YOMEDIA

Đề luyện thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Đề số 8

Tải về
 
NONE

Chia sẻ đến các em Đề luyện thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Đề số 8 do HOC247 cập nhật. Đề gồm các câu hỏi tương ứng với hai phần Đọc - hiểu và Tập làm văn theo chuẩn kiến thức, kĩ năng có đáp án kèm theo. Đề thi mang đến cho các em thêm nguồn tư liệu phong phú để học tập và ôn luyện hiệu quả. Hãy cố gắng để đạt thành tích tốt nhé. Chúc các em thành công!

ATNETWORK
YOMEDIA

ĐỀ LUYỆN THI HK2 NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN 12 – ĐỀ SỐ 8

 

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Mới đây, các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York và Toronto (Canađa) đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt hơn

 Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu cảm, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.

Sau khi đã tìm thấy mối quan hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ đọc được nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.

 Đọc một “nội dung sâu sắc” khác với cách đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lượt qua các trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.

Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.

(Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn?)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2. Theo tác giả, những người thường xuyên đọc sách văn học có khả năng gì?

Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy giải thích ý kiến “Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng””.

Câu 4: Từ đoạn trích anh/chị rút ra 02 bài học cho bản thân?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Dựa vào đoạn trích phần Đọc hiểu, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/chị về ý kiến: Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.

Câu 2 ( 5.0 điểm)

 “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái, lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con  mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp…”

(Trích Vợ nhặt - Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập môt, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr. 30)

Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhận vật Tràng trong đoạn trích trên. Liên hệ với tâm trạng nhân vật Chí Phèo vào buổi sáng sau khi gặp Thị Nở (Truyện Chí Phèo, Nam Cao, Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục 2008) để bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn.

.............HẾT..............

               HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

 

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: Những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả  năng thấu cảm, cảm thông và  nhìn  nhận sự việc từ  nhiều góc độ.  Ngược  lại,  những  cá  nhân  có  khả  năng  thấu  cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.

Câu 3: Nếu không đọc nghiêm túc, tức không “thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học” hoặc “chú tâm đọc một nội dung sâu sắc”, người ta sẽ không thể có “khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ”.

Việc đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lướt qua các trang mạng” hiện nay  gây ảnh hưởng đến sự  phát triển trí tuệ  và  cảm xúc  của chúng ta.

Câu 4: Có thể rút ra bài học cho bản thân, nhưng phải hợp lí thuyết phục.

 II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1:

Yêu cầu về hình thức:

  • Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ
  • Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…
  • Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
  • Có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau: có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Yêu cầu về nội dung:  Có thể làm theo hướng sau:

Đồng tình với ý kiến trên:

  • Thói quen đọc sách, nhất là sách văn học, đang bị mai một bởi  sự phát triển như vũ bão của các phương tiện nghe nhìn có kết nối mạng internet; thay vì cầm sách, người ta thường đọc trên máy tính, máy tính bảng, điện thoại...
  • Hơn nữa, do nhịp sống hiện đại, người ta có xu hướng đọc những tác phẩm ngắn hoặc đọc lướt nội dung của văn bản để nắm ý chính. Đây là hiện tượng “mì ăn liền”. Cách đọc này không thể giúp người ta có khả năng “thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ”.

Không đồng tình với ý kiến trên:

  • Trên thực tế chúng ta thấy những tác phẩm văn học có giá trị được in thành sách vẫn có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều người, thu hút sự chú ý của nhiều độc giả. Harry Potter là một ví dụ.
  • Không phải tất cả mọi người đều quay lưng với văn học, nhiều người vẫn “thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học”.

Vừa đồng tình vừa phản đối ý kiến: Kết hợp hai cách viết trên.

Câu 2: 

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

  • Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh làng quê và hình tượng người nông dân. Đó là mảng hiện thực mà ông gắn bó và hiểu biết sâu sắc. Ông viết chân thực và xúc động về đời sống người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ - những con người gắn bó tha thiết, thủy chung với quê hương và cách mạng. Sáng lên trong các tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, lạc quan, hóm hỉnh và tài hoa.
  • Vợ nhặt của Kim Lân xứng đáng thuộc loại những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Có nhà nghiên cứu văn học đã xếp Vợ nhặt vào loại gần như “thần bút”.

2. Phân tích

2.1 Sự thay đổi của nhân vật Tràng trong đoạn văn trên

a. Giới thiệu nhân vật Tràng

Chân dung, lai lịch

Lai lịch: dân ngụ cư – tha phương cầu thực, không sống được ở quê mình nên tìm đến một vùng đất khác , bị kì thị, phân biệt, đối xử.

  • Không được chia ruộng đất.
  • Không được sống cùng trong không gian của ngôi làng, phải sống ở rìa làng hoặc ngoài đê.
  • Không được tham gia sinh hoạt bất cứ sinh hoạt cộng đồng nào của làng xã.

Gia cảnh: nghèo.

  • Gia đình chỉ có mẹ góa con côi, bố mất sớm.
  • Công việc bấp bênh, không ổn định: kéo xe bò thuê.

      -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề luyện thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Đề số 8 . Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON