Để giúp các em dễ dàng hơn trong việc ôn tập, hệ thống kiến thức quan trọng cũng như thử sức mình trước các dạng câu hỏi của Vật lí 10 CTST trước bài thi Học kì 1 sắp đến, HOC247 xin giới thiệu đến các em Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lí 10 CTST năm 2023-2024. Chúc các em ôn tập tốt và đạt được kết quả cao nhé!
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Mở đầu
a. Đối tượng nghiên cứu của Vật Lí gồm các dạng vận động của vật chất và năng lượng.
b. Mục tiêu nghiên cứu của Vật lí là tìm được quy luật tổng quát chi phối sự biến đổi và vận hành của vật chất, năng lượng
c. Phương pháp nghiên cứu của Vật lí thường sử dụng là phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết. Hai phương pháp bổ trợ cho nhau, trong đó phương pháp thực nghiệm có tính quyết định.
d. Ảnh hưởng của Vật lí:
- Vật lí ảnh hưởng mạnh mẽ và có tác động làm thay đổi mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Dựa trên nền tảng Vật lí, công nghệ mới được sáng tạo với tốc độ vũ bão.
- Kiến thức Vật lí trong các phân ngành được áp dụng kết hợp để tạo ra kết quả tối ưu. Các kĩ năng Vật lí như tính chính xác, đúng thời điểm và thời lượng, quan sát, suy luận nhạy bén …đã thành kĩ năng sống cần có của con người hiện đại.
e. Vấn đề an toàn trong nghiên cứu và học tập môn vật lí
- Khi nghiên cứu và học tập Vật lí, ta cần phải:
- Hiểu được thông tin liên quan đến các rủi ro và nguy hiểm có thể xảy ra.
- Tuân thủ và áp dụng các biện pháp bảo vệ để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.
- Quan tâm, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
- Trong phòng thí nghiệm ở trường học, những rủi ro và nguy hiểm phải được cảnh báo rõ ràng bởi các biển báo. Học sinh cần chú ý sự nhắc nhở của nhân viên phòng thí nghiệm và giáo viên về các quy định an toàn. Ngoài ra, các thiết bị bảo hộ cá nhân cần phải được trang bị đầy đủ.
f. Các loại sai số và cách hạn chế :
---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
1.2. Mô tả chuyển động
a. Tốc độ
- Tốc độ trung bình của vật (vtb) \({{v}_{tb}}=\frac{s}{\Delta t}\)(s là quãng đường vật đi được trong thời gian )
- Tốc độ tức thời (v) là tốc độ trung bình trong khoảng thời gian rất nhỏ diễn tả sự nhanh chậm của chuyển động tại thời điểm đó.
b. Độ dịch chuyển
- Độ dịch chuyển được xác định bằng độ biến thiên tọa độ của vật \(d={{x}_{2}}-{{x}_{1}}=\Delta x\)
c. Vận tốc
- Vận tốc trung bình \(\overrightarrow{{{v}_{tb}}}=\frac{{\vec{d}}}{\Delta t}=\frac{\Delta \vec{x}}{\Delta t}\)
- Vận tốc tức thời là vận tốc trung bình trong khoảng thời gian rất nhỏ. Độ lớn của vận tốc tức thời là tốc độ tức thời.
- Vận tốc tức thời của vật tại một thời điểm được xác định bởi độ dốc của tiếp tuyến với đồ thị (d-t) tại điểm đang xét. Tốc độ túc thời tại một điểm chính là độ lớn của độ dốc tiếp tuyến của đồ thị (d-t) tại điểm đó.
d. Công thức xác định vận tốc tổng hợp
- Vận tốc tuyệt đối (vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên) bằng tổng vận tốc tương đối (vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động) và vận tốc kéo theo (vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên).
\({{\vec{v}}_{13}}={{\vec{v}}_{12}}+{{\vec{v}}_{23}}\)
1.3. Chuyển động biến đổi đều
---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
1.4. Ba định luật newton. Một số lực trong thực tiễn
a. Định luật I Newton
- Một vật nếu không chịu tác dụng của lực nào (vật tự do) thì vật đó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi.
- Ý nghĩa của định luật I Newton: Lực không phải là nguyên nhân gây ra chuyển động, mà là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc chuyển động của vật
b. Định luật II Newton
- Gia tốc của vật có cùng hướng với lực tác dụng của vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. \(\vec{a}=\frac{{\vec{F}}}{m}\)
- Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. Vật có khối lượng càng lớn thì càng khó thay đổi vận tốc tức là gia tốc càng nhỏ, nghĩa là vật có mức quán tính lớn. Ngược lại vật có khối lượng nhỏ thì mức quán tính nhỏ.
c. Lực bằng nhau - Lực không bằng nhau
- Hai lực bằng nhau: Khi lần lượt tác dụng vào cùng một vật sẽ gây ra lần lượt hai vecto gia tốc bằng nhau (giống nhau về hướng và bằng nhau về độ lớn)
- Hai lực không bằng nhau: Khi tác dụng lần lượt vào cùng một vật sẽ gây ra lần lượt hai vecto gia tốc khác nhau (về hướng hoặc độ lớn).
- Nếu cho hai lực đồng thời tác dụng vào cùng một vật theo hướng ngược nhau, ta có hai trường hợp có thể xảy ra:
+ Vật đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. Hai lực này được gọi là hai lực cân bằng.
+ Vật thu gia tốc và chuyển động theo hướng của lực có độ lớn lớn hơn. Hai lực này được gọi là hai lực không cân bằng.
---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
1.5. Moment lực. Điều kiện cân bằng
---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
2. Bài tập tự tuyện
Bài tập 1: Một vật có khối lượng m và thể tích V, có khối lượng riêng \(\rho \) được xác định bằng công thức \(\rho =\frac{m}{V}\). Biết sai số tương đối của m và V lần lượt là 12% và 5%. Hãy xác định sai số tương đối của \(\rho \).
Bài tập 2: Một bánh xe có bán kính là R = 10,0 ± 0,5 cm. Sai số tương đối của chu vi bánh xe là bao nhiêu?
Bài tập 3: Hình 3.1 thể hiện nhiệt kế đo nhiệt độ t1 \({{(}^{{}^\circ }}C)\) và t2 \({{(}^{{}^\circ }}C)\) của một dung dịch trước và sau khi đun. Hãy xác định và ghi kết quả độ tăng nhiệt độ t của dung dịch này.
Bài tập 4: Một ô tô chạy từ địa điểm A đến địa điểm B với vận tốc 40 km/h. Sau đó ô tô quay trở về A với tốc độ 60 km/h. Giả sử ô tô luôn chuyển động thẳng đều.
a) Tính tốc độ trung bình của ô tô trên cả đoạn đường đi và về.
b) Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường đi và về.
Bài tập 5: Một người bắt đầu cho xe máy chạy trên một đoạn đường thẳng: trong 10 giây đầu xe chạy được quãng đường 50 m, trong 10 giây tiếp theo xe chạy được 100 m. Tốc độ trung bình của xe máy trong 20 giây đầu tiên là bao nhiêu?
Bài tập 6: Hình 4.5 mô tả đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe, hãy nêu đặc điểm chuyển động của mỗi xe.
Bài tập 7: Một xe tải chạy với tốc độ 40 km/h và vượt qua một xe gắn máy đang chạy với tốc độ 30 km/h. Vận tốc của xe máy so với xe tải bằng bao nhiêu?
Bài tập 8: Một chiếc tàu chở hàng đang rời khỏi bến cảng để bắt đầu chuyến hải trình với tốc độ 15 hải lí/h. Hãy xác định tốc độ rời bến cảng của tàu so với cảng trong hai trường hợp sau:
a) Khi tàu rời cảng, nước chảy cùng chiều chuyển động của tàu với tốc độ 3 hải lí/h.
b) Khi tàu rời cảng, nước chảy ngược chiều chuyển động của tàu với tốc độ 2 hải lí/h.
Bài tập 9: Hai xe buýt xuất phát cùng lúc từ hai bến A và B cách nhau 40 km. Xe buýt xuất phát từ A đến B với tốc độ 30 km/h và xe buýt xuất phát từ B đến A với tốc độ 20 km/h. Giả sử hai xe buýt chuyển động thẳng đều.
a) Sau khi rời bến bao lâu thì hai xe gặp nhau trên đường?
b) Tính quãng đường của hai xe đã đi được khi hai xe gặp nhau.
Bài tập 10: Một xe chuyển động chậm dần đều với tốc độ đầu 36 km/h. Trong giây thứ 6 xe đi được 7,25 m. Tính quãng đường xe đi được trong giây thứ 8.
---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lý 10 CTST năm học 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.