Nhằm giúp các em có thêm đề thi tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Hoc247 đã biên soạn Chuyên đề Hình lăng trụ đứng Toán 8 sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời, kèm với mỗi đề thi đều có đáp án và gợi ý giải giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả.
Chuyên đề
HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
I. Kiến thức cần nhớ
1. Hình lăng trụ đứng
Hình vẽ dưới đây gọi là lăng trụ đứng.
Trong hình lăng trụ đứng này:
+ A, B, C, D, A', B', C', D' là các đỉnh.
+ ABB'A', BCC'B',... là những hình chữ nhật, gọi là các mặt bên
+ AA'; BB'; CC'; DD' song song với nhau và bằng nhau, chúng được gọi là các cạnh bên
+ Hai mặt ABCD và A'B'C'D' là hai đáy. Hình lăng trụ trên có hai đáy là tứ giác nên gọi là lặng trụ tứ giác, kí hiệu : ABCD.A'B'C'D'
Chú ý:
– Hai đáy là hai đa giác bằng nhau và nằm trên hai mặt phẳng song song.
– Các cạnh bên song song, bằng nhau và vuông góc với hai mặt phẳng đáy. Độ dài cạnh bên được gọi chiều cao của hình lăng trụ đứng.
– Các mặt bên là những hình chữ nhật và vuông góc với hai mặt phẳng đáy.
– Hình hộp chữ nhật, hình lập phương là những hình lăng trụ đứng.
– Hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp đứng.
Ví dụ: Cho hình lưng trụ đứng sau:
Hai mặt đáy ABC và A'B'C' là hai tam giác bằng nhau (nằm trong hai mặt phẳng song song)
Các mặt bên A'C'CA, A'B'BA, B'C'CB là các hình chữ nhật.
2. Diện tích – Thể tích của hình lăng trụ đứng
a) Công thức diện tích xung quanh
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng chu vi đáy nhân với chiều cao:
Sxq = 2p.h (p: nửa chu vi đáy, h: chiều cao)
b) Diện tích toàn phần
Diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.
Stp = Sxq + 2S (S: điện tích đáy)
c) Thể tích
Thể tích của hình lăng trụ đứng bằng diện tích đáy nhân với chiều cao:
V = S.h (S: diện tích đáy, h: chiều cao)
d) Ví dụ
Ví dụ: Cho hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có đáy ABC là tam giác đều, AB = 4cm,AA' = 5cm. Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình lặng trụ ABC.A'B'C' ?
Hướng dẫn:
Xét tam giác ABC có nửa chu vi của tam giác là:
+ Diện tích xung quanh của hình lăng trụ Sxq = 2p.AA' = 2.6.5 = 60cm2
+ Diện tích toàn phần của hình lăng trụ là Stp = Sxq + 2SABC = 60 + 2.4√ 3 = 60 + 8√ 3 cm2
+ Thể tích của hình lăng trụ là V = S.AA' = 4√ 3 .5 = 20√ 3cm3
II. Bài tập tự luyện
1. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Cho hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có đáy là tam giác ABC vuông tại A có AB = 3cm, AC = 4cm. Hình lăng trụ có chiều cao h = 3cm. Thể tích của hình lăng trụ đó là?
A. V = 9( cm3 )
B. V = 18( cm3 )
C. V = 24( cm3 )
D. V = 36( cm3 )
Hướng dẫn giải
Ta có: SABC = 1/2AB.AC = 1/2.3.4 = 6( cm2 )
Khi đó: V = h.SABC = 3.6 = 18( cm3 )
Chọn đáp án B.
Bài 2: Cho hình lăng trụ đứng ABCD.A'B'C'D' có đáy ABCD là hình chữ nhật, AB = 4cm BC = 5cm, chiều cao h = 2,5cm. Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng là?
A. Sxq = 22,5( cm2 )
B. Sxq = 45( cm2 )
C. Sxq = 30( cm2 )
D. Sxq = 36( cm2 )
Hướng dẫn giải
Ta có chu vi của đáy là: p = 2( AB + BC ) = 2( 4 + 5 ) = 18( cm )
Khi đó: Sxq = p.h = 18.2,5 = 45( cm2 )
Chọn đáp án B.
Bài 3: Cho hình lăng trụ đứng ABCD.A'B'C'D' có đáy ABCD là hình chữ nhật, AB = 4cm BC = 5cm, chiều cao h = 2,5cm. Diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng là?
A. Stp = 62,5( cm2 )
B. Sxq = 85( cm2 )
C. Stp = 70( cm2 )
D. Sxq = 76( cm2 )
Hướng dẫn giải
Theo câu 2, ta có: Sxq = 45( cm2 )
Khi đó ta có: Stp = Sxq + 2S = 45 + 2.4.5 = 85( cm2 )
Chọn đáp án B.
Bài 4: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
A. Hình lăng trụ tam giác có 4 mặt, 6 đỉnh.
B. Hình lăng trụ tam giác có 5 mặt, 6 đỉnh.
C. Hình lăng trụ tam giác có 4 mặt, 5 đỉnh
D. Hình lăng trụ tam giác có 4 mặt, 4 đỉnh.
Hướng dẫn giải
Hình lăng trụ tam giác gồm 5 mặt và 6 đỉnh.
+ 5 mặt:
( A'B'C' ), ( BCC'B' ), ( ABC ), ( A'C'CA ), ( ABB'A' )
+ 6 đỉnh là: A,B,C,A',B',C'
Chọn đáp án B.
Bài 5: Cho hình lăng trụ đứng có đáy là lục giác đều cạnh 6cm, chiều cao lăng trụ là 6cm. Tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ?
A. 160cm2
B. 216cm2
C. 250cm2
D. 320cm2
Hướng dẫn giải
Do đáy của hình lăng trụ là lục giác đều cạnh 6cm nên chu vi đáy là:
P = 6.6 = 36cm
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ là:
Sxq = P.h = 36.6 = 216 cm2
Chọn đáp án B
Bài 6: Cho hình lăng trụ đứng ABCD.MNPQ có đáy ABCD là hình bình hành có AB = 6cm, BC = 4cm , AM = 5cm. Tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ?
A. 100cm2
B. 120cm2
C. 150cm2
D. 200cm2
Hướng dẫn giải
Chu vi đáy là:
P = 2(AB + BC) = 2.(6 + 4) = 20cm
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đã cho là:
Sxq = Sd . h = 20. 5 = 100cm2
Chọn đáp án A
2. Bài tập tự luận
Bài 1: Tính chiều cao của hình lăng trụ đứng ABCD.EFGH, biết rằng đáy ABCD là hình thoi có các đường chéo AC = 10cm,BD = 24cm và diện tích toàn phân bằng 1280cm2
Hướng dẫn giải
Áp dụng công thức: Stp = Sxq + 2Sd
Hay Sxq = Stp - 2Sd = 1280 - 2.1/2.1024
= 1280 - 240 = 1040cm2
Vì đáy ABCD là hình thoi nên AC vuông góc với BD tại O (tính chất về đường chéo của hình thoi)
Áp dụng định lý Py – ta – go vào tam giác BOC vuông tại O ta được:
BC2 = BO2 + OC2 ⇒ BC2 = 122 + 52 = 132 ⇔ BC = 13cm
Chu vi đáy là 2p = 4.13 = 52cm
Áp dụng công thức Sxq = 2p.h
Bài 2: Một trại hè có dạng hình lăng trụ đứng đáy tam giác, thể tích hình không gian bên trong là 2,16cm3. Biết chiều dài lều AD = 2,4cm, chiều rộng của lều là 1,2cm. Tính chiều cao AH của lều?
Hướng dẫn giải
Áp dụng công thức thể tích của hình lăng trụ đứng ta có: V = S.h
Ta có:
Do đó: V = S.h = 0,6AH.2,4 = 1,44AH
Theo giả thiết ta có: 1,44AH = 2,16 ⇔ AH = 1,5cm
Trên đây là nội dung tài liệu Chuyên đề Hình lăng trụ đứng Toán 8. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Chuyên đề nâng cao Rút gọn biểu thức bằng phương pháp khử liên tiếp Toán 8
- Chuyên đề Những hằng đẳng thức đáng nhớ Toán 8
Chúc các em học tập tốt!
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm