Tài liệu Chuyên đề Sự phần hóa khí hậu Châu Nam Cực môn Địa Lý 7 năm 2021 được HOC247 biên tập và tổng hợp giúp các em rèn luyện kĩ năng giải bài tập, góp phần chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em và là tài liệu giảng dạy có ích cho quý thầy cô. Mời các em và các quý thầy cô cùng theo dõi.
SỰ PHẦN HÓA KHÍ HẬU CHÂU NAM CỰC
1. LÝ THUYẾT
a. Vị trí, giới hạn
- Gồm phần lục địa trong vòng cực Nam và các đảo ven lục địa.
- Diện tích 14,1 tr km2.
- Có các đại dương bao quanh: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.
b. Khí hậu
- Khí hậu rất giá lạnh, nhiệt độ quanh năm < 00C.
- Châu Nam Cực còn được gọi là “cực lạnh” của thế giới. Người ta đo được nhiệt độ thấp nhất ở đây là – 94,50C.
- Là nơi có nhiều gió bão nhất thế giới, vận tốc trên 60 km/ giờ.
c. Địa hình Địa hình là một cao nguyên băng khổng lồ cao trung bình 2600m.
d. Sinh vật
- Thực vật không có.
- Động vật gồm những loài có khả năng chịu rét tốt (chim cánh cụt, hải cẩu, dấu trắng, cá voi xanh,…)
e. Khoáng sản Khoáng sản phong phú, giàu có: than đá, sắt, đồng, dầu mỏ.
2. BÀI TẬP VÍ DỤ
Câu 1: Quan sát hình 47.1, xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực. Vị trí địa lí đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của châu lục?
Trả lời
- Châu Nam Cực nằm ở vùng cực Nam của Trái Đất.
- Do nằm ở vùng cực, nên về mùa đông đêm địa cực kéo dài, còn mùa hạ tuy có ngày kéo dài, song cường độ bức xạ rất yếu và tia sáng bị mặt tuyết khuếch tán mạnh, lượng nhiệt sưởi ấm không khí không đáng kể. Do vậy, châu Nam Cực có khí hậu lạnh giá quanh năm.
Câu 2: Quan sát hình 47.2, nhận xét về chế độ nhiệt của châu Nam Cực.
Trả lời
- Trạm Lin-tơn A-mê-ri-can (nằm ở phần đông lục địa): nhiệt độ cao nhất là -10°c (tháng I), thấp nhất là -42°C (tháng IX); biên độ nhiệt lớn: -32°c. Có 2 cực tiểu về nhiệt độ (vào tháng IV và tháng IX).
- Trạm Vô-xtốc (nằm ở phần tây lục địa): nhiệt độ cao nhất là -42°c (tháng I), thấp nhất là -74°C (tháng X); biên độ nhiệt lớn: -32°c. Có 3 cực tiểu về nhiệt độ (vào các tháng V, VII, X).
-> Lãnh thổ châu Nam Cực đều có nhiệt độ quanh năm rất thấp, luôn âm. Trong năm, nhiệt độ có sự dao động, mùa hè nhiệt độ cao hơn nhưng vẫn đạt giá trị âm; biên độ nhiệt rất cao.
Câu 3: Quan sát hình 47.2 - Biểu đồ nhiệt độ của hai địa điểm ở châu Nam Cực, tr.141 SGK, nêu nhận xét về chế độ nhiệt của châu Nam Cực theo gợi ý cụ thể dưới đây
a) Nhận xét về chế độ nhiệt tại trạm Lít-tơn A-mê-ri-can
- Nhiệt độ tháng lạnh nhất là ... độ C, tháng ...
- Nhiệt độ tháng cao nhất là ... độ C, tháng ...
- Như vậy, tại đây quanh năm có nhiệt độ ...
b) Nhận xét về chế độ nhiệt tại trạm Vô-xtốc
- Nhiệt độ tháng lạnh nhất là ... độ C, tháng ...
- Nhiệt độ tháng cao nhất là ... độ C, tháng ...
- Như vậy, tại đây quanh năm có nhiệt độ ...
c) Nhận xét chung về chế độ nhiệt tại châu Nam Cực
Trả lời
a) Nhận xét về chế độ nhiệt tại trạm Lít-tơn A-mê-ri-can
- Nhiệt độ tháng lạnh nhất là -42 độ C, tháng 9
- Nhiệt độ tháng cao nhất là -10 độ C, tháng 1
- Như vậy, tại đây quanh năm có nhiệt độ luôn âm, lạnh khắc nghiệt.
3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Diện tích của châu Nam Cực là
A. 10 triệu km2.
B. 12 triệu km2.
C. 14,1 triệu km2.
D. 15 triệu km2.
Diện tích của châu Nam Cực là 14,1 triệu km2. Châu Nam Cực là châu lục đứng thứ 4 về diện tích trong sáu châu lục.
Chọn: C.
Câu 2: Trong 6 châu lục, châu Nam Cực là châu lục đứng thứ mấy về diện tích
A. Thứ 3.
B. Thứ 4.
C. Thứ 5.
D. Thứ 6.
Diện tích của châu Nam Cực là 14,1 triệu km2. Châu Nam Cực là châu lục đứng thứ 4 về diện tích trong sáu châu lục.
Chọn: B.
Câu 3: Nhiệt độ thấp nhất đo được ở châu Nam Cực là
A. - 88,30C.
B. - 900C.
C. - 94,50C.
D. - 1000C.
Nhiệt độ thấp nhất đo được ở châu Nam Cực là - 94,50C.
Chọn: C.
Câu 4: Trong các loài vật dưới đây, loài nào không sống ở Nam Cực?
A. Chim cánh cụt.
B. Hải cẩu.
C. Gấu trắng.
D. Đà điểu.
Một số loài động vật sống ở châu Nam Cực là chim cánh cụt, hải cẩu, dấu trắng, cá voi xanh,… Đà điểu là loài vật ưu nhiệt, thường sống ở vùng nhiệt đới.
Chọn: D.
Câu 5: Người dân vùng cực dùng chất gì để thắp sáng?
A. Dầu hoả.
B. Xăng.
C. Mỡ các loài động vật.
D. Khí đốt.
Người dân ở vùng cực thường dùng mỡ của các loài động vật để thắp sáng.
Chọn: C.
Câu 6: Châu Nam Cực hiện nay thuộc chủ quyền của quốc gia nào?
A. Hoa Kì.
B. Liên bang Nga.
C. Của 12 quốc gia kí hiệp ước Nam Cực ngày 1/12/1959.
D. Là tài sản chung của toàn nhân loại.
Châu Nam Cực là châu lục duy nhất không có quốc gia nào. Châu Nam Cực là tài sản chung của toàn nhân loại.
Chọn: D.
Câu 7: Châu Nam Cực bao gồm:
A. Lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.
B. Lục địa Nam Cực.
C. Châu Nam Cực và các đảo ven bờ.
D. Một khối băng khổng lồ thống nhất.
Châu Nam Cực bao gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa. Diện tích là 14,1 triệu km2.
Chọn: A.
Câu 8: Châu Nam Cực còn được gọi là
A. Cực nóng của thế giới.
B. Cực lạnh của thế giới.
C. Lục địa già của thế giới.
D. Lục địa trẻ của thế giới.
Châu Nam Cực còn được gọi là “cực lạnh” của thế giới. Người ta đo được nhiệt độ thấp nhất ở đây là – 94,50C.
Chọn: B.
Câu 9: Loài vật biểu tượng cho châu Nam Cực là
A. Cá Voi xanh.
B. Hải Cẩu.
C. Hải Báo.
D. Chim Cánh Cụt.
Loài vật được coi là biểu tượng của châu Nam Cực là chim Cánh Cụt. Chim Cánh Cụt là loài chim không biết bay, sống bày đàn và sống nhờ ăn nguồn tôm, cá, các sinh vật phù du dồi dào ở các biển bao quanh.
Chọn: D.
Câu 10: Châu Nam Cực giàu có những khoáng sản nào?
A. Vàng, kim cương, đồng, sắt.
B. Vàng, đồng, sắt, dầu khí.
C. Than đá, sắt, đồng, dầu mỏ.
D. Than đá, vàng, đồng, manga.
Lục địa Nam Cực giàu khoáng sản như than đá, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên.
Chọn: C.
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Sự phần hóa khí hậu Châu Nam Cực môn Địa Lý 7 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!