Nhằm giúp các em có thêm nguồn tài liệu học tập phong phú, HOC247 giới thiệu đến các em Đề kiểm tra bài viết số 7 HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 9 của Trường THCS Nguyễn Huệ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Đề có gợi ý chi tiết giúp các em tham khảo để làm bài tốt hơn. Cùng HOC247 thử sức với đề kiểm tra này nhé!
ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 7 HỌC KÌ 2 NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN 9
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
A. ĐỀ BÀI.
Đề 1: Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố).
Đề 2: Số phận và tính cách của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
Đề 3: Lấy nhan đề "Tình người trong chiếc lá", em hãy viết bài nêu suy nghĩ của mình về đoạn trích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri.
Đề 4: Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và Sóng của Ta-go.
Đề 5: Bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh.
Đề 6: Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng của Nguyễn Duy.
Đề 7: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
B.GỢI Ý LÀM BÀI
Đề 1: Số phận và tính cách nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.
I. Mở bài:
- Cùng với Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,… Nam Cao là một cái tên không thể thiếu khi nhắc tới những nhà văn hiện thực nhân đạo.
- Các sáng tác của ông vừa rất mực chân thực, vừa có một ý vị triết lí mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc.
- Truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong những tác phấm tiêu biểu như thế!
- Nhân vật Lão Hạc đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về một người nông dân hiền lành, chất phác, giàu lòng nhân ái, tự trọng đáng kính.
II.Thân bài:
1. Cuộc đời – cảnh ngộ của lão Hạc:
Người nông dân nghèo khó, gặp nhiều bất hạnh:
- Vợ mất sớm, nhà nghèo, con trai phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su.
- Sống cô đơn trong tuổi già, đối diện với nhiều rủi ro: ốm nặng, yếu, không có việc, hoa màu bị bão phá sạch.
- Có con chó vàng làm bầu bạn nhưng phải bán đi vì cảnh nghèo.
- Luôn canh cánh thương con, vì chưa lo được cho con trọn vẹn.
- Cùng đường, phải tìm đến cái chết thương tâm.
2. Phẩm chất, nhân cách của lão Hạc:
a. Giàu lòng nhân ái, có tấm lòng vị tha, nhân hậu.
b. Là người cha vô cùng thương con, lo lắng cho con.
c. Giàu lòng tự trọng.
3. Cái chết của lão Hạc:
Là một biến cố điển hình để nhân vật bộc lộ tính cách điển hình:
- Chết để tự giải thoát kiếp sống mòn.
- Chết vì quá thương con, muốn giữ trọn vốn liếng cho con,giữ tiếng cho con.
- Chết để tránh bị đẩy vào con đường tha hóa, biến chất.
- Đau đớn tự trừng phạt vì đã bán con Vàng ( đã đánh lừa nó)
- Cái chết như một sự hi sinh tàn khốc vì tương lai, nó chứng tỏ sự bế tắc của hiện tại.
- Minh chứng cho tấm lòng lương thiện.
- Minh chứng cho nỗi bất hạnh và phẩm giá của người nông dân Việt Nam trước cách mạng.
4. Suy nghĩ, đánh giá về nhân vật:
- Thương xót một con người bất hạnh.
- Trân trọng lòng tự trọng đáng quý.
- Yêu quý một con người giàu lòng nhân ái, yêu thương con.
III.Kết bài:
- Nhân vật lão Hạc là một thành công nghệ thuật của Nam Cao trong việc xây dựng hình tương người nông dân trước cách mạng tháng Tám: nghèo khổ , giàu lòng thương con, chất phác, đôn hậu, giàu lòng tự trọng…
- Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật.
- Cảm xúc của cá nhân ( trân trọng, yêu quý nhân vật. Nhân vật đã để lại suy nghĩ gì cho bản thân?).
Đề 2: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
Mở bài:
- Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ Bằng Việt trong trẻo, chân thật, có sức khái quát.Thơ ông thường khai thác những kỉ niệm về ước mơ của tuổi trẻ nên gần gũi với bạn đọc trẻ.
- Bài thơ “Bếp lửa” được Bằng Việt sáng tác năm 1963, khi ấy nhà thơ 22 tuổi, là sinh viên đang du học ở Liên Xô và mới bắt đầu đến với thơ.
- Hình ảnh “bếp lửa” đã để lại xúc cảm sâu lắng trong lòng người đọc.
II.Thân bài:
1. Đánh giá, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của bài thơ:
a. Nội dung:
- Gợi lại những kỉ niệm xúc động về người bà và tình bà cháu.
- Thể hiện những suy ngẫm sâu lắng, lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà.
- Thể hiện tình yêu đối với gia đình, quê hương, đất nước.
b. Nghệ thuật:
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, và bình luận.
- “Bếp lửa” gắn liền với hình ảnh người bà làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc về bà và tình bà cháu.
c. Nhận xét:
- Dung dị, rất thật, gợi lại những kỉ niệm về người bà và tình bà cháu.
- Tình cảm riêng tư nhưng mang ý nghĩa của cả một thế hệ người Việt Nam sinh ra trong chiến tranh.
2. Trình bày những suy nghĩ, đánh giá, cảm xúc về hình ảnh nghệ thuật “bếp lửa”:
a. “Bếp lửa” gợi kỉ niệm về bà, gợi xúc cảm của người cháu:
- Gợi hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình từ bao đời.
- Gợi liên tưởng đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của bà – người nhóm lửa…
- Gợi liên tưởng đến cuộc đời lam lũ, gian khó, sự chịu đựng gian khổ, hi sinh của người bà…
b. “Bếp lửa” gợi kỉ niệm thời thơ ấu bên bà:
- Gợi tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn, vắng cha mẹ.
- Gợi nhớ về tuổi thơ đằng đẵng được bà chăm chút, yêu thương.
- Mối lo giặc tàn phá xóm làng.
c. “Bếp lửa” gợi suy ngẫm về người bà, về cuộc đời bà:
- Cuộc đời lo toan, tần tảo sớm hôm.
- Là hậu phương vững chắc để các con yên tâm đi kháng chiến( “Vẫn vững lòng….vẫn được bình yên”)
d. “Bếp lửa” đã nhen lên ngọn lửa của sức sống, của niềm tin, của ước mơ và tình yêu thương:
- Nhen lên sức sống mãnh liệt.
- Nhen lên niềm tin (“Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dằng”…)
- Nhen lên niềm yêu thương (“Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”).
- Nhen lên những ước mơ, bồi đắp tâm hồn (“Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”). Hình ảnh bếp lửa vì vậy mà trở thành thiêng liêng gợi nhắc cháu nhớ về nơi quê cha đất tổ - nơi cội nguồn sinh dưỡng.
- Bà nhóm lửa, giữ lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ tiếp nối.
3. Ý nghĩa của hình ảnh “bếp lửa” và bức thông điệp của nhà thơ:
a. Ý nghĩa của hình ảnh “bếp lửa”:
- Là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, có giá trị thẩm mĩ cao( vừa cụ thể, vừa chân thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng, góp phần thể hiệnchiều sâu triết lí của bài thơ).
- “Bếp lửa” và hình ảnh người bà đã trở thành biểu tượng cho hình ảnh của quê hương, đất nước.
- “Bếp lửa” đã trở thành kỉ niệm ấm lòng, là nguồn động viên nâng bước người cháu trên chặng đường phía trước.
b. Bức thông điệp của nhà thơ:
- Con người dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng luôn nhớ về cội nguồn sinh dưỡng, nhớ về quê hương, đất nước với niềm tự hào.
- Quê hương có những người thân yêu đã hi sinh cả cuộc đờivì mình.
- Thế hệ cha ông đã quên mình làm nên những kì tích vĩ đại.
III. Kết bài:
Khẳng định giá trị của bài thơ và hình ảnh “bếp lửa”:
- Bài thơ hay, có giá trị, chứa đựng một triết lí thầm kín:những gì là thân thiết của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình của cuộc đời.
- Tình cảm yêu quý, biết ơn của người cháu đối với bà trong bài thơ chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình,quê hương và đó cũng là sự khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu quê hương,đất nước.
Cảm xúc của cá nhân: Bài thơ có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân? Cảm nhận sâu sắc nhất qua bài thơ?
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề kiểm tra bài viết số 7 HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 9 - Trường THCS Nguyễn Huệ. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---