YOMEDIA

Đề thi HK2 môn Sinh học 12 năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Phan Ngọc Hiển

Tải về
 
NONE

Đề thi Học kỳ 2 môn Sinh học lớp 12 năm học 2023-2024 của trường THPT Phan Ngọc Hiển được tổng hợp bởi HOC247, là tài liệu quý giá để giúp học sinh chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Đề thi này không chỉ cung cấp câu hỏi đa dạng và phong phú mà còn đi kèm đáp án chi tiết, giúp học sinh nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài thi hiệu quả. Đây là nguồn tư liệu hữu ích cho các em học sinh đang ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm.

ADSENSE

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN

ĐỀ THI HK2 NĂM HỌC 2023 - 2024

MÔN SINH HỌC 12

Thời gian làm bài : 50 phút

1. Đề bài

Câu 81: Lai loài lúa mì có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14 (kí hiệu hệ gen là AA) với loài cỏ dại có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14 (kí hiệu hệ gen là BB) được con lai có bộ nhiễm sắc thể n + n = 14 (kí hiệu hệ gen là AB) bị bất thụ. Tiến hành đa bội hoá tạo được loài lúa mì có bộ nhiễm sắc thể 2n + 2n = 28 (kí hiệu hệ gen là AABB). Đây là ví dụ về quá trình hình thành loài mới bằng con đường

A.

lai xa và đa bội hoá.

B.

địa lí.

C.

đa bội hoá.

D.

sinh thái.

Câu 82: Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20oC-30oC. Khoảng nhiệt độ này gọi là

A.

khoảng giới hạn trên.

B.

khoảng giới hạn dưới.

C.

khoảng chống chịu.

D.

khoảng thuận lợi.

Câu 83: Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể là

A.

Moocgan.

B.

Đacuyn.

C.

Menđen.

D.

Lamac.

Câu 84: Phát biểu nào dưới đây không thuộc nội dung của học thuyết Đacuyn?

A.

Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền là nhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.

B.

Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.

C.

Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.

D.

Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp và không bị đào thải.

Câu 85: Khi nói về mối quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi trong một quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A.

Theo thời gian con mồi sẽ dần dần bị sinh vật ăn thịt tiêu diệt hoàn toàn.

B.

Số lượng cá thể sinh vật ăn thịt bao giờ cũng nhiều hơn số lượng cá thể con mồi.

C.

Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật ăn thịt và con mồi không cùng một bậc dinh dưỡng.

D.

Mỗi loài sinh vật ăn thịt chỉ sử dụng một loại con mồi nhất định làm thức ăn.

Câu 86: Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là

A.

các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.

B.

các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.

C.

quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.

D.

quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản.

Câu 87: Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có 1 loài được lợi?

I. Vi khuẩn lam, nấm và tảo đơn bào cộng sinh trong địa y.

II. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường.

III. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.

IV. Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng.

V. Giun sán sống trong ruột lợn.

A.

3.

B.

5.

C.

2.

D.

4.

Câu 88: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm

A.

đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

B.

đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lí bao quanh sinh vật.

C.

đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật.

D.

tất cả các nhân tố vật lí, hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

Câu 89: Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây thuộc về quan hệ cộng sinh?

A.

Cỏ dại và lúa.

B.

Hải quỳ và cua.

C.

Tầm gửi và cây thân gỗ.

D.

Giun đũa và lợn.

Câu 90: Hai loài chim rất giống nhau cùng sống trong một khu rừng nhưng khác nhau tập tính sinh sản, con đực của hai loài có vũ điệu tán tỉnh con cái khác nhau. Người ta cho rằng hai loài này đã được tiến hóa từ một loài ban đầu theo con đường

A.

lai xa và đa bội hóa.

B.

cách li tập tính.

C.

cách li sinh thái.

D.

cách li địa lí.

Câu 91: Sơ đồ sau mô tả quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoái đã xảy ra ở rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn do hoạt động chặt phá rừng của con người. Quá trình này gồm các giai đoạn sau:

     Trong đó, mỗi kí hiệu (2), (3), (5) ứng với một trong các giai đoạn sau: (a) Trảng cỏ; (b) Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng; (c) Cây gỗ nhỏ và cây bụi. Có bao nhiêu phát biểu sau đây về quá trình diễn thế này là đúng?

I. Kí hiệu (2) tương ứng với giai đoạn (b), kí hiệu (3) tương ứng với giai đoạn (c).

II. Lưới thức ăn của quần xã ở giai đoạn (3) phức tạp hơn so với giai đoạn (1).

III. Quá trình diễn thế này phản ánh sự khai thác tài nguyên quá mức của con người.

IV. Nếu ở giai đoạn (5), rừng được trồng lại và bảo vệ thì độ đa dạng của quần xã này có thể tăng dần.

A.

4.

B.

2.

C.

3.

D.

1.

Câu 92: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?

A.

Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ.

B.

Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt.

C.

Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ.

D.

Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây.

Câu 93: Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái như thế nào?

A.

Có thể hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật, dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai.

B.

Có thể chủ động điều khiển diễn thế sinh thái theo ý muốn của con người.

C.

Có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

D.

Có thể kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người.

Câu 94: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về

A.

thoái hoá giống.

B.

biến động di truyền.

C.

giao phối không ngẫu nhiên.

D.

di - nhập gen.

Câu 95: Có bao nhiêu nhận định dưới đây là đúng về tiến hóa nhỏ?

I. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vị hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn.

II. Thực chất của tiến hóa nhỏ là làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu.

III. Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên các đơn vị tiến hóa trên loài.

IV. Mỗi cá thể trong quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa.

V. Chỉ khi nào xuất hiện cách li sinh sản của quần thể mới với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện.

A.

4.

B.

2.

C.

3.

D.

1.

Câu 96: Ví dụ nào sau đây không phải quan hệ hổ trợ giữa các cá thể trong quần thể

A.

các cá thể bồ nông dàn hàng ngang bắt cá.

B.

chó rừng săn mồi theo đàn.

C.

nhóm các cây bạch đàn.

D.

cá mập lớn ăn thịt cá mập bé.

Câu 97: Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?

I. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.

II. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

III. Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức có cả ở động vật và thực vật.

IV. Cách li địa lí tất yếu sẽ dẫn đến cách li sinh sản.

A.

1.

B.

3.

C.

4.

D.

2.

Câu 98: Nguyên nhân nào khiến cách ly địa lý trở thành một nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình tiến hóa của sinh vật?

A.

Vì điều kiện địa lí khác nhau làm phát sinh các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới.

B.

Vì cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp xuất hiện cách li sinh sản.

C.

Vì nếu không có cách li địa lí thì không dẫn đến hình thành loài mới.

D.

Vì cách li địa lí duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể.

Câu 99: Thành phần axit amin ở chuỗi β-Hb ở người và tinh tinh giống nhau chứng tỏ 2 loài này có cùng nguồn. Đây là ví dụ về

A.

bằng chứng sinh học phân tử.

B.

bằng chứng phôi sinh học.

C.

bằng chứng giải phẫu so sánh.

D.

bằng chứng địa lí sinh vật học.

Câu 100: Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào?

A.

Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nẩy chồi mới sớm hơn và tốt hơn cây không liền rễ.

B.

Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nẩy chồi mới sớm hơn và tốt hơn cây không liền rễ.

C.

Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ nẩy chồi mới muộn hơn cây không liền rễ.

D.

Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nẩy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

Câu 101: Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A.

Mật độ cá thể của quần thể thường được duy trì ổn định, không thay đổi theo điều kiện của môi.

B.

Các quần thể của cùng một loài thường có kích thước giống nhau.

C.

Tỉ lệ nhóm tuổi thường xuyên ổn định, không thay đổi theo điều kiện môi trường.

D.

Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, tùy thời gian và điều kiện của môi trường sống.

Câu 102: Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên chúng thường không thụ phấn được cho nhau. Đây là ví dụ về dạng cách li

A.

sinh thái.

B.

thời gian.

C.

cơ học.

D.

tập tính.

Câu 103: Trong nông nghiệp, người ta ứng dụng khống chế sinh học để phòng trừ sâu hại cây bằng cách sử dụng

A.

thiên địch.

B.

thuốc trừ sâu có nguồn gốc thực vật.

C.

thuốc trừ sâu hóa học.

D.

bẫy đèn.

Câu 104: Số lượng cá thể của một loài có thể tăng hoặc giảm do sự thay đổi của các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường được gọi là hiện tượng gì?

A.

Phân bố cá thể.

B.

Kích thước của quần thể.

C.

Tăng trưởng của quần thể.

D.

Biến động số lượng cá thể.

Câu 105: Cho một số hiện tượng sau

I. Chim sẻ và chim gõ kiến không giao phối với nhau vì tập tính ve vãn khác nhau.

II. Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.

III. Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

IV. Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.

Có bao hiện tượng trên là biểu hiện của cách li sau hợp tử?

A.

4.

B.

2.

C.

3.

D.

1.

Câu 106: Các con trâu rừng đi kiếm ăn theo đàn giúp nhau cùng chống lại thú ăn thịt tốt hơn các con trâu rừng đi kiếm ăn riêng lẻ. Đây là ví dụ về mối quan hệ

A.

cạnh tranh cùng loài.

B.

cộng sinh.

C.

hội sinh.

D.

hỗ trợ cùng loài.

Câu 107: Kết thúc giai đọan tiến hoá hoá học đã hình thành nên

A.

các phân tử hữu cơ đơn giản.

B.

các tế bào nguyên thuỷ.

C.

các sinh vật nhân sơ.

D.

các đại phân tử.

Câu 108: Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên

A.

alen.

B.

kiểu hình.

C.

nhiễm sắc thể.

D.

kiểu gen.

Câu 109: Cho các phát biểu sau đây về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.

II. Nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái là do tác động trực tiếp của con người.

III. Trong diễn thế nguyên sinh, giai đoạn cuối hình thành quần xã có độ đa dạng lớn nhất.

IV. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật sinh sống.

V. Diễn thế sinh thái là sự thay đổi cấu trúc quần xã một cách ngẫu nhiên.

A.

1.

B.

2.

C.

3.

D.

4.

Câu 110: Có 4 quần thể của cùng 1 loài cỏ sống ở 4 môi trường khác nhau, quần thể ở môi trường nào sau đây có kích thước nhỏ nhất?

A.

Quần thể sống trong môi trường có diện tích 2149 m2 và có mật độ 11 cá thể/1 m3.

B.

Quần thể sống trong môi trường có diện tích 3049 m2 và có mật độ 8 cá thể/1 m3.

C.

Quần thể sống trong môi trường có diện tích 834m2 và có mật độ 34 cá thể/ 1m3.

D.

Quần thể sống trong môi trường có diện tích 800 m2 và có mật độ 33 cá thể/1 m3.

Câu 111: Đặc trưng nào sau đây là của quần xã sinh vật?

A.

Kiểu tăng trưởng.

B.

Thành phần loài.

C.

Nhóm tuổi.

D.

Mật độ cá thể.

Câu 112: Khi nói về diễn thế nguyên sinh nhận xét nào sau không đúng?

A.

Diễn thế nguyên sinh bắt đầu sau khi một quần xã bị phá hủy hoàn toàn bời thiên tai hoặc con người.

B.

Số lượng loài trong quần xã ngày càng tăng, số cá thể của mỗi loài ngày càng giảm.

C.

Chuỗi thức ăn ngày càng phức tạp, trong đó chuỗi thức ăn bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ ngày càng đóng vai trò quan trọng.

D.

Giới hạn của các nhân tố sinh thái ngày càng hẹp, môi trường trở nên ổn định hơn.

Câu 113: Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm ở cùng môi trường sống là ví dụ cho mối quan hệ

A.

kí sinh.

B.

hội sinh.

C.

ức chế - cảm nhiễm.

D.

cạnh tranh.

Câu 114: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về hoá thạch?

I. Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.

II. Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hoá của sinh giới.

III. Tuổi hoá thạch có thể được xác định bằng phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hoá thạch như phân tích Cacbon 14 (14C), có thời gian bán rã 5730, xác định được tuổi hóa thạch tới 75000.

IV. Tuổi hoá thạch có thể được xác định bằng phân tích các đồng vị phóng xạ có trong các lớp đất đá chứa hoá thạch như phân tích urani 238 (238U), có thời gian bán rã 4.5 tỉ năm, xác định tuổi hóa thạch tới hàng tỉ năm.

A.

1.

B.

4.

C.

3.

D.

2.

Câu 115: Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự

A. ruột thừa ở người và ruột tịt ở động vật ăn cỏ.

B. tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của chó.

C. cánh chim và cánh bướm.

D. cánh dơi và tay người.

Câu 116: Trên một cây to có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp, hình thành

A.

các ổ sinh thái khác nhau.

B.

các quần thể khác nhau.

C.

các quần xã khác nhau.

D.

các sinh cảnh khác nhau.

Câu 117: Số lượng cá thể lớn nhất mà quần thể có thể đạt được phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường được gọi là

A.

mật độ cá thể.

B.

kích thước tối đa.

C.

kích thước tối thiểu.

D.

kích thước trung bình.

Câu 118: Khi nói về độ đa dạng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?

A.

Độ đa dạng của quần xã càng cao thì lưới thức ăn của quần xã càng phức tạp.

B.

Độ đa dạng của quần xã thường được duy trì ổn định, không phụ thuộc điều kiện sống của môi trường.

C.

Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã giảm dần.

D.

Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc của quần xã càng dễ bị biến động.

Câu 119: Trong bộ Linh trưởng, loài có quan hệ họ hàng gần gũi với loài người nhất là

A.

gôrila.

B.

tinh tinh.

C.

khỉ sóc.

D.

vượn gibbon.

Câu 120: Hình ảnh sau mô tả ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng, phát triển của một loài thực vật. Nhận định nào sau đây không đúng?

A.

Nhiệt độ 10oC, 38oC lần lượt là điểm gây chết giới hạn dưới và điểm gây chết giới hạn trên.

B.

Nhiệt độ từ 20oC đến 30oC được gọi là khoảng thuận lợi về nhiệt độ.

C.

Nhiệt độ từ 10oC đến 20oC và từ 30oC đến 38oC được gọi là khoảng chống chịu.

D.

Nhiệt độ từ 10oC đến 30oC được gọi là giới hạn sinh thái về nhiệt độ.

2. Đáp án 

81

82

83

84

85

86

87

88

89

90

A

D

B

D

C

A

A

D

B

B

91

92

93

94

95

96

97

98

99

100

C

C

C

D

C

D

D

D

A

D

101

102

103

104

105

106

107

108

109

110

D

C

A

D

B

D

D

B

D

A

111

112

113

114

115

116

117

118

119

120

B

A

C

C

C

A

B

A

B

D

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HK2 môn Sinh học 12 năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Phan Ngọc Hiển. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF