YOMEDIA

Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Địa lớp 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Lê Qúy Đôn

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo Đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Địa năm 2018-2019 - Trường THPT Lê Quý Đôn có đáp án do Hoc247 tổng hợp. Hy vọng đề thi sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi và có quá trình ôn tập thật hiệu quả để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. 

ATNETWORK
YOMEDIA

                                                                     ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT HỌC KỲ I

 TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN               MÔN ĐỊA LÝ - KHỐI 12  - BAN CƠ BẢN

                                                                                  Năm học 2018-2019

(Đáp án gồm 04 trang)               (Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8,0 điểm)

Câu 1 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4,5 hãy cho biết tỉnh nào dưới đây có đường biên giới giáp với Lào:              

A. Quảng Ngãi.            

B. Sơn La.

C. Yên Bái.

D. Bình Định.

Câu 2 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, các cao nguyên của vùng núi Tây Bắc là

A. Kon Tum, Mơ Nông, Lâm Viên, Sín Chải.

B. Đắc Lắc, Kon Tum, Mộc Châu, Sơn La.

C. Sơn La, Sín Chải, Ta Phình, Mộc Châu.

D. Mơ Nông, Pleiku, Lâm Viên, Ta Phình.

Câu 3 : Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên

 A. có nhiều tài nguyên sinh vật qu‎y giá.

B. khí hậu có hai mùa rõ rệt.

C. có sự phân hóa tự nhiên theo lãnh thổ rõ rệt.

D. cán cân bức xạ quanh năm dương.

Câu 4 : Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành gió mùa là

A. Sự chênh lệch  khí áp giữa lục địa và đại dương.

B. Sự hạ khí áp đột ngột.

C. Sự chênh lệch độ ẩm giữa ngày và đêm.

D. Sự chênh lệch nhiệt và khí áp giữa lục địa  và đại dương.

Câu 5 : Nguyên nhân cơ bản dẫn đến phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển là:

A. Môi trường biển dễ bị chia cắt.

B. Tài nguyên biển đa dạng.

C. Tài nguyên biển bị suy giảm nghiêm trọng.

D. Môi trường biển mang tính biệt lập.

Câu 6 : Vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển của nước ta là

A. vùng đặc quyền kinh tế.

B. vùng lãnh hải.

C.vùng tiếp giáp lãnh hải. 

D.vùng thềm lục địa.

Câu 7: Quá trình feralit hóa diễn ra mạnh mẽ ở vùng

A. Đồng bằng.     

B. Đồi 

C. Ven biển.    

D. Vùng núi.   

Câu 8 : Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở độ cao (m)

A. Trên 1600 – 1700 

B. Dưới 600 – 700.        

C. Từ 600 – 700 đến 1600 – 1700. 

D. Trên 600 – 700

Câu 9 : Cho biểu đồ:

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM Ở MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM.

          

lượng mưa của Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh lần lượt là...mm

A. 687; 1868; 245. 

B. 1676; 2868; 1931. 

C. 2665; 3868; 3671.

D. 2665; 3868; 3671. 

Câu 10 : Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc đã tác động làm cho khí hậu nước ta có đặc điểm nào dưới  đây ? 

A. lượng mưa trong năm lớn.     

B. có nền nhiệt độ cao.        

C. có bốn mùa rõ rệt.  

D. thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa. 

Câu 11 : Khí hậu được phân chia thành hai mùa khô và mưa rõ rệt là ở 

A. Tây Bắc.  

B. Miền Bắc.   

C. Bắc Trung Bộ. 

D. Miền Nam.  

Câu 12 : Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi: 

A. Trường Sơn Bắc.   

B. Tây Bắc.    

C. Đông Bắc.

D. Trường Sơn Nam 

Câu 13 : Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Tây Bắc và Đông Bắc là

A. Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên. 

B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế.

C. Nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam. 

D. Có nhiều khối núi cao, đồ sộ. 

Câu 14 : Điểm giống nhau về tự nhiên của vùng ven biển phía Đông Trường Sơn Nam và vùng Tây Nguyên là 

A. Có một mùa khô sâu sắc 

B. Mùa mưa vào hạ thu (từ tháng V – X). 

C. Mưa và thu đông (từ tháng IX, X – I, II). 

D. Về mùa hạ có gió Tây khô nóng. 

Câu 15 : Điểm khác chủ yếu của đồng bằng sông Hồng so với đồng bằng sông Cửu Long là ở đồng bằng sông Hồng có 

A. hệ thống đê điều ven sông chia đồng bằng thành nhiều ô. 

B. hệ thống kênh rạch chằng chịt, một số vùng thấp trũng. 

C. thủy triều xâm nhập gần như toàn bộ đồng bằng về mùa cạn. 

D. diện tích rộng hơn đồng bằng sông Cửu Long gần 3 lần. 

Câu 16 : So với toàn bộ lãnh thổ (phần đất liền), khu vực đồi núi nước ta chiếm tới 

A. 2/3 diện tích.    

B. 3/5 diện tích. 

C. 4/5 diện tích.   

D. 3/4diện tích. 

Câu 17 : Đây là điểm khác biệt về khí hậu giữa Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 

A. Chỉ có Nam Trung Bộ mới có khí hậu cận Xích đạo. 

B. Mùa mưa của Nam Trung Bộ sớm hơn. 

C. Nam Trung Bộ không chịu ảnh hưởng của phơn Tây Nam. 

D. Mùa mưa ở Nam Trung Bộ chậm hơn.

Câu 18 : Gió thổi vào nước ta mang lại thời tiết lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh ẩm vào cuối mùa đông cho miền Bắc là 

A. Gió Đông Bắc. 

B. Gió mậu dịch nửa cầu Nam.   

C. Gió Tây Nam từ vịnh Tây Bengan. 

D. Gió Mậu dịch nửa cầu Nam.

Câu 19 : Nguyên nhân gây mưa lớn và kéo dài ở các vùng đón gió Nam Bộ và Tây Nguyên là do hoạt động của 

A. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam. 

B. Gió Đông Bắc xuất phát từ áp cao Xibia. 

C. Gió tín phong xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Bắc. 

D. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ vịnh Bengan.

Câu 20 : Hình dáng lãnh thổ hẹp ngang và kéo dài theo chiều kinh tuyến có tác động đến đặc điểm tự nhiên nước ta và được thể hiện ở 

A. giữa đồi núi với ven biển. 

B. phân hóa giữa miền Bắc với miền Nam.   

C. phân hóa giữa đất liền và biển. 

D. giữa miền núi và đồng bằng.                     

Câu 21 : Cho biểu đồ:

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM Ở MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM.

          

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? 

A. Huế có lượng mưa cao nhất, cao hơn Hà Nội 1,5 lần. 

B. Huế có lượng mưa cao nhất, cao hơn Hà Nội 1,7 lần. 

C. Huế có lượng mưa cao nhất, cao hơn TP Hồ Chí Minh 1,3 lần. 

D. Huế có lượng mưa cao nhất, Hà Nội có lượng mưa đứng thứ 2.

Câu 22 : Tác dụng của đánh bắt xa bờ đối với ngành thủy sản là 

A. Bảo vệ được vùng trời 

B. Bảo vệ được vùng thềm lục địa 

C. Giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy sản. 

D. Giúp bảo vệ vùng biển

Câu 23 : Căn cứ vào bản đồ khí hậu chung ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, gió mùa mùa đông của nước ta có hướng 

A. Tây Bắc.   

B. Tây Nam. 

C. Đông Bắc.   

D.Đông Nam.   

Câu 24 : Đặc điểm nào sau đây không phải của dải đồng bằng ven biển miền Trung? 

A. Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. 

B. Đất thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông. 

C. Được hình thành do các sông bồi đắp. 

D. Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông lớn.

Câu 25 : Hệ sinh thái vùng ven biển nước ta chiếm ưu thế nhất là  

A. Hệ sinh thái trên đất phèn 

B. Hệ sinh thái rừng trên đất, đá pha cát ven biển 

C. Hệ sinh thái rừng ngập mặn 

D. Hệ sinh thái rừng trên đảo và rạn san hô

Câu 26 : Vị trí địa lí nước ta tiếp giáp biển, nên Biển  có tác động đến đặc điểm tự nhiên nước ta và được thể hiện ở 

A. khí hậu có hai mùa rõ rệt. 

B. thiên nhiên xanh tốt nhiều sức sống. 

C. nhiều tài nguyên khoáng sản và sinh vật. 

D. nền nhiệt độ cao, nhiều ánh nắng.

Câu 27 : Thách thức lớn nhất đối với nước ta khi nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới là

A. chịu sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường khu vực và quốc tế. 

B. trở thành thị trường tiêu thụ của các nước phát triển. 

C. phải nhập khẩu nhiều hàng hóa, công nghệ tiên tiến. 

D. đội ngũ lao động có tay nghề cao di cư đến các nước phát triển.

Câu 28 : Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là  

A. Đới rừng xích đạo. 

B. Đới rừng gió mùa cận xích đạo.   

C. Đới rừng gió mùa nhiệt đới.   

D. Đới rừng nhiệt đới.

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung đề kiểm tra HK1 môn Địa lý lớp 12 năm 2018-2019 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON