Hoc247 giới thiệu đến các em học sinh Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn GDCD 12 - Trường THPT Chi Lăng. Giúp các em tham khảo và rèn luyện đánh giá kiến thức của mình. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích giúp các em trong quá trình học tập.
Trường THPT Chi Lăng Họ và Tên………………………………… Lớp 12a |
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK I MÔN: GDCD Năm học: 2016-2017 Thời gian: 45 phút |
ĐỀ 1
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
TL |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Câu |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
TL |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Câu 1. Chị B tham gia kinh doanh đã đóng thuế đầy đủ đúng quy định.Ta nói chị B đã:
A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật.
Câu 2. Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt anh A vì chở quá số người quy định.Cảnh sát giao thông đã:
A. Áp dụng pháp luật B. Sử dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 3. Học sinh A chạy xe đến ngã tư có tín hiệu đèn đỏ thì dừng lại. Ta nói học sinh A đã :
A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 4. Người có hành vi tham nhũng là người như thế nào?
A. Vi phạm pháp luật B. Không vi phạm pháp luật
C. Sai phạm nặng hơn vi phạm pháp luật D. Vi phạm kỉ luật
Câu 5. Người có hành vi tham nhũng không phải chịu trách nhiệm pháp lí gì?
A. Trách nhiệm hình sự B. Trách nhiệm hành chính
C. Trách nhiệm kỉ luật D. Trách nhiệm dân sự
Câu 6. Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc là:
A. Các bên cùng có lợi. B. Đoàn kết giữa các dân tộc.
C. Bình đẳng. D. Tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số.
Câu 7. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là:
A. Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng, giữa anh, chị, em.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng, giữa các thành viên trong gia đình.
C. Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con.
D. Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng, giữa ông bà và cháu.
Câu 8. Anh H.T.T thấy cháu M đang bị đuối nước đã nhảy xuống cứu giúp, đưa em lên bờ.Ta nói anh H.T.T đã:
A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 9. Trách nhiệm pháp lí là………(1)……..mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu ……(2)………từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
A. Nghĩa vụ (1), hậu quả bất lợi (2) B. Nghĩa vụ (1), hậu quả (2)
C. Việc làm (1), thiệt hại (2) D. Việc làm (1), hậu quả bất lợi (2)
Câu 10. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị huỷ hôn thì hai bên nam, nữ phải……………...quan hệ như vợ chồng.
A. Duy trì B. Tạm hoãn C. Chấm dứt D. Tạm dừng
Câu 11. Mục đích của hôn nhân là:
A. Duy trì nòi giống.
B. Xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững, tiến bộ.
C. Đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội
D. Thỏa mãn tình yêu chân chính.
Câu 12. Anh B điều khiển xe mô tô lưu thông trên đường mà không đội mũ bảo hiểm.Trong trường hợp này, anh B đã vi phạm:
A. Kỉ luật. B. Dân sự. C. Hình sự. D. Hành chính
Câu 13. Đối tượng phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra là những người:
A. Đủ 16 tuổi trở lên B. Đủ 14 tuổi trở lên C. Đủ 15 tuổi trở lên D. Đủ 18 tuổi trở lên
Câu 14. Chọn phát biểu sai về biểu hiện của bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.
A. Lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích chung của gia đình, dòng họ, trên nói dưới nghe.
B. Các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.
C. Tập thể gia đình quan tâm đến lợi ích từng cá nhân, từng cá nhân quan tâm đến lợi ích chung của gia đình.
D. Các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình.
Câu 15. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các:
A. Quan hệ xã hội B. Quy tắc ứng xử trong xã hội.
C. Quy tắc quản lý nhà nước. D. Quy tắc hành chính nhà nước.
Câu 16.: Khẩu hiệu nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo đối với đạo và đất nước:
A. Kính chúa yêu nước. B. Tốt đời đẹp đạo.
C. Buôn thần bán thánh. D. Đạo pháp dân tộc.
Câu 17. Yếu tố quan trọng nhất dùng để phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan là:
A. Hậu quả xấu để lại. B. Niềm tin. C. Nguồn gốc. D. Nghi lễ.
Câu 18. Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ…………….do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ.
A. Lao động, công vụ nhà nước. B. Tài sản và quan hệ nhân thân.
C. Lao động và quan hệ kinh doanh. D. Lao động
[--xem online hoặc tải về máy--]
Trên đây là một phần Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn GDCD lớp 12 - Trường THPT Chi Lăng. Để xem đầy đủ nội dung đề và đáp án các em hãy xem online hoặ tải về máy để thuận lợi cho việc tham khảo và ôn tập của mình. Chúc các em học tốt.