YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Khoa học tự nhiên 7 KNTT năm 2023-2024

Tải về
 
NONE

Đề cương ôn tập HK1 môn Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức năm 2023-2024 dưới đây được HOC247 biên soạn và tổng hợp gồm nội dung và câu hỏi ôn tập kèm đáp án chi tiết nhằm giúp các em dễ dàng đối chiếu kết quả, ôn tập kiến thức toàn diện môn Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức để chuẩn bị thật tốt trước kì thi HK1 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

1. ÔN TẬP LÝ THUYẾT

1.1. Hóa trị và công thức hóa học

- Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tử khác trong phân tử.

- Hóa trị được biểu thị bằng các chữ số La Mã (I; II; III, IV …)

- Để xác định hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị, người ta dựa vào hóa trị hóa trị của Hydrogen là I; hóa trị của Oxygen là II.

- Quy tắc hóa trị: Trong phân tử hợp chất hai nguyên tố, tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố này bằng tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố kia.

- Công thức hóa học cho biết thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử đó.

- Viết công thức hóa học của đơn chất:

    + Công thức hóa học của đơn chất được biểu diễn bằng kí hiệu hóa học kèm với chỉ số ghi ở bên dưới, bên phải kí hiệu.

   + Một số đơn chất phi kim thể khí (ở điều kiện thường) có công thức hóa học chung là Ax.

   + Đối với đơn chất kim loại và một số đơn chất phi kim ở thể rắn quy ước CTHH là kí hiệu nguyên tố.

   + Ví dụ: Kim loại iron có công thức hóa học là Fe; sodium là Na; ...

   + Ví dụ: Công thức hóa học của đơn chất phosphorus là P; carbon là C;...

- Viết công thức hóa học của hợp chất:

   + Công thức hóa học của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố tạo thành kèm chỉ số ở bên dưới, bên phải kí hiệu.

   + Công thức chung của phân tử có dạng: AxBy

 

    + VD: phân tử nước gồm 2 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử oxygen, công thức hóa học của phân tử nước là H2O.

- Tính phần trăm nguyên tố trong hợp chất

     + Phần trăm (%) nguyên tố trong hợp chất được tính bằng tỉ số giữa khối lượng của nguyên tố đó trong một phân tử hợp chất và khối lượng phân tử (KLPT) của hợp chất.

     + Với hợp chất AxBy, ta có: 

     + Tổng tất cả các phần trăm nguyên tố trong một phân tử luôn bằng 100%.

- Xác định công thức hóa học:

     + Xác định công thức hóa học dựa vào phần trăm nguyên tố và khối lượng phân tử

            Bước 1: Đặt công thức hóa học cần tìm (công thức tổng quát);

Bước 2: Lập biểu thức tính phần trăm nguyên tố có trong hợp chất;

Bước 3: Xác định số nguyên tử của mỗi nguyên tố và viết công thức hóa học cần tìm.

     + Xác định công thức hóa học dựa vào quy tắc hóa trị

   Bước 1: Đặt công thức hóa học cần tìm (công thức tổng quát);

   Bước 2: Lập biểu thức tính dựa vào quy tắc hóa trị, chuyển thành tỉ lệ các chỉ số nguyên tử.

   Bước 3: Xác định số nguyên tử (những số nguyên đơn giản nhất, có tỉ lệ tối giản) và viết công thức hóa học cần tìm.

1.2. Tốc độ

1.2.1. Tốc độ chuyển động

- Tốc độ là đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.

- Tốc độ của chuyển động của một vật được xác định bằng chiều dài quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian.

- Công thức tính tốc độ:       v= s/t 

            Trong đó:        v là tốc độ vật chuyển động (m/s)

                                    s là quãng đường vật đi được (m)

                                    t là thời gian đi hết quãng đường đó (s)

- Đơn vị tốc độ: Trong hệ đơn vị đo lường chính thức của nước ta, đơn vị tốc là mét trên giây (m/s) và kilômét trên giờ (km/h). Ngoài ra còn các đơn vị khác là mét trên phút (m/min), xentimét trên giây (cm/s), milimét trên giây (mm/s).

- Cách chuyển đổi đơn vị giữa km/h và m/s:                     

Đổi từ km/h ra m/s ta lấy số cần đổi chia 3,6.

Đổi từ m/s ra km/h ta lấy số cần đổi nhân 3,6.

1.2.2. Đồ thị quãng đường - thời gian

- Đồ thị quãng đường - thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian.

    - Ví dụ: Cho bảng số liệu về thời gian và quãng đường của ca nô.

             Hãy vẽ đồ thị quãng đường - thời gian của ca nô.

Thời điểm

6h00

6h30

7h00

7h30

8h00

Thời gian chuyển động t (h)

0

0,5

1,0

1,5

2,0

Quãng đường s (km)

0

15

30

45

60

 

     - Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, có thể tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ hoặc thời gian chuyển động của vật).

1.2.3. Đo tốc độ

    - Để đo tốc độ v người ta cần đo quãng đường s vật đi được và thời gian chuyển động t của vật.

    - Để đo thời gian, nhằm xác định tốc độ của một vật chyển động, ta sử dụng đồng hồ bấm giây hoặc đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện.

1.2.4. Tốc độ và an toàn giao thông

     - Thiết bị bắn tốc độ là máy đo tốc độ từ xa, giúp kiểm tra tốc độ của các phương tiện giao thông.

     - Thiết bị bắn tốc độ đơn giản gồm một camera theo dõi ô tô chạy trên đường và một máy tính nhỏ trong camera để tính tốc độ của ô tô.

     - Người điều khiển phương tiện giao thông phải tuân thủ Luật Giao thông đường bộ, điều khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép để giữ an toàn cho chính mình và cho những người khác.

1.3. Âm thanh

1.3.1. Mô tả sóng âm

- Sự rung động qua lại vị trí cân bằng (hay vị trí đứng yên ban đầu) của những vật khi phát ra âm thanh được gọi là dao động.

- Vật dao động phát ra âm thanh gọi là nguồn âm.

- Các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường, được gọi là sóng âm.

- Sóng âm truyền được trong các môi trường: rắn, lỏng và khí. Không truyền được trong môi trường chân không.

1.3.2. Độ to và độ cao của âm

a. Độ to của âm

- Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó.

- Âm nghe được càng to khi biên độ âm càng lớn.

- Âm nghe được càng nhỏ khi biên độ âm càng nhỏ.

b. Độ cao của âm

- Tần số là số dao động của vật thực hiện được trong một giây. Đơn vị tần số là héc (Hz).

- Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số âm càng lớn.

- Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số càng nhỏ.

1.3.4. Phản xạ âm

- Sóng âm phản xạ khi gặp vật cản.

- Các vật cứng, bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt. VD: gạch, cửa kính, tường, ...

- Các vật mềm, xốp, bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. VD: thảm, xốp, vải, ...

- Tiếng vang hình thành khi âm phản xạ nghe được chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai ít nhất là    giây.

- Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to và kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động của con người.

- Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn là: tác động vào nguồn âm, phân tán âm trên đường truyền, ngăn chặn sự truyền âm.

2. TRẮC NGHIỆM TỰ LUYỆN

Câu 1: Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào?

A. Kĩ năng quan sát, phân loại.                                   B. Kĩ năng liên kết tri thức.

C. Kĩ năng dự báo.                                                     D. Kĩ năng đo.

Câu 2: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là

A. electron và neutron.                                               B. proton và neutron.

C. neutron và electron.                                               D. electron, proton và neutron.

Câu 3: Tên gọi theo IUPAC của nguyên tố ứng với kí hiệu hóa học Na là

A. Sodium.                              B. Nitrogen.                C. Natrium.                 D. Natri.

Câu 4: Cho mô hình cấu tạo của các nguyên tử A, B, D như sau:

Nguyên tử nào cùng thuộc một nguyên tố hóa học?

A. A, B, D.                              B. A, B.                       C. A, D.                      D. B, D.

Câu 5: Nguyên tố phi kim không thuộc nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?

A. Nhóm IA.                           B. Nhóm IVA.            C. Nhóm IIA.             D. Nhóm VIIA.

Câu 6: Âm thanh không thể truyền trong

  1. chất lỏng.                          B. chất rắn.                  C. chất khí.                 D. chân không.

Câu 7: Đơn vị nào là của tốc độ?

  1. km/h.                                 B. m.s.                         C. km.h.                      D. s/m.

Câu 8: Ta nghe tiếng trống to hơn khi gõ mạnh vào mặt trống và nhỏ hơn khi gõ nhẹ là vì

  1.  gõ mạnh làm tần số dao động của mặt trống lớn hơn.
  2.  gõ mạnh làm biên độ dao động của mặt trống lớn hơn.
  3.  gõ mạnh là thành trống dao động mạnh hơn.
  4.  gõ mạnh làm dùi trống dao động mạnh hơn.

Câu 9: Quan sát đồ thị quãng đường- thời gian ở hình dưới đây và mô tả chuyển động của vật?

A. Vật chuyển động có tốc độ không đổi.

B. Vật đứng yên.

C. Vật đang đứng yên, sau đó chuyển động rồi lại đứng yên.

D. Vật đang chuyển động, sau đó dừng lại rồi tiếp tục chuyển động.

Câu 10: Trong quá trình quang hợp, nước được lấy từ đâu?

A. Nước được lá lấy từ đất lên.

B. Nước được rễ hút từ đất lên thân và đến lá.

C. Nước được tổng hợp từ quá trình quang hợp.

D. Nước từ không khí hấp thụ vào lá qua các lỗ khí.

Câu 11: Động vật nào hô hấp bằng phổi?

A. Cá chép.                             B. Thằn lằn.                C. Ếch.                        D. Chim bồ câu.

Câu 12: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

A. qua mạch gỗ.                                                          B. từ mạch gỗ sang mạch rây.

C. từ mạch rây sang mạch gỗ.                                    D. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.    

Câu 13: Khi tế bào khí khổng no nước thì

A. thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.

B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.

C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.

D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra.

Câu 14: Hình bên dưới chứng minh cho hiện tượng cảm ứng nào ở thực vật?

A. Tính hướng đất âm của rễ, hướng sáng dương của thân.

B. Tính hướng tiếp xúc.

C. Tính hướng hóa.

D. Tính hướng nước.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của nước?

A. Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.

B. Nước là thành phần cấu trúc tế bào.

C. Nước cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.

D. Nước giúp duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể.

Câu 16: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?

A. Lá cây bàng rụng vào mùa hè.                               B. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh.

C. Cây gọng vó bắt mồi.                                             D. Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời.

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

ĐA

D

B

A

C

C

D

A

B

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

ĐA

D

B

D

A

D

A

C

B.

Trên đây là nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Khoa học tự nhiên 7 KNTT năm 2023-2024Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON