiêu?
A. 1100 m B. 100 m C. 1010 m D. 1110 m
Câu 29: Cho số phức \({z_1} = 1 + 3i\) và \({z_2} = 3 - 4i.\) Tính mô đun của số phức \({z_1} + {z_2}.\)
A. \(\sqrt {17} \) B. \(\sqrt {15} \) C. 4 D. 8
Câu 30: Gọi \({z_1},\,{z_2}\) là hai nghiệm phức của phương trình \({z^2} + 2z + 10 = 0\). Tính giá trị của biểu thức \(A = {\left| {{z_1}} \right|^2} + {\left| {{z_2}} \right|^2}.\)
A. 15 B. 20 C. 19 D. 17
Câu 31: Tìm điểm biều diễn số phức z thỏa mãn \(\left( {1 + i} \right)z + \left( {2 + i} \right)\bar z = 3 + i.\)
A. \(\left( {1; - 1} \right)\) B. \(\left( {1;2} \right)\) C. \(\left( {1;1} \right)\) D. \(\left( { - 1;1} \right)\)
Câu 32: Cho số phức \(z = {\left( {\frac{{1 + i}}{{1 - i}}} \right)^{2017}}.\) Tính \({z^5} + {z^6} + {z^7} + {z^8}.\)
A. 4 B. 0 C. 4i D. 2
Câu 33: Cho số phức z thỏa mãn điều kiện \(\left| {z - 2 - 4i} \right| = \left| {z - 2i} \right|.\) Tìm số phức z có mô đun nhỏ nhất.
A. \(z = - 1 + i\) B. \(z = - 2 + i\) C. \(z = 2 + 2i\) D. \(z = 3 + 2i\)
Câu 34: Cho hai số phức \({z_1},\,{z_2}\) thỏa mãn \(\left| {{z_1}} \right| = \left| {{z_2}} \right| = \left| {{z_1} - {z_2}} \right| = 1\). Tính giá trị của biểu thức
\(P = {\left( {\frac{{{z_1}}}{{{z_2}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{{{z_2}}}{{{z_1}}}} \right)^2}.\)
A. \(P = 1 - i\) B. \(P = - 1 - i\) C. \(P = - 1\) D. \(P = 1 + i\)
Câu 35: Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có đáy là hình vuông ABCD cạnh \(a\sqrt 2 ,\) các cạnh bên có chiều dài là 2a. Tính chiều cao của hình chóp đó theo a.
A. \(a\sqrt 2 \) B. \(2a\sqrt 2 \) C. \(2a\) D. \(a\sqrt 3 \)
Câu 36: Khẳng định nào sau đây sai?
A. Tổng số đỉnh, số cạnh và số mặt của một hình tứ diện đều bằng 14.
B. Số cạnh của một hình hai mươi mặt đều bằng 30.
C. Số đỉnh của một hình hai mươi mặt đều bằng 12.
D. Số đỉnh của một hình bát diện đều bằng 8.
Câu 37: Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình vuông cạnh a, \(SA = SB = SC = SD = a\sqrt 2 \). Tính thể tích khối chóp S.ABCD.
A. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3}\) B. \(\frac{{{a^3}\sqrt 6 }}{9}\) C. \(\frac{{{a^3}\sqrt 6 }}{6}\) D. \(\frac{{{a^3}\sqrt 6 }}{{12}}\)
Câu 38: Cho hình lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy ABC là tam giác vuông tại A,\(AC = a,\,\,\widehat {ACB} = {60^0}\). Đường chéo của mặt bên (BCC’B’) tạo với mặt phẳng (ACC’A’) một góc \({30^0}\). Tính thể tích khối lăng trụ theo a.
A. \(V = \frac{{4{a^3}\sqrt 6 }}{3}\) B. \(V = {a^3}\sqrt 6 \) C. \(V = \frac{{2{a^3}\sqrt 6 }}{3}\) D. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 6 }}{3}\)
Câu 39: Trong không gian, cho tam giác ABC vuông tại A có \(AB = 2,\,\,AC = \sqrt 5 \) quay xung quanh cạnh AC tạo thành hình nón tròn xoay. Tính diện tích xung quanh \({S_{xq}}\) của hình nón đó.
A. \({S_{xq}} = 2\sqrt 5 \pi \) B. \({S_{xq}} = 12\pi \) C. \({S_{xq}} = 6\pi \) D. \({S_{xq}} = 3\sqrt 5 \pi \)
Câu 40: Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D có cạnh bằng a. Một hình nón có đỉnh là tâm của hình vuông ABCD và có đường tròn đáy ngoại tiếp hình vuông A’B’C’D’. Tính diện tích xung quanh của hình nón đó.
A. \(V = \frac{{\pi {a^2}\sqrt 3 }}{3}\) B. \(V = \frac{{\pi {a^2}\sqrt 2 }}{2}\) C. \(V = \frac{{\pi {a^2}\sqrt 3 }}{2}\) D. \(V = \frac{{\pi {a^2}\sqrt 6 }}{2}\)
Câu 41: Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a, mặt bên SAB là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy. Tính thể tích của khối cầu ngoại tiếp hình chóp đã cho.
A. \(\frac{{5\pi {a^3}\sqrt {15} }}{{18}}\) B. \(\frac{{5\pi {a^3}\sqrt {15} }}{{54}}\) C. \(\frac{{4\pi {a^3}\sqrt 3 }}{{27}}\) D. \(\frac{{5\pi {a^3}}}{3}\)
Câu 42: Tính diện tích vải cần có để may một cái mũ có hình dạng và kích thước (cùng đơn vị đo) được cho bởi hình vẽ bên (không kể riềm, mép).
A. \(350\pi \) B. \(400\pi \)
C. \(450\pi \) D. \(500\pi \)
Câu 43: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai điểm M(0;2;1) và N(1;3;0). Tìm giao điểm của đường thẳng MN và mặt phẳng Oxz.
A. \(E\left( {2;0;3} \right)\) B. \(H\left( { - 2;0;3} \right)\) C. \(F\left( {2;0; - 3} \right)\) D. \(K\left( { - 2;1;3} \right)\)
Câu 44: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai điểm A(2;1;3) và B(1;-2;1). Lập phương trình đường thẳng \(\Delta \) đi qua hai điểm A, B.
A. \(\frac{{x + 1}}{1} = \frac{{y - 1}}{3} = \frac{{z - 3}}{2}\) B. \(\frac{{x + 2}}{1} = \frac{{y + 1}}{3} = \frac{{z + 3}}{2}\)
C. \(\frac{{x + 1}}{1} = \frac{{y - 2}}{3} = \frac{{z + 1}}{2}\) D. \(\frac{{x - 2}}{1} = \frac{{y - 1}}{{ - 2}} = \frac{{z - 3}}{1}\)
Câu 45: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho đường thẳng \(d:\frac{{x - 2}}{2} = \frac{{y + 4}}{3} = \frac{{1 - z}}{{ - 2}}\) và đường thẳng \(d':\left\{ \begin{array}{l}x = 4t\\y = 1 + 6t\\z = - 1 + 4t\end{array} \right.\,\,\left( {t \in \mathbb{R}} \right).\) Xác định vị trí tương đối giữa hai đường thẳng d và d’.
A. d và d’ song song với nhau. B. d và d’ trùng nhau.
C. d và d’ cắt nhau. D. d và d’ chéo nhau.
Câu 46: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho \(A\left( {1;0;2} \right),\,B\left( {2; - 1;3} \right).\) Viết phương trình đường thẳng \(\Delta \) đi qua hai điểm A, B.
A. \(\Delta :\left\{ \begin{array}{l}x = 1 + t\\y = - t\\z = 2 + t\end{array} \right.\,\,\left( {t \in \mathbb{R}} \right)\) B. \(\Delta :\frac{{x - 1}}{1} = \frac{{y - 2}}{{ - 1}} = \frac{z}{1}\)
C. \(\Delta :x + y + z - 3 = 0\) D. \(\Delta :\frac{{x - 1}}{1} = \frac{{y - 2}}{{ - 1}} = \frac{{z - 3}}{1}\)
Câu 47: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho hai điểm A(2;4;1), B(-1;1;3) và mặt phẳng (P) có phương trình \(x - 3y + 2z - 5 = 0.\) Viết phương trình mặt phẳng (Q) đi qua hai điểm A, B và vuông góc với mặt phẳng (P).
A. \(\left( Q \right):2y + 3z - 1 = 0\) B. \(\left( Q \right):2x + 3z - 11 = 0\)
C. \(\left( Q \right):2y + 3z - 12 = 0\) D. \(\left( Q \right):2y + 3z - 11 = 0\)
Câu 48: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt cầu \(\left( S \right):{x^2} + {y^2} + {z^2} - 2x - 4y - 6z - 11 = 0\) và mặt phẳng \(\left( P \right):2x + 2y - z - 18 = 0.\) Tìm phương trình mặt phẳng (Q) song song với mặt phẳng (P) đồng thời tiếp xúc với mặt cầu (S).
A. \(\left( Q \right):2x + 2y - z + 22 = 0\) B. \(\left( Q \right):2x + 2y - z - 28 = 0\)
C. \(\left( Q \right):2x + 2y - z - 18 = 0\) D. \(\left( Q \right):2x + 2y - z + 12 = 0\)
Câu 49: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho \(A\left( {1; - 3;2} \right),\,\,B\left( {1;0;1} \right),\,\,C\left( {2;3;0} \right)\). Viết phương trình mặt phẳng (ABC).
A. \(3x - y - 3z = 0\) B. \(3x - y - 3z - 6 = 0\)
C. \(15x - y - 3z - 12 = 0\) D. \(y + 3z - 3 = 0\)
Câu 50: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm M(1;2;3) và cắt các trục Ox, Oy, Oz lần lượt tại ba điểm A, B, C khác với gốc tọa độ O sao cho biểu thức \(\frac{1}{{O{A^2}}} + \frac{1}{{O{B^2}}} + \frac{1}{{O{C^2}}}\) có giá trị nhỏ nhất.
A. \(\left( P \right):x + 2y + 3z - 11 = 0\) B. \(\left( P \right):x + 2y + 3z - 14 = 0\)
C. \(\left( P \right):x + 2y + z - 14 = 0\) D. \(\left( P \right):x + y + z - 6 = 0\)
Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem bản đầy đủ và đáp án của đề thi thử THPT QG 2017 môn Toán lần 1 Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Ninh.
Đáp án đề thi thử môn Toán Sở GD&ĐT Quảng Ninh lần 1:
1-D |
2-B |
3-D |
4-D |
5-B |
6-D |
7-A |
8-D |
9-C |
10-B |
11-D |
12-A |
13-B |
14-C |
15-A |
16-A |
17-C |
18-C |
19-A |
20-B |
21-D |
22-B |
23-B |
24-B |
25-B |
26-B |
27-C |
28-A |
29-A |
30-B |
31-C |
32-B |
33-C |
34-C |
35-D |
36-D |
37-C |
38-B |
39-C |
40-C |
41-B |
42-A |
43-B |
44-A |
45-A |
46-A |
47-D |
48-D |
49-D |
50-B |
Các em quan tâm có thể xem thêm:
- Bộ 5 Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Toán các trường THPT Chuyên.
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Toán THPT Chuyên Ngoại Ngữ Hà Nội lần 1.
Chúc các em có quá trình Ôn luyện, học tập thật tốt để đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia sắp đến.
--MOD TOÁN HỌC247 (tổng hợp)--