Nội dung Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Sinh học 10 Chân trời sáng tạo năm 2023-2024 do HOC247 tổng hợp bao gồm: các kiến thức được tóm tắt ngắn gọn, đầy đủ và các bài tập vạn dụng sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong việc ôn tập, hệ thống kiến thức quan trọng cũng như thử sức mình trước các dạng bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo trước kỳ thi Học kì 1 sắp đến. Chúc các em ôn tập tốt và đạt được kết quả cao nhé!
1. Ôn tập lý thuyết
1.1. Thành phần hóa học của tế bào
a. Tế bào
- Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng nhỏ nhất của mọi sinh vật sống.
- Những sinh vật được cấu tạo từ một tế bào được gọi là sinh vật đơn bào; những sinh vật được cấu tạo từ nhiều tế bào gọi là sinh vật đa bào. Ở sinh vật đa bào, sự phối hợp của nhiều loại tế bào chuyên hóa hình thành các cấp dộ tổ chức cao hơn như mô và hệ cơ quan.
b. Nguyên tố hóa học và nước
- Dựa vào tỉ lệ phần trăm khối lượng cơ thể, các nguyên tố được chia thành hai nhóm: là nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng (chiếm tỉ lệ < 0,01%).
- Nguyên tử cacbon có 4 electron tự do tam gia liên kết với các nguyên tử khác (O, H, P …), hình thành nên bộ khung carbon cho hầu hết các đại phân tử của tế bào (Cacbohidrat, cellulose, nucleic acid …).
- Nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng hai liên kết cộng hoá trị. Nước chiếm 70 - 90% khối lượng tế bào
c. Phân tử sinh học
- Các phân tử sinh học chính bao gồm protein, lipid, carbohydrate, nucleic acid. Ngoài ra các phân tử nhỏ là các sản phẩm trao đổi chất như aldehyde, alcohol, vitamin, hormone …
- Cấu tạo của DNA: cấu trúc xoắn kép gồm 2 mạch polynucleotide song song và ngược chiều nhau, xoắn trái sang phải. Mỗi chu kì xoắn có 10 cặp nucleotide. Hai mạch polynucleotide liên kết với nhau theo nguyên tác bổ sung:
+ A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogen
+ G liên kết với X bằng 3 liên kết hydrogen
- Có 3 loại RNA là:
+ mRNA (RNA thông tin): dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã, truyền đạt thông tin di trueyefn từ DNA đến ribosome.
+ tRNA (RNA vận chuyển): vận chuyển các amino acid đến ribosome để dịch mã
+ rRNA (RNA ribosome): là thành phần chủ yếu cấu tạo nên ribosome.
1.2. Cấu trúc tế bào
a. Tế bào nhân sơ
- Cấu tạo tế bào nhân sơ rất đơn giản, gồm 3 phần: màng tế bào, tế bào chất và vùng nhân.
- Dựa vào độ dày của thành tế bào để chia vi khuẩn thành 2 nhóm: vi khuẩn gram âm (Gr-) và vi khuẩn gram dương (Gr+).
+ Màng tế bào được cấu tạo từ lớp phospholipid và protein, là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi chất và năng lượng của tế bào.
+ Ngoài ra còn có: vỏ nhầy, lông, roi
- Tế bào chất nằm giữa màng tế bào và vùng nhân, được cấu tạo từ bào tương. Tế bào chất là nơi diễn ra các phản ứng hóa sinh để đảm bảo hoạt động sống của tế bào.
- Vùng nhân của vi khuẩn là nơi DNA duy nhất dạng vòng, mạch kép tồn tại. Ngoài DNA vùng nhân, một số loại vi khuẩn có plasmit, là các phân tử DNA nhỏ dạng vòng, mạch kép và chứa nhiều gen kháng thuốc kháng sinh.
b. Tế bào nhân thực
- Có kích thước lớn và cấu tạo phức tạp hơn tế bào nhân sơ. Chính thức có màng nhân ngăn cách chất nhân và tế bào chất. Có hàng loạt bào quan có màng bọc, chuyên hóa những chức năng riêng biệt.
+ Mỗi tế bào nhân thực có một nhân. Trong nhân có chứa DNA điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
+ Bào tương chiếm 50% khối lượng tế bào, chủ yếu là nước và ion, chất hữu cơ ...
+ Ribosome 80S ở tế bào nhân thực được cấu tạo bởi 2 tiểu phần gọi là: tiểu phần nhỏ và tiểu phần lớn, không có màng bao bọc.
+ Ngoài ra còn có lưới nội chất, bộ máy golgi, ti thể, lục lạp (ở thực vật)
- Bộ khung xương tế bào là mạng lưới vi sợi, sợi trung gian và vi ống liên kết với nhau. Vai trò chính của bộ khung xương tế bào là nâng đỡ, duy trì hình dạng tế bào, neo giữ các bào quan và enzyme, hỗ trợ các bào quan và tế bào di chuyển.
- Lysosome phân giải các tế bào bị tổn thương hay bào quan quá hạn và thải bỏ các chất thải ra ngoài; đồng thời hỗ trợ tiêu hóa thức ăn bằng đường thực bào.
- Không bào nằm ở trung tâm tế bào, có nguồn gốc từ bộ máy golgi và đóng nhiệm vụ điều hòa áp suất thẩm thấu trong tế bào
- Trung thể có vai trò hình thành nên thoi phân bào, giúp NST di chuyển trong phân bào.
- Mô hình cấu trúc màng tế bào gọi là mô hình khảm lỏng với nhiều thành phần, mỗi thành phần đảm nhận các chức năng riêng biệt
- Màng sinh chất là ranh giới giữa môi trường bên trong và bên ngoài tế bào, do đó màng sinh chất đảm nhận rất nhiều vai trò quan trọng
- Thành tế bào được cấu tạo từ các bó sợi cellulose vững chắc và được gia cố thêm bởi lignin (hoặc chitin ở nấm). Thành tế bào có vai trò bảo vệ, định hình tế bào.
- Chất nền ngoại bào có khả năng điều khiển gene bên trong tế bào, điều phối hoạt động của các tế bào trong cùng một mô.
1.3. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào
a. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
- Trao đổi chất ở tế bào thực chất là tập hợp các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào và trao đổi chất giữa tế bào với môi trường, gồm 3 hình thức:
+ Vận chuyển chủ động
+ Vận chuyển thụ động
+ Xuất - nhập bào.
b. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
- Năng lượng là khả năng sinh công hay khả năng tạo nên sự chuyển động của vật chất. Năng lượng trong tế bào tồn tại ở nhiều dạng: hóa năng, nhiệt năng, điện năng và cơ năng.
- ATP là hợp chất mang năng lượng trong các liên kết cao năng giữa các gốc phosphate.
- Emzyme là chất xúc tác sinh học có bản chất là protein do tế bào tổng hợp. Enzyme chỉ đẩy nhanh tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.
+ Hầu hết enzyme được cấu tạo từ protein. Ngoài ra, một số enzyme có thêm cofactor
+ Mỗi enzyme có một trung tâm hoạt động - vị trí liên kết đặc hiệu với cơ chất
c. Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng
- Tổng hợp là quá trình hình thành hợp chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản dưới sự xúc tác của enzyme. Quá trình tổng hợp cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể, tích lũy năng lượng.
- Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng được hấp thụ bởi hệ sắc tố quang hợp.
6 CO2 + 6 H2O → C6H12O6 + 6 O2
- Các nhóm vi khuẩn hóa tổng hợp chủ yếu gồm: vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh vi khuẩn oxi hóa nitrogen và vi khuẩn oxi hóa sắt
d. Phân giải các chất và giải phóng năng lượng
- Phân giải là quá trình chuyển hóa chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn nhờ quá trình bẻ gãy các liên kết hóa học.
- Phân giải hiếu khí gồm đường phân, chu trình Krebs, chuỗi truyền electron
Phương trình hô hấp: C6H12O6 + 2 ATP + 6 O2 → 6 CO2 + 6 H2O + 30-32 ATP + Q
- Phân giải kị khí gồm đường phân và lên men
e. Thông tin và chu kì tế bào
- Thông tin giữa các tế bào là quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
+ Tùy thuộc và khoảng cách giữa các tế bào mà chia thành 4 hình thức: truyền tin qua mối nối; tiếp xúc trực tiếp; truyền tin cục bộ và truyền qua khoảng cách.
+ Quá trình truyền tin gồm 3 bước: tiếp nhận tín hiệu; truyền tín hiệu; đáp ứng tín hiệu nhận được.
- Chu kì tế bào hay chu kì phân bào là hoạt động sống có tính chu kì, tính từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con.
+ Ở tế bào nhân sơ, chu kì phân bào là quá trình trực phân.
+ Ở tế bào nhân thưc, chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn: kỳ trung gian và quá trình nguyên phân.
- Ung thư là bệnh liên quan đến việc tăng sinh tế bào một cách mất kiểm soát và có khả năng xâm lấn (di căn) đến các mô cạn hoặc những bộ phận khác.
2. Bài tập luyện tập
2.1. Trắc nghiệm
Câu 1. Đa số enzyme xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào được cấu tạo từ phân tử sinh học nào sau đây?
A. Glucose. B. Protein. C. Steroid. D. Tinh bột.
Câu 2. Trong phân tử nước, liên kết giữa hai nguyên tử hydrogen với một nguyên tử oxygen là liên kết:
A. liên kết ion. B. liên kết hydrogen.
C. liên kết cộng hóa trị. D. liên kết disunfit.
Câu 3. Loại carbohydrate nào sau đây thuộc nhóm đường đa?
A. Glucose. B. Sucrose. C. Maltose. D. Cellulose.
Câu 4. Nguyên liệu chính được tế bào sử dụng trong quá trình phân giải là:
A. Lipid. B. Carbohydrate. C. Protein. D. Cellulose.
Câu 5. Bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào động vật mà không có ở tế bào thực vật?
A. Trung thể. B. Ti thể.
C. Nhân. D. Bộ máy Golgi.
Câu 6. Phương thức truyền tin giữa các tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với tế bào đích là:
A. Truyền tin cận tiết. B. Truyền tin nội tiết.
C. Truyền tin synapse. D. Truyền tin trực tiếp
Câu 7. Trong điều kiện thực nghiệm tối ưu, 1 phân tử glucose trải qua hô hấp hiếu khí có thể tạo ra:
A. 2 ATP. B. 30 - 32 ATP. C. 10 - 12 ATP. D. 36 - 38 ATP.
Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không phải của ti thể?
A. Màng trong của ti thể chứa hệ enzyme hô hấp.
B. Trong ti thể có chứa DNA và ribosome.
C. Ti thể được bao bọc bởi 2 lớp màng trơn nhẵn.
D. Hình dạng, kích thước, số lượng ti thể ở các tế bào là khác nhau.
Câu 9. Trong cấu trúc của enzyme, vùng cấu trúc không gian đặc biệt có khả năng liên kết đặc hiệu với cơ chất gọi là:
A. Trung tâm điều hòa. B. Trung tâm hoạt động.
C. Trung tâm ức chế. D. Vùng gắn cơ chất.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về quá trình lên men?
A. Không có chuỗi truyền electron.
B. Gồm có hai giai đoạn là đường phân và lên men.
C. Giải phóng 2 ATP từ sự phân giải 1 phân tử glucose.
D. Có sự tham gia của oxygen.
Câu 11. Lông và roi có chức năng là:
A. Roi, lông đều giúp tế bào di chuyển.
B. Roi di chuyển, lông bám trên bề mặt tế bào chủ.
C. Lông di chuyển, roi bám trên bề mặt.
D. Lông có tính kháng nguyên.
Câu 12. Các dạng năng lượng trong tế bào được chia thành:
A. động năng và thế năng. B. động năng và nhiệt năng.
C. thế năng và nhiệt năng. D. thế năng và hóa năng.
Câu 13. Trong quá trình quang hợp, pha sáng được thực hiện tại:
A. tế bào chất. B. màng thylakoid.
C. chất nền lục lạp. D. màng trong ti thể.
Câu 14. Nguồn năng lượng được sử dụng trong quá trình hóa tổng hợp có nguồn gốc từ:
A. phản ứng oxy hóa các hợp chất vô cơ.
B. phân giải hợp chất hữu cơ trong hô hấp tế bào.
C. năng lượng ánh sáng.
D. phân tử ATP trong pha sáng của quang hợp.
Câu 15. Hệ miễn dịch của cơ thể chỉ tấn công tiêu diệt các tế bào lạ mà không tấn công các tế bào của cơ thể mình. Để nhận biết nhau các tế bào trong cơ thể dựa vào?
A. Màu sắc của tế bào.
B. Các dấu chuẩn “ glycoprotein” có trên màng tế bào.
C. Trạng thái hoạt động của tế bào.
D. Hình dạng và kích thước của tế bào.
Câu 16. Trong hô hấp tế bào, giai đoạn chuỗi truyền electron diễn ra tại?
A. chất nền lục lạp. B. màng trong ti thể.
C. màng thylakoid. D. chất nền ti thể.
Câu 17. Cho các loại lipid sau:
(1) Estrogen. (2) Vitamine E. (3) Dầu.
(4) Mỡ. (5) Phospholipid. (6) Sáp.
Lipid đơn giản gồm
A. (1), (2), (5). B. (2), (3), (4). C. (3), (4), (6). D. (1), (4), (5).
Câu 18. Trong quá trình quang hợp, O2 được giải phóng có nguồn gốc từ:
A. nước. B. glucose. C. Carbon dioxide. D. ATP.
Câu 19: Khi cơ chất liên kết với trung tâm hoạt động của enzyme sẽ
A.tạo ra các sản phẩm trung gian.
B. tạo ra phức hệ enzyme – cơ chất.
C. tạo ra sản phẩm cuối cùng.
D. giải phóng enzyme khỏi cơ chất.
Câu 20: Năng lượng ánh sáng trong quá trình quang hợp sẽ được tích lũy dưới dạng nào ở trong tế bào?
A. Nhiệt năng.
B. Cơ năng.
C. Hóa năng.
D. Năng lượng ánh sáng đã bị tiêu hao hết.
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
C |
D |
B |
A |
C |
D |
C |
B |
D |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
B |
A |
B |
A |
B |
B |
C |
A |
B |
C |
2.2. Tự luận
Bài tập 1: Schleiden và Schwann có thể đưa ra kết luận “Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào” dựa trên cơ sở nào?
Hướng dẫn giải:
Dựa trên kết quả nghiên cứu của bản thân về sự tương đồng về cấu tạo của tế bào thực vật và tế bào động vật cùng với kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trước đó,Schleiden và Schwann đã đưa ra kết luận “Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào”.
Bài tập 2: Thiếu nguyên tố iodine sẽ gây ra bệnh nào? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
I là thành phần cấu tạo của hormone thyroxine có chức năng kích thích chuyển hóa ở tế bào, kích thích sự phát triển bình thường của hệ thần kinh, thiếu I sẽ gây ra bệnh bướu cổ.
Bài tập 3: Tại sao nên ăn nhiều loại rau xanh khác nhau trong khi thành phần chính của các loại rau là cellulose – chất mà con người không thể tiêu hóa được?
Hướng dẫn giải:
Cellulose kích thích các tế bào niêm mạc ruột tiết ra dịch nhầy giúp thức ăn di chuyển trơn tru trong đường ruột đồng thời cũng giúp cuốn trôi những chất cặn bã bám vào thành ruột ra ngoài.
Bài tập 4: Một số vi khuẩn tránh được sự thực bào của bạch cầu nhờ cấu trúc nào? Giải thích?
Hướng dẫn giải:
Một số vi khuẩn có lớp bao bên ngoài thành tế bào được gọi là vỏ nhầy, đây là lớp bảo vệ vi khuẩn tránh bị thực bào bởi bạch cầu, ngoài ra đây còn là nơi dự trữ chất dinh dưỡng.
Bài tập 5: Cơ sở khoa học của việc sử dụng thuốc kháng sinh ức chế hoạt động của ribosome để tiêu diệt một số loài vi khuẩn có hại kí sinh trong cơ thể người?
Hướng dẫn giải:
Ribosome là nơi diễn ra quá tình tổng hợp protein cho tế bào → Khi ribosome bị ức chế, tế bào vi khuẩn không thể thực hiện quá trình tổng hợp protein làm cho nhiều hoạt động sống của tế bào bị ngưng trệ dẫn đến tế bào vi khuẩn bị chết.
Bài tập 6: Nói màng sinh chất có tính "động" vì sao?
Hướng dẫn giải:
Tính "động" của màng do sự chuyển động của các phân tử phospholipid và protein trên màng.
Bài tập 7: Giải thích vì sao khi muối dưa cà, sản phẩm sau khi muối bị nhăn nheo?
Hướng dẫn giải:
Khi ngâm dưa, cà trong nước muối là môi trường ưu trương → Nước trong dưa cà được vận chuyển ra ngoài môi trường làm tế bào mất nước → Dưa, cà sau khi muối bị nhăn nheo.
Bài tập 8: Một nguyên tử sắt phải mất khoảng 300 năm để phân hủy một phân tử H2O2 thành H2O và CO2. Nhưng một phân tử enzyme catalase thì chỉ cần một giây đã có thể phân hủy một phân tử H2O2 thành H2O và CO2. Ví dụ trên muốn nói đến đặc tính nào của enzyme?
Hướng dẫn giải:
Ví dụ trên cho thấy enzyme có khả năng giúp tăng nhanh tốc độ phản ứng → Đặc tính được nói đến của enzyme là có hoạt tính xúc tác mạnh.
Bài tập 9: Các hợp chất hữu cơ có thể được tạo ra từ các sản phẩm của chu trình Calvin bao gồm?
Hướng dẫn giải:
Chu trình Calvin, ATP và NADPH cung cấp năng lượng và điện tử tham gia khử phân tử CO2 thành C6H12O6. C6H12O6 được tạo ra trong quang hợp sẽ cung cấp mạch “xương sống” carbon trong tổng hợp nhiều chất hữu cơ khác cho tế bào như carbohydrate, amino acid và lipid.
Bài tập 10: Trường hợp nào sau đây có tốc độ phân giải hiếu khí mạnh nhất?
- Người đang ngủ.
- Người đang đi bộ.
- Người đang chạy.
- Người đang ngồi nghỉ ngơi.
Hướng dẫn giải:
Cơ thể càng tiêu thụ nhiều năng lượng thì tốc độ phân giải hiếu khí càng mạnh → Trong các trường hợp trên, người đang chạy bộ có tốc độ phân giải hiếu khí mạnh nhất.
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 10 Chân trời sáng tạo năm 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.