Để chuẩn bị thật tốt cho kì thi giữa HK1 sắp tới, các em vần tổng hợp lý thuyết và các đề thi minh hoạ để ôn tập hiệu quả. Chính vì vậy, HỌC247 đã biên soạn, tổng hợp nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 10 CTST năm học 2022-2023 dưới đây. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em trong quá trình học tập và ôn thi Ngữ văn 10 CTST. Chúc các em thi tốt!
1. Lý thuyết
1.1. Văn bản truyện ngắn/ thơ
a. Văn bản truyện ngắn
- Phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung (đề tài, chủ đề, thông điệp,…) và hình thức (không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật,...) của truyện thần thoại, sử thi; thấy được một số điểm gần gũi giữa các tác phẩm văn học thuộc các nền văn hoá khác nhau.
b. Văn bản thơ
Nhận biết:
- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.
- Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.
- Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.
Thông hiểu:
- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
- Hiểu được nội dung chính của văn bản.
- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…
1.2. Viết được văn bản nghị luận xã hội về một hiện tượng trong cuộc sống hoặc một vấn đề đặt ra từ tác phẩm văn học
- Mức độ đánh giá: chia làm 3 mức độ theo yêu cầu về KTĐG của CT Ngữ văn 2018 (biết, hiểu, vận dụng)
- Các chuẩn/ tiêu chí kiểm tra và đánh giá hoạt động đọc hiểu: căn cứ vào yêu cầu cần đạt của đọc hiểu văn bản thơ trong CT Ngữ văn 2018 và SGK Ngữ văn 10 – Bộ Chân Trời Sáng Tạo (Bài 2).
- Các tiêu chí kiểm tra và đánh giá hoạt động viết: căn cứ vào yêu cầu cần đạt của hoạt động viết trong CT Ngữ văn 2018 và SGK Ngữ văn 10 – Bộ Chân Trời Sáng Tạo (Bài 1).
2. Đề thi minh hoạ
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản:
Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao.
Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
“Con gà cục tác lá chanh”.
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Mẹ ơi, trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa.
(Trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương)
Chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?
A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
C. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. nghị luận.
B. tự sự.
C. biểu cảm
D. miêu tả.
Câu 3. Ở văn bản này, người con đã gặp trong lời mẹ hát những hình ảnh quen thuộc nào?
A. Cánh cò trắng, dải đồng xanh
B. Màu vàng hoa mướp, con gà cục tác lá chanh
C. Có cả cuộc đời hiện ra
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
Thời gian chạy qua tóc mẹ
A. So sánh
B. Nói quá
C. Nhân hóa
D. Hoán dụ
Câu 5. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung chính của lời thơ sau:
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao
A. Gợi hình ảnh người mẹ vất vả.
B. Tình yêu thương của người con đối với mẹ.
C. Thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn của người con đối với mẹ
D. Tình thương của người mẹ đối với con.
Câu 6. Lời thơ nào sau đây thể hiện rõ nét giá trị lời ru của mẹ?
A. Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao
B. Lời ru chắp con đôi cánh/ Lớn rồi con sẽ bay xa.
C. Tuổi thơ chở đầy cổ tích/ Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
D. Con gặp trong lời mẹ hát/ Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Câu 7. Ý nào sau đây khái quát nội dung chính của văn bản?
A. Đề cập đến ý nghĩa lời ru của mẹ, đồng thời thể hiện lòng biết ơn của nhà thơ đối với công ơn của mẹ.
B. Đề cập đến hình bóng người mẹ gắn với tuổi thơ và lời ru ngọt ngào.
C. Đề cập đến những năm tháng tuổi thơ của tác giả cùng người mẹ tảo tần.
D. Đề cập đến tấm lòng người mẹ.
Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Theo em, lời ru của mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển tâm hồn của người con?
Câu 9. Hình ảnh người mẹ ở văn bản trên gợi cho anh/chị những cảm xúc gì?
Câu 10. Nhà thơ Trương Nam Hương đã gửi gắm thông điệp gì từ văn bản trên?
---(Để xem tiếp nội dung của tài liệu các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là phần trích nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 10 CTST năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 10 CD năm 2022-2023
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 10 KNTT năm 2022-2023
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.