Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nghĩa Tân. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới.
TRƯỜNG THPT NGHĨA TÂN |
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2019 - 2020 |
0001: Chọn phương trình phản ứng đúng để điều chế FeCl2:
A. Fe + Cl2 → FeCl2 B. FeSO4 + 2KCl → FeCl2 + K2SO4
C. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 D. Fe + MgCl2 → Mg + FeCl2
0002: Trộn 0,54 gam bột nhôm với Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp X. Hòa tan hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp hợp khí gồm NO, NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:3. Tính thể tích (đktc) khí NO và NO2 lần lượt là
A. 0,224 và 0,672 B. 6,72 và 2,24 C. 2,24 và 6,72 D. 0,672 và 0,224
0003: Trộn 0,54 gam Al với 1,6 gam Fe2O3 rồi nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng sắt kim loại trong hỗn hợp sau phản ứng là
A. 52,34%. B. 57,14%. C. 9,52%. D. 38,10%.
0004: Nguyên tử Fe có Z = 26, cấu hình e của Fe là
A. [Ar ] 3d7 4s1. B. [Ar ] 3d6 4s2. C. [Ar ] 4s13d7. D. [Ar ] 4s23d6.
0005: Khối lượng K2Cr2O7 cần lấy để td đủ với 0,6 mol FeSO4trong dung dịch ( có H2SO4 làm môi trường ) là
A. 26,4 g. B. 27,4 g. C. 28,4 g. D. 29,4 g.
0006: Dùng quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để sản xuất thành 800 tấn gang có hàm lượng sắt là 95%. Hiệu suất quá trình sản xuất là 90%. Khối lượng quặng manhetit cần dùng là
A. 1166,1 tấn. B. 1311,9 tấn. C. 1049,52 tấn. D. 1457,7 tấn.
0007: Hòa tan 10g hỗn hợp bột Fe và Fe2O3 bằng một lượng dung dịch HCl vừa đủ thu được 1,12 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là
A. 89 gam B. 9 gam C. 2,8 gam D. 7,2 gam
0008: Chất nào dưới đây là chất khử oxit sắt trong lò cao?
A. Na B. CO C. Al D. H2
0009: Cho phản ứng của Fe với Oxi như hình vẽ sau:
Vai trò của lớp nước ở đáy bình là:
A. Giúp cho phản ứng của Fe với Oxi xảy ra dễ dàng hơn.
B. Hòa tan Oxi để phản ứng với Fe trong nước.
C. Tránh vỡ bình vì phản ứng tỏa nhiệt mạnh
D. Cả 3 vai trò trên.
0010: Để chuyển FeCl3 → FeCl2 ta có thể sử dụng nhóm chất nào sau đây?
A. Cu, Ag B. HCl, Cl2 C. Fe, Cu D. Cl2, Cu
0011: Khử hoàn toàn hỗn hợp Fe2O3 & CuO bằng CO thu được số mol CO2 tạo ra từ các oxit có tỉ lệ tương ứng là 3:2. % theo khối lượng của Fe2O3 & CuO trong hỗn hợp lần lượt là
A. 75,5% & 24,5%. B. 25% & 75%. C. 75% & 25%. D. 50% & 50%.
0012: Cho luồng khí CO (dư) đi qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe3O4, FeO, Fe2O3 ; MgO; Al2O3, ZnO nung ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, số kim loại thu được là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
0013: Nhúng thanh sắt( đã đánh sạch) vào các dung dịch ở ba thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: nhúng vào dung dịch CuSO4.
- Thí nghiệm 2: nhúng vào dung dịch NaOH.
- Thí nghiệm 3: nhúng vào dung dịch Fe2(SO4)3.
Giả sử rằng các kim loại sinh ra( nếu có) đều bám vào thanh sắt thì nhận xét nào sau đây đúng?
A. Ở thí nghiệm 2 khối lượng thanh sắt không đổi. B. Ở thí nghiệm 1 khối lượng thanh sắt giảm.
C. Ở thí nghiệm 3 khối lượng thanh sắt không đổi. D. Tất cả đều đúng.
0014: Hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 là:
A. Dung dịch chuyển từ không màu sang màu da cam. B. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang không màu.
C. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam. D. Dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
0015: Các số oxi hoá đặc trưng của crom trong hợp chất là:
A. +2, +3, +6. B. +2; +4, +6. C. +1, +2, +4, +6. D. +3, +4, +6.
0016: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Cr(OH)3 là bazơ B. Cr2O3 là oxit lưỡng tính
C. CrO3 là một oxit axit D. Điều chế Cr bằng phản ứng nhiệt nhôm
0017: Giải thích ứng dụng nào sau đây của crom là không hợp lý?
A. Ở điều kiện thường, crom tạo được lớp màng oxit mịn, bền chắc nên crom được dùng để mạ bảo vệ thép
B. Crom là kim loại nhẹ nên được sử dụng tạo các hợp kim dùng trong ngành hàng không.
C. Crom làm hợp kim cứng và chịu nhiệt tốt hơn, nên dùng chế tạo thép cứng không gỉ, chịu nhiệt.
D. Crom là kim loại cứng nhất, có thể dùng để cắt thủy tinh.
0018: Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình
A. thiếc bị ăn mòn điện hóa. B. sắt bị khử.
C. thiếc bị ăn mòn hóa học. D. sắt bị ăn mòn điện hóa.
0019: Hoà tan 2,4 gam một oxit sắt vừa đủ 900 ml dung dịch HCl 0,1M. Công thức của oxit sắt nói trên là
A. Fe2O3. B. FeO. C. Fe3O4. D. Không xác định được
0020: Có thể dùng dung dịch nào sau đây để hòa tan hoàn toàn một mẫu gang?
A. Dung dịch HNO3 đặc, nóng. B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch H2SO4 loãng.
0021: Trong số các chất sau đây, chất nào có hàm lượng sắt nhiều nhất?
A. FeS2. B. Fe2O3. C. Fe2(SO4)3. D. Fe3O4.
0022: Cần bao nhiêu tấn Fe3O4 để có thể luyện được 8 tấn sắt (chứa 20% tạp chất), theo phản ứng nhiệt nhôm biết hiệu suất phản ứng là 80%
A. 12,00 B. 13,81 C. 11,05 D. 8,82
0023: Hơp chất nào dưới đây của sắt vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?
A. Fe(NO3)3. B. FeO. C. Fe2O3. D. Fe(OH)3.
0024: Cho 18,4 g (Fe, Cu) tác dụng với dung dịch chứa 0,4 mol AgNO3 sau phản ứng hoàn toàn thu được 49,6 gam hai kim loại. Tính khối lượng của Cu trong hỗn hợp đầu?
A. 6,4 gam B. 3,2 gam C. 5,6gam D. 12,8g
0025: Chỉ dùng một thuốc thử hãy nhận biết 2 chất rắn Fe3O4 và Fe2O3 :
A. Dung dịch H2SO4 loãng B. Dung dịch HNO3 đặc C. Dung dịch HCl D. Dung dịch CuSO4
0026: Cho 0,04 mol bột Fe phản ứng với lượng vừa đủ dd AgNO3, khi phản ứng hoàn toàn thì thu được chất rắn và dung dịch X. Cô cạn dd X thì thu được bao nhiêu gam muối tạo thành: ( Fe=56 ; Ag=108)
A. 8,64g B. 12,96g C. 9,68g D. 4,32g
0027: Theo định nghĩa: Gang là hợp kim của sắt …
A. có từ 6 → 10% C và một ít S, Mn, P, Si. B. có từ 2% → 5% C và một ít S, Mn, P, Si.
C. có từ 6% → 10% C và một lượng rất ít S, Mn, P, Si. D. có từ 0,01% → 2% C và một ít S, Mn, P, Si.
0028: Cho hỗn hợp gồm 5,6g Fe và 9,6g Cu vào dung dịch AgNO3 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 38,8g chất rắn. Thể tích dung dịch AgNO3 đã dùng:
A. 0,6 lit B. 1 lit C. 1,2 lit D. 0,4 lit
0029: Tính chất vật lý nào sau đây không phải là tính chất của sắt?
A. Dẫn điện kém đồng. B. Là kim loại nhẹ, màu trắng bạc.
C. Tính dẻo. D. Tính nhiễm từ.
0030: Đốt 11,2 gam Fe trong bình kín chứa khí Cl2, thu được 18,3 gam chất rắn X. Cho toàn bộ X vào dung dịch AgNO3 dư đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Xác định m?
A. 28,7 B. 43,2 C. 56,5 D. 71,19
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nghĩa Tân. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: