YOMEDIA

Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 7 - Phòng GD&ĐT huyện Lai Vung (Mã đề 167)

Tải về
 
NONE

Nhằm đáp ứng nhu cầu tham khảo và luyện đề thi trước khi bước vào kì thi HK2 sắp tới, Học247 xin giới thiệu đến các em Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 7 của Phòng GD&ĐT huyện Lai Vung (Mã đề 167). Với cầu trúc gồm đề thi theo chuẩn kiến thức kỹ năng và đáp án chi tiết, các em sẽ dễ dàng nắm được các kiến thức cần trình bày khi làm bài thi. Chúc các em có một kì thi đạt kết quả cao!

ADSENSE
YOMEDIA

 PHÒNG GD&ĐT HUYỆN LAI VUNG                                                  ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

                                                                                                               NĂM HỌC: 2018 - 2019

                                                                                                                   MÔN: NGỮ VĂN 7

                                                                                                                     (MÃ ĐỀ: 167)

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm – mỗi câu 0,25 điểm)

A. PHẦN VĂN BẢN (2,0 điểm)

Câu 1: Các câu văn sau đây chứng minh cho điều gì?

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,….

 (Ngữ văn 7, tập hai)

A. Chứng minh truyền thống yêu nước của nhân dân ta theo dòng thời gian lịch sử

B. Chứng minh sức mạnh to lớn của lòng yêu nước

C. Chứng minh thế lực hùng mạnh của dân ta khi chống giặc ngoại xâm

D. Chứng minh sự đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh chiến thắng giặc ngoại xâm

Đọc kỹ đoạn trích sau để trả lời cho các câu hỏi từ câu 2 đến câu 5:

Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. […]

(Ngữ văn 7, tập hai)

Câu 2: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?

A. Sống chết mặc bay

B. Đức tính giản dị của Bác Hồ

C. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

D. Ý nghĩa văn chương

 Câu 3: Tác giả của văn bản đó là ai?

A. Phạm Văn Đồng

B. Hồ Chí Minh

C. Phạm Duy Tốn

D. Hoài Thanh

Câu 4: Từ “ cốt yếu” trong câu: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài” có nghĩa là gì?

A. Duy nhất

B. Một phần

C. Tất cả

D. Cái chính, cái quan trọng nhất

Câu 5: Nội dung chính của đoạn văn trên thể hiện điều gì?

A. Câu chuyện ấy rất có ý nghĩa

B. Nguồn gốc quan trọng nhất của văn chương

C. Đó là một câu chuyện hoang đường

D. Nguồn gốc duy nhất của văn chương

Đọc kỹ đoạn trích sau để trả lời cho các câu hỏi từ câu 6 đến câu 8:

Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời: - Bẩm… quan lớn…đê vỡ mất rồi! Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng: - Đê vỡ rồi!...Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

 (Ngữ văn 7, tập hai)

Câu 6: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?

A. Ý nghĩa văn chương

B. Đức tính giản dị của Bác Hồ

C. Sống chết mặc bay

D. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Câu 7: Tác giả của văn bản đó là ai?

A. Hồ Chí Minh

B. Phạm Văn Đồng

C. Phạm Duy Tốn

D. Hoài Thanh

Câu 8: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

A. Thái độ của mọi người trong đình khi nghe đê vỡ

B. Sự hống hách, vô trách nhiệm, vô lương tâm của tên quan phụ mẫu

C. Cảnh người dân hộ đê cực nhọc, vất vả

D. Nỗi sợ hãi của người dân và anh lính hầu khi đê vỡ

B. PHẦN TIẾNG VIỆT (2,0 điểm)

Câu 9: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” rút gọn thành phần nào?

A. Chủ ngữ

B. Chủ ngữ và vị ngữ

C. Vị ngữ

D. Trạng ngữ

Câu 10: Trong câu in đậm dưới đây, thành phần nào được lược bỏ?

- Bao giờ cậu đi Hà Nội?

- Ngày mai.

A. Chủ ngữ

B. Chủ ngữ - vị ngữ

C. Trạng ngữ

D. Vị ngữ

Câu 11: Trong các câu sau đây, câu nào là câu chủ động?

A. Lan được mẹ tặng một chiếc áo đẹp.

B. Ngôi nhà bị đất đá vùi lấp.

C. Thuyền bị gió làm lật.

D. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé.

Câu 12: Người nói (viết) thường tách trạng ngữ thành câu riêng nhằm mục đích gì?

A. Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định

B. Làm cho câu ngắn gọn hơn

C. Làm cho quan hệ ý nghĩa giữa chủ ngữ và vị ngữ được chặt chẽ

D. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn

Câu 13: Câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” thuộc loại câu nào?

A. Câu nghi vấn

B. Câu rút gọn

C. Câu đặc biệt

D. Câu đơn bình thường

Câu 14: Câu đặc biệt được in đậm sau đây dùng để làm gì?

Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi. (Nguyên Hồng)

A. Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong câu

B. Bộc lộ cảm xúc

C. Gọi đáp

D. Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

Câu 15: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu bị động?

A. Em được mọi người yêu mến.

B. Em được cô giáo khen ngoan.

C. Tay em bị đau.

D. Con chuột bị con mèo cắn.

Câu 16: Trạng ngữ được in đậm trong câu sau đây dùng để làm gì?

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. (Vũ Tú Nam)

 A. Xác định nguyên nhân diễn ra sự việc nêu trong câu

B. Xác định nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu

C. Xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu

D. Xác định cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu

 II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Tập làm văn: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “ Thất bại là mẹ thành công”.       

........HẾT.........

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

 

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm – mỗi câu 0,25 điểm)

A. PHẦN VĂN BẢN (2,0 điểm)

Câu 1: A

Câu 2: D                            

Câu 3: D

Câu 4: D

Câu 5: B

Câu 6: C

Câu 7: C

Câu 8: B

B. PHẦN TIẾNG VIỆT (2,0 điểm)

Câu 9: A

Câu 10: B

Câu 11: D

Câu 12: A

Câu 13: B

Câu 14: A

Câu 15: C

Câu 16: C

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Gợi ý làm bài

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận:

Bài viết có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài.

  • Mở bài nêu được điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.
  • Thân bài lần lượt trình bày các nội dung giải thích.
  • Kết bài nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người, bản thân

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

Giải thích câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”

c. Triển khai vấn đề:

Dẫn dắt vấn đề.

Giới thiệu câu tục ngữ : “Thất bại là mẹ thành công” và ý nghĩa của nó: trải qua khó khăn, thậm chí thất bại mới có thể dẫn đến thành công.

  • Giải thích:
  • Nghĩa đen:
    •  “Thất bại” là những vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống; là công việc đạt kết quả không như ta mong muốn.
    • “Thành công” là đạt được kết quả như ta mong muốn, công việc hoàn thành tốt đẹp.
    • “ Mẹ”: là người sinh ra con, tạo nên con.
  • Nghĩa bóng: Có lẽ mỗi con người chúng ta ai cũng đã từng trải qua một lần thất bại. Nếu con người biết vượt qua sự thất bại ấy thì đó là con đường dẫn đến thành công.

   -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 7 - Phòng GD&ĐT huyện Lai Vung (Mã đề 167). Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em ôn tập hiệu quả.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

     ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF