YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 10 Cánh diều năm học 2023-2024

Tải về
 
NONE

Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 10 Cánh diều năm học 2023-2024 được HỌC247 tổng hợp và biên soạn dựa trên các kiến thức ôn tập. Tài liệu bao gồm cả kiến thức cần nhớ và những câu hỏi từ cơ bản đến nâng cao sẽ hỗ trợ các em lớp 10 trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho các kỳ thi Học kì 1 sắp tới.

ATNETWORK

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lịch sử và Sử học

- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay, bao gồm cả lịch sử quá trình tương tác của con người với tự nhiên và quá trình con người tương tác với nhau.

- Lịch sử được hiểu theo hai nghĩa khác nhau: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

+ Hiện thực lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

+ Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo những cách khác nhau.

- Đối tượng nghiên cứu: là toàn bộ quá khứ của loài người. Đó có thể là: quá khứ của một cá nhân, một nhóm, cộng đồng người hay quá khứ của một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại.

- Chức năng của sử học:

+ Chức năng khoa hoc (nhận thức) gồm: khôi phục các sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ; rút ra bản chất của các quá trình lịch sử để phát hiện ra quy luật vận động và phát triển của lịch sử.

+ Chức năng xã hội (giáo dục) gồm: giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức; rút ta bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

- Nhiệm vụ của sử học:

+ Nhiệm vụ nhận thức là: cung cấp những tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.

+ Nhiệm vụ giáo dục là: góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau; góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái…

+ Nhiệm vụ dự báo là: thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm; góp phần dự báo tương lai của đất nước, nhân loại…

  • Vai trò tri thức lịch sử và cuộc sống

- Tri thức lịch sử là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, hình thành qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm, có ý nghĩa quan trọng không chỉ với cá nhân mà cả xã hội.

- Tri thức lịch sử giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc. Đây là điều kiện cơ bản để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá trong thời đại toàn cầu hóa.

  • Ý nghĩa của tri thức lịch sử

- Tri thức lịch sử luôn để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá. Tìm hiểu, đúc rút và vận dụng những bài học lịch sử là nhu cầu của mỗi cá nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình phát triển.

- Đối với mỗi quốc gia, dân tộc, tri thức lịch sử là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc. Tri thức lịch sử giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hoá, văn minh của nhân loại. Những bài học rút ra từ lịch sử còn giúp mỗi quốc gia dân tộc tự nhận thức chính mình.

- Tri thức lịch sử dân tộc giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hoá nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.

- Học tập lịch sử giúp hiểu rõ quá khứ, là cơ sở để nhận thức hiện tại và dự báo tương lai

1.2. Vai trò của Lịch sử

a) Sử học - môn học liên ngành

- Sử học là ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ, trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học, giáo dục,...

- Trong quá trình nghiên cứu, nhà sử học cần phải phối hợp sử dụng thông tin và phương pháp của các ngành khoa học khác nhau.

à Do đó, sử học được coi là một môn khoa học có tính liên ngành.

b) Mối liên hệ của sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn

- Lịch sử đời sống xã hội chính là chất liệu, là nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các công trình, tác phẩm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

- Tri thức lịch sử đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu giá trị của các công trình, tác phẩm đó thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn với cuộc sống.

c) Mối liên hệ của các ngành khoa học xã hội và nhân văn với sử học

- Tri thức của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ đắc lực cho việc tìm hiểu, phục dựng quá khứ.

- Sử học luôn sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu,... của nhiều ngành ngành khoa học xã hội và nhân văn để mô tả, phục dựng lại quá khứ. Nhờ đó, nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn.

d) Vai trò của sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ

- Khoa học tự nhiên và công nghệ cũng là đối tượng nghiên của Sử học. Sử học không đi sâu vào nội dung của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ mà chủ yếu xem xét ở góc độ lịch sử. Ví dụ:

+ Thành tựu của ngành ấy ra đời trong bối cảnh, điều kiện lịch sử nào?

+ Tác dụng, ý nghĩa của những thành tựu ấy đối với sự phát triển xã hội ra sao?

+ Sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ phản ánh lịch sử xã hội lúc bấy giờ thế nào?

- Sử học giúp tái hiện toàn diện, đầy đủ lịch sử của từng ngành khoa học tự nhiên và công nghệ, giúp cho các nhà khoa học thuộc lĩnh vực đó:

+ Hiểu rõ các vấn đề đã từng được các thế hệ nhà khoa học đi trước đặt ra và giải quyết như thế nào.

+ Kế thừa tri thức, kinh nghiệm và không lặp lại sai lầm của người đi trước.

e) Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với sử học

- Nhà sử học cần phải sử dụng nhiều thông tin và phương pháp của các ngành khoa học tự nhiên và Công nghệ để tái hiện đời sống trong quá khứ của con người. Ví dụ:

+ Thông tin và phương pháp của Toán học để thống kê, phân tích, trình bày các thành tựu kinh tế - xã hội, tính toán, đo đạc một số công trình trong quá khứ,...

+ Thông tin và phương pháp của Vật lí học để giám định sử liệu, trình bày các thành tựu về khoa học - kĩ thuật,...

+ Tài liệu, phương pháp của các ngành Địa lí - Địa chất, Cổ sinh học, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Y học,... để xác định tính chính xác của sự kiện, cũng như phân tích để đoán định niên đại của các di vật lịch sử.

+ Ứng dụng công nghệ số, viễn thám, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, thực tế ảo,... để hỗ trợ quá trình tìm kiếm dấu vết lịch sử, thu thập, xử lí sử liệu, đo đạc và xây dựng bản đồ về sự kiện, không gian lịch sử, cũng như trình bày và tái hiện quá khứ lịch sử một cách sinh động, hấp dẫn và hiệu quả,...

g) Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Việt Nam và di sản thiên nhiên

- Đối với loại hình di sản văn hóa vật thể:

Di sản văn hoá vật thể gồm nhiều loại hình (thành quách, lăng tẩm, đình, đền, tháp, cung điện, nhà cổ,...), được xây dựng bằng nhiều chất liệu khác nhau (đất, đá, gạch, gỗ, tre, nứa, lá,...), nên có thể bị biến dạng, xuống cấp, hư hỏng theo thời gian,...

+ Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần quan trọng nhất trong việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và của con người.

- Đối với loại hình di sản văn hóa phi vật thể:

+ Loại hình di sản văn hoá phi vật thể cũng đối mặt với nhiều thách thức và nguy cơ mai một.

+ Nhờ Công tác bảo tồn di sản, thông qua một số biện pháp khác nhau (sưu tầm, lưu giữ, truyền nghề, trình diễn,...) mà những di sản đó được tái tạo, giữ gìn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Đối với loại hình di sản thiên nhiên: công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản góp phần phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị khoa học của di sản.

- Khi di sản được bảo tồn và phát huy giá trị sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

h) Vai trò của sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa

- Công nghiệp văn hoá là lĩnh vực công nghiệp sản xuất và phân phối các loại hàng hoá dựa trên sự khai thác và phát huy các giá trị của di sản văn hoá vật thể và phi vật thể.

- Công nghiệp văn hoá ngày càng có vai trò quan trọng, góp phần tăng cường “sức mạnh mềm” và năng lực cạnh tranh quốc gia, mang lại nhiều lợi ích về vật chất và tinh thần to lớn.

- Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho các ngành như xuất bản, điện ảnh, thời trang, kiến trúc,... thông qua các nguồn sử liệu (chữ viết, hình ảnh, hiện vật,...) và các thành tựu nghiên cứu về lịch sử - văn hoá của dân tộc và nhân loại.

⇒ Sử học đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp văn hoá.

1.3. Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ-trung đại

a) Văn minh Ai Cập cổ đại

  • Điều kiện tự nhiên

- Nền văn minh Ai Cập cổ đại hình thành và phát triển gắn liền với sông Nin ở Đông Bắc châu Phi.

- Ai Cập được bao quanh bởi Địa Trung Hải, Hồng Hải, sa mạc và các vùng rừng núi.

à Ở Ai Cập sớm hình thành một nền văn minh rất độc đáo từ thời cổ đại.

  • Dân cư và xã hội

- Dân cư:

+ Do vị trí tiếp giáp giữa các châu lục khiến Ai Cập sớm trở thành nơi giao lưu của các dòng văn hoá từ châu Á, châu Phi và châu Âu.

+ Khoảng hơn 3000 năm TCN, những tộc người từ châu Phi, Pa-le-xtin và Xi-ri đã đến định cư tại lưu vực sông Nin và cùng sáng tạo nên nền văn minh ở đây.

- Trong xã hội Ai Cập cổ đại đã hình thành các tầng lớp như quý tộc, tăng lữ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô lệ.

  • Kinh tế

- Nông nghiệp là nền tảng kinh tế cơ bản của Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập thường trồng các loại lúa mì, lúa mạch, kế và nhiều loại hoa màu khác. Họ cũng đã biết thuần dưỡng và chăn nuôi các loài gia súc để cung cấp sức kéo và thực phẩm như: dê, bò, lừa, ngựa,...

- Hoạt động buôn bán cũng sớm phát triển.

  • Chính trị

- Từ thiên niên kỉ IV TCN, các nhà nước sơ khai đầu tiên ở Ai Cập, gọi là nôm, được hình thành trên lưu vực của sông Nin.

- Khoảng năm 3200 TCN, Nhà nước Ai Cập thống nhất ra đời. Đứng đầu Nhà nước tập quyền Ai Cập cổ đại là pha-ra-ông, nắm giữ quyển tối cao về cả chính trị và tôn giáo; bên dưới là hệ thống quan lại ở trung ương và các địa phương.

c) Văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại

  • Điều kiện tự nhiên

- Nền văn minh Ấn Độ hình thành và phát triển trên một không gian rộng lớn ở Nam Á với điều kiện tự nhiên đa dạng.

+ Miền Bắc có dãy Hi-ma-lay-a và châu thổ của hai dòng sông lớn (Ấn, Hằng).

+ Miền Nam là vùng cao nguyên, có điều kiện tự nhiên ít thuận lợi hơn miền Bắc.

+ Khí hậu chủ yếu là khô nóng, nhưng cũng có những vùng mát mẻ, mưa nhiều.

+ Có ba mặt giáp biển, thuận lợi cho giao thương và giao lưu văn hoá với thế giới.

  • Dân cư và xã hội

- Dân cư:

+ Những chủ nhân đầu tiên của nền văn minh Ấn Độ là người Đra-vi-da.

+ Từ giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a di cư đến Ấn Độ và trở thành cư dân chủ yếu ở miền Bắc.

+ Sau này, nhiều tộc người khác, như người Ba Tư, Hy Lạp, A-rập, Mông Cổ,... cũng đã xâm nhập và sinh sống ở Ấn Độ.

- Xã hội: chế độ đẳng cấp Vác-na tồn tại lâu dài và ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội Ấn Độ thời cổ - trung đại.

  • Kinh tế

- Cư dân Ấn Độ đã sớm phát triển một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng, trồng nhiều loại cây lương thực như lúa, hoa màu và các loại cây khác như bông, đay, lanh,... Họ cũng coi trọng chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi các loại gia súc.

- Các ngành nghề thủ công của Ấn Độ cũng sớm phát triển với việc sản xuất nhiều sản phẩm đáp ứng các nhu cầu trong nước và trao đổi, buôn bán với nước ngoài.

  • Chính trị

- Nền văn minh sống Ấn đã hình thành từ khoảng thiên niên kỉ III TCN.

- Từ cuối thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a đã bắt đầu xây dựng các nhà nước của mình ở lưu vực sông Hằng. Các triều đại tiêu biểu trong lịch sử Ấn Độ là: Vương triều Mô-ri-a (cuối thiên niên kỉ I TCN), Vương triều Gúp-ta (thế kỉ IV - thế kỉ VI), Vương triều Hác-sa (thế kỉ VII),...

- Trong thời kì cổ - trung đại, Ấn Độ nhiều lần bị xâm lược và thống trị bởi các vương triều ngoại tộc.

d) Văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại

  • Điều kiện tự nhiên

- Văn minh Trung Hoa hình thành và phát triển trên một không gian rộng lớn ở phía Đông châu Á.

- Vùng đất này có hệ động thực vật phong phú, cùng hàng nghìn dòng sông lớn, nhỏ, trong đó quan trọng nhất là Hoàng Hà và Trường Giang.

- Điều kiện tự nhiên đa dạng và tài nguyên dồi dào là những cơ sở quan trọng cho sự hình thành và phát triển của nền văn minh Trung Hoa.

  • Dân cư và xã hội

- Dân cư:

+ Những cư dân đầu tiên đã xây dựng nền văn minh Trung Hoa ở lưu vực Hoàng Hà là người Hoa - Hạ (tổ tiên của dân tộc Hán sau này).

+ Cùng Người Trung Hoa là cư dân với dân tộc Hán (chiếm số lượng đông nhất), các đầu tiên trên thế giới tìm ra dân tộc như Choang, Mãn, Hội, Mông, đã góp phẩn xây dựng nền văn minh Trung Hoa đa dạng, phong phú và phát triển rực rỡ.

- Xã hội:

+ Các giai tầng cơ bản trong xã hội Trung Quốc thời kì cổ đại là: quý tộc, nông dân, thợ thủ công, thương nhân...

+ Sang thời trung đại có thêm giai cấp địa chủ

  • Kinh tế

- Nền tảng kinh tế căn bản của văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là nông nghiệp

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng giữ vai trò quan trọng. Tơ lụa, gốm sứ,... là những hàng hoá nổi tiếng của người Trung Hoa trong quan hệ buôn bán với nhiều nước ở châu Á và châu Âu.

  • Chính trị

- Lịch sử Trung Quốc thời kì cổ - trung đại đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh về chính trị, quân sự, dẫn đến sự thành lập và diệt vong của các triều đại nổi tiếp nhau.

- Nhà nước được tổ chức theo thể chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua, dưới vua là hệ thống quan lại từ trung ương đến địa phương.

e) Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại

  • Điều kiện tự nhiên

- Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại hình thành trên các bán đảo Nam Âu.

- Địa hình nhiều núi và cao nguyên, đất đai khô rắn và không màu mỡ, chỉ thích hợp trồng các loại cây lâu năm như nho, ô liu,... Tuy nhiên, ở đây cũng có một số vùng đồng bằng tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như: đồng, sắt, vàng, bạc, đá cẩm thạch,... tạo điều kiện cho thủ công nghiệp sớm phát triển.

- Địa Trung Hải có bờ biển dài, nhiều vùng, vịnh với các hải cảng là điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu, buôn bán bằng đường biển, đồng thời giúp cho người Hy Lạp - La Mã cổ đại sớm tiếp thu những thành tựu văn minh phương Đông, cũng như mở rộng không gian và ảnh hưởng đến nhiều vùng đất quanh Địa Trung Hải.

  • Dân cư và xã hội

- Dân cư:

+ Người Mi-nô-an là cư dân đầu tiên xây dựng nền văn minh trên đảo Crét ở phía nam Hy Lạp từ khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN. Từ khoảng đầu đến cuối thiên niên kỉ II TCN, nhiều tộc người khác như: A-kê-an, Đô-ri-an,... từ phía bắc đã di cư xuống vùng miền Trung và Nam Hy Lạp, xây dựng và mở rộng quốc gia của họ ra nhiều vùng quanh Địa Trung Hải.

+ Trên bán đảo I-ta-li-a, người I-ta-li-ốt (người La-tinh) là những cư dân chủ yếu xây dựng nên thành bang đầu tiên - La Mã. Ngoài ra, người Ê-tơ-ru-xcơ từ Tiểu Á, người Hy Lạp,... cũng lần lượt đến sinh sống ở đây.

- Xã hội: có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ, ngoài ra, còn có các tầng lớp khác là nông dân, thợ thủ công, thương nhân,...

  • Kinh tế

- Ngành kinh tế chủ đạo của người Hy Lạp - La Mã cổ đại là thủ công nghiệp và thương nghiệp. Ngoài ra, nông nghiệp cũng có vai trò nhất định ở La Mã với nền kinh tế điền trang trong nông nghiệp cũng khá phát triển.

- Nhiều xưởng thủ công chuyển luyện kim, làm gốm, chế tạo vũ khí, đóng thuyền,... đã sử dụng nhân công với số lượng lớn. Sự phát triển của thủ công nghiệp đã thúc đẩy quan hệ thương mại, đặc biệt là quan hệ buôn bán đường biển với nhiều vùng xung quanh Địa Trung Hải

  • Chính trị

- Từ khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN, cư dân ở Hy Lạp đã xây dựng các nhà nước đầu tiên.

- Trong các thế kỉ VIII - IV TCN, những thành bang theo thể chế cộng hoà đã hình thành và phát triển ở miền Trung và Nam Hy Lạp cho tới khi bị Ma-xê-đô-ni-a chinh phục.

- Khoảng giữa thế kỉ VIII TCN, thành bang La Mã được thành lập. Thời kì đầu (khoảng từ năm 753 đến năm 510 TCN), bộ máy quản lí của nhà nước này bao gồm: Vua, Viện Nguyên lão, Đại hội công dân. Sau nhiều cuộc cải cách và đấu tranh chính trị, chế độ cộng hoà được thiết lập và duy trì ở La Mã cho đến cuối thế kỉ I TCN.

- Từ năm 27 TCN, thời kì đế chế bắt đầu, đứng đầu là hoàng đế, kéo dài cho đến cuối thế kỉ V, khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ.

f) Văn minh Tây Âu thời Phục hưng

  • Bối cảnh lịch sử

- Phong trào Văn hoá Phục hưng ra đời trong bối cảnh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở các nước Tây Âu.

- Thế giới quan, ý thức hệ phong kiến và việc Giáo hội Cơ Đốc lũng đoạn nền văn hoá, tư tưởng là những trở ngại cho sự phát triển phương thức sản xuất mới.

- Tầng lớp tư sản mới ra đời cần có một nền văn hoá mới phù hợp với họ =>họ đã tìm kiếm, tiếp thu và phục hưng lại những giá trị và thành tựu rực rỡ của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại.

- Bên cạnh đó, phong trào Văn hoá Phục hưng ra đời trong bối cảnh mâu thuẫn xã hội sâu sắc giữa quần chúng nhân dân với giai cấp phong kiến và giáo hội,...

- Phong trào Văn hoá Phục hưng diễn ra đầu tiên ở I-ta-li-a rồi nhanh chóng lan sang các nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức,...

1.4. Một số cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới

a) Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

  • Bối cảnh lịch sử

- Diễn ra vào giữa thế kỉ XVIII, bắt đầu ở Anh, sau đó lan ra nhiều quốc gia ở châu Âu và Bắc Mỹ.

- Nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp trong bối cảnh có nhiều thuận lợi:

+ Cách mạng tư sản nổ ra sớm và thành công, nguồn tích luỹ tư bản (từ buôn bán nô lệ da đen và bóc lột thuộc địa);

+ Giàu tài nguyên thiên nhiên;

+ Những tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp đã tạo ra nguồn lương thực dồi dào và lực lượng lao động cho các nhà máy, xí nghiệp.

+ Sự phát triển của ngành dệt ở Anh đã đặt ra nhu cầu cải tiến kĩ thuật và cơ khí hoá ngành này.

  • Những thành tựu cơ bản

- Những tiến bộ về kĩ thuật chủ yếu diễn ra trong các ngành dệt, luyện kim và giao thông vận tải; đầu tiên là những tiến bộ về kĩ thuật và máy móc trong ngành dệt.

- Những thành tựu tiêu biểu:

+ Năm 1733, Giôn Cay sáng tạo ra con thoi bay

+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng tạo ra máy kéo sợi Gien-ni

+ Năm 1769, Ri-chác Ác-rai chế rạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước

+ Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước

+ Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo ra máy dệt chạy bằng hơi nước

- Ngành luyện kim và giao thông vận tải cũng đạt được những thành tựu quan trọng:

+ Năm 1784, Hen-ri Cớt đã phát minh ra lò luyện quặng theo phương pháp Put-đinh

+ Năm 1804, Ri-chác Tơ-re-vi-thích sáng tạo ra đầu máy xe lửa chạy trên đường ray

b) Cách mạng công nghiệp lần thứ hai

  • Bối cảnh lịch sử

- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ giữa thế kỉ XIX đến khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914).

- Cuộc cách mạng này diễn ra trong bối cảnh nước Anh đã đạt được những thành tựu quan trọng trong Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá đất nước.

- Đầu thế kỉ XIX, nhiều nước tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ tuy vẫn còn là nước nông nghiệp nhưng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp: đầu tư tư bản tài chính lớn, tài nguyên khá phong phú, thị trường tiêu thụ lớn, nguồn lao động dồi dào và hệ thống giao thông phát triển mạnh,...

- Các ngành khoa học Vật lí, Hoá học, Sinh học,... đã đạt được nhiều thành tựu như: Thuyết vạn vật hấp dẫn (Niutơn), Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng (Lô-mô-nô-xốp), Thuyết tiến hoá (Đác-uyn),...

  • Những thành tựu cơ bản

- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai gắn liền với những tiến bộ về khoa học, kĩ thuật trong rất nhiều lĩnh vực.

+ Phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim đã dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới.

+ Những khám phá về điện là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của động cơ điện, điện thoại, vô tuyến điện và thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng điện vào cuộc sống.

+ Phát minh ra động cơ đốt trong tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay, đồng thời thúc đẩy ngành khai thác dầu mỏ.

c) Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

  • Bối cảnh lịch sử

- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (còn được gọi là Cách mạng kĩ thuật số), diễn ra trong khoảng nửa sau thế kỉ XX.

- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba ra đời trên cơ sở:

+ Kế thừa những bước tiến của khoa học, kĩ thuật vào đầu thế kỉ XX.

+ Sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là Thuyết tương đối của An-be Anh-xtanh (Đức)

+ Nhu cầu phục vụ chiến tranh và chạy đua vũ trang đã thúc đẩy chính phủ các nước đầu tư vào nghiên cứu khoa học, hoạt động sáng chế để chế tạo ra nhiều loại vũ khí và phương tiện chiến tranh tối tân, hiện đại.

+ Sự vơi cạn các nguồn tài nguyên hoá thạch (dầu mỏ, than đá,...), thách thức về bùng nổ và già hoá dân số, nhu cầu lớn về nguyên vật liệu cho sản xuất đã đặt ra yêu cầu phải tìm ra những nguồn năng lượng mới, vật liệu mới thay thế, cũng như phát triển các ngành sử dụng ít năng lượng.

  • Những thành tựu cơ bản

- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba tạo ra nhiều phát minh lớn về công cụ sản xuất như: máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động, người máy; internet, công nghệ thông tin; những vật liệu mới, nguồn năng lượng mới,...

- Thành tựu quan trọng đầu tiên của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự xuất hiện của máy tính.

- Tự động hoá và công nghệ rô-bốt ra đời đã giúp giải phóng sức lao động của con người, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm công nghiệp

- Sự xuất hiện của mạng internet, việc kết nối giữa các khu vực trên thế giới, chia sẻ thông tin giữa các thiết bị được thực hiện một cách dễ dàng, hiệu quả hơn.

- Sự ra đời của mạng kết nối internet không dây là một bước tiến quan trọng của ngành công nghệ thông tin.

- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba còn gắn với thành tựu trong công cuộc chinh phục vũ trụ của hai cường quốc là Mỹ và Liên Xô.

d) Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

  • Bối cảnh lịch sử

- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là Cách mạng 4.0) bắt đầu từ những năm đầu tiên của thế kỉ XXI và vẫn đang tiếp diễn.

- Cuộc Cách mạng 4.0 diễn ra trong bối cảnh:

+ Nhân loại đã trải qua nhiều cuộc cách mạng công nghiệp với những tiến bộ lớn về khoa học, kĩ thuật và công nghệ.

+ Thừa hưởng thành tựu của Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba, trong đó quan trọng nhất là thành tựu trong lĩnh vực công nghệ kĩ thuật số, khi internet ngày càng phổ biến, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng rộng rãi hơn trong nhiều lĩnh vực.

- Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển.

  • Những thành tựu cơ bản

- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn liền với những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ in 3D, tự động hoá, vật liệu mới, Công nghệ gen, công nghệ na-nô,...

- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vừa mới bắt đầu, nhưng hứa hẹn sẽ tạo ra những thay đổi lớn lao trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội của thế kỉ XXI.

2. Trắc nghiệm tự luyện

Câu 1: Điểm khác của công nghiệp văn hoá So với các ngành công nghiệp khác là gì?

A. Sản phẩm tạo ra có tính hàng hoá, có giá trị kinh tế vượt trội.
B. Đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
C. Các sản phẩm được tạo ra trên cơ sở khai thác và phát huy giá trị của di sản văn hoá.
D. Có sự đóng góp quan trọng của máy móc và công nghệ hiện đại.

Câu 2: Lĩnh vực hình nào sau đây không thuộc công nghiệp văn hoá?

A. Điện ảnh.
B. Thời trang.
C. Xuất bản.
D. Du lịch khám phá.

Câu 3: Vai trò của sử học trong sự phát triển công nghiệp văn hoá là gì?

A. Cung cấp tri thức, ý tưởng, cảm hứng sáng tạo cho công nghiệp văn hoá.
B. Cung cấp nguồn nhân lực cho công nghiệp văn hoá.
C. Cung cấp nguồn tài chính cho công nghiệp văn hoá.
D. Cung cấp nguồn đề tài cho công nghiệp văn hoá.

Câu 4: Lĩnh vực nào dưới đây thuộc công nghiệp văn hoá?

A. Du lịch mạo hiểm.
B. Du lịch văn hoá.
C. Ngành du lịch nói chung.
D. Du lịch khám phá.

Câu 5 : Điểm chung trong nội dung phản ánh của các tư liệu 2, 3, 4 (Lịch sử 10, tr. 31) là gì?

A. Vai trò của lịch sử - văn hoá trong sự phát triển của ngành du lịch.
B. Nguồn tài nguyên của du lịch văn hoá.
C. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội.
D. sự hấp dẫn của di sản văn hoá đối với khách du lịch.

Câu 6: Trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, yêu cầu quan trọng nhất đặt ra là gì?

A. Phải phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
B. Phải đảm bảo giá trị thẩm mĩ của di sản.
C. Phải đảm bảo giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, vì sự phát triển bền vững.
D. Đáp ứng yêu cầu quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam.

Câu 7: Từ thời cổ đại, so với các nền văn minh Ai Cập và Trung Hoa, điều kiện tự nhiên hình thành nên văn minh Ấn Độ có điểm gì chung?

A. Được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.
B. Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi cao và cao nguyên.
C. Đất nước ba mặt tiếp giáp biển.
D. Là một bán đảo nên có nhiều vùng, vịnh, hải cảng.

 

Đáp án:

1-C

2-D

3-A

4-B

5-A

6-C

7-A

8-C

9-B

10-A

11-A

12-C

13-A

14-C

15-A

16-B

17-C

18-A

19-C

20-B

21-A

22-D

23-D

24-A

         

 

 

Trên đây là một phần đoạn trích nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 10 Cánh diều năm học 2023-2024. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON