YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 Kết nối tri thức năm 2023-2024

Tải về
 
NONE

Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 Kết nối tri thức năm 2023-2024 dưới đây được HOC247 biên soạn và tổng hợp gồm nội dung và câu hỏi ôn tập kèm đáp án chi tiết nhằm giúp các em dễ dàng đối chiếu kết quả, ôn tập kiến thức toàn diện môn Công nghệ 7 Kết nối tri thức để chuẩn bị thật tốt trước kì thi HK1 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

1. ÔN TẬP LÝ THUYẾT

1.1. Trồng trọt

Sơ đồ khái quát ôn tập chương 1: Trồng trọt

1.1.1. Giới thiệu về trồng trọt

a. Vai trò

Trồng trọt có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế và đời sống của con người, cung cấp cho con người các sản phẩm thiết yếu như gạo, ngô, các loại rau, củ, quả,... Bên cạnh đó, trồng trọt còn có vai trò hỗ trợ cho sự phát triển của nhiều ngành nghề quan trọng khác như chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu.

b. Triển vọng

- Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có các mùa rõ rệt trong năm. Bên cạnh đó, phần lớn diện tích của nước ta là đất trong với địa hình rất đa dạng như đồng bằng, trung du, miền núi, cao nguyên, ven biển,...

- Việt Nam là một nước có truyền thống nông nghiệp, nhân dân ta cần cù, thông minh và có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt; nhà nước ta rất quan tầm và có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển trong trọt khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhiều loại thiết bị, công nghệ hiện đại được ứng dụng trong trồng trọt.

c. Phương thức trồng trọt

- Trồng trọt ngoài tự nhiên

- Trồng trọt trong nhà có mái che

- Phương thức trồng trọt kết hợp

d. Ngành nghề trong trồng trọt

- Kĩ sư trồng trọt.

- Kĩ sư bảo vệ thực vật.

- Kĩ sư chọn giống cây trồng.

1.1.2. Quy trình trồng trọt

a. Làm đất, trồng cây

- Làm đất trồng cây là công đoạn đầu tiên trong quy trình trồng trọt. Mỗi loại cây trồng khác nhau thì kĩ thuật làm đất cũng khác nhau. Nhìn chung, Kĩ thuật làm đất trồng cây gồm một số công việc chính như: Cày đất, bừa, đập đất, lên luống.

- Bón phân thúc.

b. Gieo trồng và chăm sóc cây trồng

Gieo trồng: Có hai hình thức gieo trồng chính là gieo bằng hạt và trồng bằng cây con. Ngoài ra, có thể trồng bằng củ, bằng đoạn thân.... 

Chăm sóc cây trồng

- Tỉa, dặm cây

- Làm cỏ, vun xới

- Tưới nước

- Tiêu nước

- Bón phân thúc

Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

- Nguyên tắc phòng trừ:

+ Phòng là chính.

+ Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để.

+ Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.

- Các biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh.

+ Biện pháp thủ công.

+ Biện pháp hoá học.

+ Biện pháp sinh học và kiểm dịch thực vật.

c. Thu hoạch sản phẩm trồng trọt

Một số phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt phổ biến là

- Hái rau, đỗ, nhãn, chôm chôm

- Nhổ: Su hào, sản (khoai mì), lạc (đậu phộng)....

- Đào: Khoai tây, khoai lang....

- Cắt: Lúa, hoa, bắp cải,...

Ngoài ra, người ta còn dùng máy để thu hoạch sản phẩm trồng trọt.

1.1.3. Nhân giống vô tính cây trồng

a. Giâm cành

Cắt một đoạn cành bánh tẻ (không quá non hoặc quá già) có đủ mắt, nhúng phần gốc vào dung dịch kích thích ra rễ, sau đó cắm xuống đất ẩm cho cành ra rễ và phát triển thành cây mới

b. Ghép

Dùng một bộ phận sinh dưỡng của một cây (mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) ghép vào một cây khác (gốc ghép), sau đó bó lại. Chất dinh dưỡng sẽ đi trực tiếp từ gốc ghép sang phần được ghép (mắt ghép, chồi ghép hoặc cành ghép) giúp cho phần được ghép tiếp tục phát triển

c. Chiết cành

Chọn cành khoẻ mạnh trên cây mẹ. Lấy dao tách một đoạn vỏ ở vị trí cần chiết, sau đó dùng thuốc kích thích ra rễ và hỗn hợp đất thích hợp bỏ vào đoạn cành vừa tách vỏ, bọc nylon ra ngoài và dùng dây buộc chặt hai đầu . Sau một thời gian, khi đoạn cành được bó đất đã mọc rễ thì cắt khỏi cây mẹ rồi đem trồng

1.2. Lâm nghiệp

Sơ đồ tổng quát ôn tập chương 2: Lâm nghiệp

1.2.1. Giới thiệu về rừng

a. Thành phần rừng

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm hệ thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó hệ thực vật là thành phần chính của rừng

b. Vai trò của rừng

Rừng có vai trò rất quan trọng đối với môi trường và đời sống của con người, cung cấp nguồn gỗ, điều hoà không khí, điều hoà nước, chống biến đổi khí hậu, là nơi cư trú của động, thực vật và lưu trữ các nguồn gene quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất,...

c. Một số loại rừng phổ biến

- Rừng phòng hộ.

- Rừng đặc dụng.

- Rừng sản xuất.

1.2.2. Trồng và chăm sóc rừng

a. Thời vụ trồng

Thời vụ trồng rừng thích hợp là khi thời tiết ẩm (không quá nóng, không quá lạnh), độ ẩm vừa phải và có nước tưới đầy đủ. Ở nước ta, thời vụ trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là mùa xuân và mùa thu, ở các tỉnh miền Trung và miền Nam thường trồng rừng vào mùa mưa. Trồng rừng đúng thời vụ giúp cây rừng có tỉ lệ sống cao sinh trưởng, phát triển tốt.

b. Phương pháp trồng

- Trồng rừng bằng cây con có bầu

- Trồng rừng bằng cây con rễ trần

c. Chăm sóc 

Cây rừng sau khi trồng cần được chăm sóc định kì khoảng 1 – 2 lần mỗi năm nhằm tạo môi trường thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển. Các công việc chủ yếu để chăm sóc cây rừng gồm: làm hàng rào bảo vệ cây, phát quang và làm cỏ dại, tỉa và dặm cây, xới đất và vun gốc, bón phân cho cây

1.2.3. Bảo vệ rừng và môi trường sinh thái

- Nguyên nhân suy giảm: Diện tích rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng bởi nhiều nguyên nhân như cháy rừng, đốt nương làm rẫy, chặt phá rừng bừa bãi, khai thác rừng không đúng cách,... làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

- Các biện pháp bảo vệ: Để bảo vệ rừng và môi trường sinh thái, cần phải triển khai đồng bộ nhiều biện pháp như trồng mới, chăm sóc rừng thường xuyên, phòng chống cháy rừng, tuyên truyền bảo vệ rừng....

2. CÂU HỎI ÔN TẬP

Bài 1. Trình bày ý nghĩa của việc tưới, tiêu nước và bón phân thúc. Vì sao trước khi bón phân thúc cần phải làm sạch cỏ dại?

Phương pháp giải:

Ý nghĩa của việc tưới, tiêu nước và bón phân thúc nhằm nuôi dưỡng, bảo vệ, phòng trừ các yếu tố gây hại cho cây trồng.

Trước khi bón phân thúc cần phải làm sạch cỏ dại để giảm sự cạnh tranh chất dinh dưỡng của cỏ dại với cây trồng và hạn chế nơi trú ẩn của sâu, bệnh hại.

Lời giải chi tiết:

- Ý nghĩa của việc tưới, tiêu nước và bón phân thúc:

   + Tưới nước: Vận chuyển các chất dinh dưỡng để nuôi cây; cung cấp nước để cây sinh trưởng, phát triển tốt.

   + Tiêu nước: Giúp cây trồng không bị ngập úng.

   + Bón phân thúc: Giúp cung cấp đầy đủ, kịp thời chất dinh dưỡng cần thiết cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng, giúp nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

- Trước khi bón phân thúc cần phải làm sạch cỏ dại để:

   + Giảm sự cạnh tranh chất dinh dưỡng của cỏ dại với cây trồng.

   + Hạn chế nơi trú ẩn của sâu, bệnh hại.

Bài 2. Đất trồng có thành phần như thế nào và có vai trò gì đối với cây trồng?

Phương pháp giải:

Đất trồng gồm ba thành phần: phần rắn, phần lỏng, phần khí. 

Đất trồng có vai trò giúp cây trồng đứng vững và cung cấp chất dinh dưỡng, nước, oxygen cho cây trồng.

Lời giải chi tiết:

- Đất trồng gồm ba thành phần: 

   + Phần rắn: Có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, giúp cây đứng vững.

   + Phần lỏng: Có tác dụng cung cấp nước cho cây, hòa tan các chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thụ

   + Phần khí: Có tác dụng cung cấp oxygen cho cây; làm cho đất tơi, xốp và giúp rễ cây hấp thụ oxygen tốt hơn.

Bài 3. Qua nội dung trên internet, sách, báo,.. tìm hiểu thêm vai trò của rừng.

Phương pháp giải:

Học sinh tìm kiếm, nghiên cứu sách báo để biết thêm các vai trò của rừng.

Lời giải chi tiết:

Các vai trò khác của rừng:

- Rừng là lá phổi xanh, giúp lọc sạch khí độc hại, điều hòa khí hậu: Rừng giống như một nhà máy thu nhận khí CO2 và sản xuất ra khí O2,… Đặc biệt là trong tình trạng trái đất đang ngày một nóng lên như hiện nay, thì việc giảm lượng khí CO2 là điều cực kì quan trọng.

- Rừng làm tăng độ phì nhiêu cho đất, bồi dưỡng tiềm năng của đất: Khả năng chế ngự dòng chảy của rừng giúp ngăn chặn sự bào mòn đất. Đặc biệt là ở những vùng đồi núi có độ dốc lớn. Rừng giữ cho lớp đất mặt không bị xói mòn đi. Cùng với đó là mọi đặc tính vi sinh vật học và lí hóa cũng như độ phì nhiêu của đất được giữ nguyên.

- Rừng cung cấp nhiều thảo dược quý: đương quy, tam thất, đỗ trọng, thảo quả, hồi,…

- Góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến lâm sản, gỗ, sợi, giấy, gỗ trụ mô,… phát triển mạnh mẽ.

Bài 4. Thông qua internet, sách, báo,... tìm hiểu về các loại cây thường được dùng để trồng rừng.

Phương pháp giải:

Học sinh tham khảo internet, sách, báo,… để tìm hiểu về các loại cây thường được dùng để trồng rừng.

Lời giải chi tiết:

Các loại cây thường được dùng để trồng rừng là:

- Rừng phòng hộ: trám, sao đen, dầu rái, huỷnh, sến,… 

- Rừng sản xuất: cây keo, tre luồng, thông, bồ đề, mỡ, bạch đàn,...

- Rừng đặc dụng: gỗ lim, trầm hương, gõ đỏ,…

Trên đây là nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 Kết nối tri thức năm 2023-2024Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON