Đề thi giữa HK1 môn Sinh 12 năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Huệ có đáp án do HOC247 tổng hợp đề thi bao gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức Sinh học 12 đã học. Mong rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.
Trường THPT Nguyễn Huệ Tổ: Sinh học |
ĐỀ THI GIỮA HK1 NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn: Sinh học 12 Thời gian làm bài: 45 phút (30 câu trắc nghiệm) |
Câu 1: Một đoạn phân tử ADN khoảng 146 cặp Nuclêôtit quấn quanh 8 phân tử prôtêin histon gọi là:
A. Sợi nhiễm sắc. B. Nuclêôxôm.
C. Nuclêôtit. D. Crômatit.
Câu 2: Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân cônsixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào sau đây? I. AAAA; II. AAAa; III. AAaa; IV. Aaaa; V. aaaa
A. II, IV, V. B. I, II, IV.
C. I, III, V. D. I, II, III.
Câu 3: Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?
A. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động.
B. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động.
C. (1): chuyển đoạn không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
D. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
Câu 4: Đột biến gen là gì?
A. Là sự biến đổi của 1 nuclêôtit trong gen.
B. Là quá trình tạo ra những alen mới.
C. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
D. Là quá trình tạo nên những kiểu hình mới.
Câu 5: Trong những dạng đột biến sau, những dạng nào thuộc đột biến gen?
I. Mất một cặp nuclêôtit.
II. Mất đoạn làm giảm số gen.
III. Đảo đoạn làm trật tự các gen thay đổi.
IV. Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.
V. Thêm một cặp nuclêôtit.
VI. Lặp đoạn làm tăng số gen.
Tổ hợp trả lời đúng là:
A. I, IV, V. B. II, III, VI.
C. I, II, V. D. II, IV, V
Câu 6: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn hạt trắng. Cho cây dị hợp 4n tự thụ phấn, F1 đồng tính cây hạt đỏ. Kiểu gen của cây bố mẹ là
A. AAAa x AAAa B. AAaa x AAAa
C. AAaa x AAAA D. AAAA x AAAa
Câu 7: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
B. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.
C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
D. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
Câu 8: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc của:
I. ADN dạng xoắn kép;
II. ADN dạng xoắn đơn;
III. Cấu trúc ARN vận chuyển;
IV. Trong cấu trúc của prôtêin.
V. Cấu trúc ARN thông tin.
Câu trả lời đúng
A. II, V; B. I, III; C. I, V; D. III, V;
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của mã di truyền?
A. Tính phổ biến B. Tính thoái hóa
C. Tính bán bảo tồn D. Tính đặc hiệu
Câu 10: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit là:
A. Vùng khởi đầu, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
B. Vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng kết thúc.
C. Vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
D. Vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng mã hoá.
Câu 11: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên mỗi cặp tương đồng được gọi là
A. thể bốn. B. thể ba kép. C. Thể tứ bội D. thể ba.
Câu 12: Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào
A. tác động của các tác nhân gây đột biến.
B. điều kiện môi trường sống của thể đột biến.
C. tổ hợp gen mang đột biến.
D. môi trường và tổ hợp gen mang đột biến.
Câu 13: Vùng kết thúc của gen là vùng
A. quy định trình tự sắp xếp các aa trong phân tử prôtêin
B. mang thông tin mã hoá các aa.
C. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
D. mang tín hiệu kết thúc phiên mã
Câu 14: Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi chiều dài của gen?
A. Thêm một cặp Nuclêôtit.
B. Mất hoặc thêm một cặp Nuclêôtit.
C. Mất một cặp Nuclêôtit.
D. Thay thế một cặp Nuclêôtit.
Câu 15: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới là
A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn.
C. Chuyển đoạn. D. Mất đoạn.
Câu 16: Một phân tử mARN gồm hai loại ribônuclêôtit A và U thì số loại bộ ba trong mARN có thể là:
A. 8 loại; B. 6 loại; C. 4 loại; D. 2 loại;
Câu 17: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?
A. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.
B. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
C. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.
D. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
Câu 18: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách
A. Liên kết vào vùng khởi động.
B. Liên kết vào vùng mã hóa.
C. Liên kết vào gen điều hòa.
D. Liên kết vào vùng vận hành.
Câu 19: Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở loài này là
A. 24. B. 12. C. 25. D. 23.
Câu 20: Trường hợp cơ thể sinh vật có bộ NST mất hẳn một cặp NST tương đồng, di truyền học gọi là:
A. Thể không nhiễm. B. Thể tam nhiễm.
C. Thể một nhiễm. D. Thể đa bộ lệch.
Câu 21: Biến đổi trên một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là
A. đột biến B. đột biến điểm.
C. đột biến gen. D. thể đột biến.
Câu 22: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 7 làm thay đổi codon này thành codon khác?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
ĐÁP ÁN
1, B 2, C 3, D |
4, C 5, A 6, A |
7, D 8, B 9, C |
10, C 11, C 12, D |
13, D 14, D 15, C |
16, A 17, B 18, D |
19, B 20, A 21, B |
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi giữa HK1 môn Sinh 12 năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Huệ có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo và làm trắc nghiệm online với các đề thi khác:
Chúc các em học tập tốt !