YOMEDIA

Chuyên đề Đặc điểm nền kinh tế Châu Đại Dương môn Địa Lý 7 năm 2021

Tải về
 
NONE

Cùng HOC247 ôn tập các kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới trong tài liệu Chuyên đề Đặc điểm nền kinh tế Châu Đại Dương môn Địa Lý 7 năm 2021. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

ĐẶC ĐIỂM NỀN KINH TẾ CHÂU ĐẠI DƯƠNG

 

1. LÝ THUYẾT

- Nền kinh tế phát triển không đều giữa các nước.

   + Ô–xtrây-li-a và Niu Di-len là hai nước có nền kinh tế phát triển.

   + Các nước còn lại là những nước đang phát triển.

- Các ngành kinh tế chủ yếu: khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu.

- Du lịch là ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước.

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Câu 1: Dựa vào bảng số liệu thống kê (trang 148 SGK), nhận xét trình độ phát triển kinh tế của một số quốc gia ở châu Đại Dương.

Trả lời

Trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia thuộc châu Đại Dương không đều nhau.

- Ô-xtray-li-a và Niu Di-len là 2 quốc gia thuộc nhóm nước phát triển, có trình  độ phát triển kinh tế cao, thu nhập bình quân đầu người cao, cơ cấu kinh tế tiến bộ.

- Va-nu-a-tu và Pa-pua Niu Ghi-nê trình độ phát triển kinh tế thấp hơn; bình quân thu nhập thấp, nhất là Pa-pua Niu Ghi-nê có cơ cấu kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông - công nghiệp.
Câu 2: Nêu khác biệt về kinh tê của Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len với các quốc đảo còn lại trong châu Đại Dương. 

Trả lời

- Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len đều có nền kinh tế phát triển.

+ Thu nhập bình quân đầu người cao (Ô-xtrây-li-a: 20.337,5 USD; Niu Di-len: 13.026,7 USD).

+ Nổi tiếng về xuất khẩu: lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ sữa,...

+ Các ngành công nghiệp khai khoáng, chế tạo máy và phụ tùng điện tử, chế biến thực phẩm,... rất phát triển.

- Các quốc đảo còn lại: đều là những nước đang phát triển.

+ Kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu.

+ Các mặt hàng xuất khẩu chính: khoáng sản (phốt phát, dầu mỏ, khí đốt, vàng, than đá, sắt,...), nông sản (cùi dừa khô, ca cao, cà phê, chuối, vani,...), hải sản (cá ngừ, cá mập, ngọc trai,...), gỗ.

+ Trong công nghiệp, phát triển nhất là ngành chế biến thực phẩm.
Câu 3: Dựa vào bảng số liệu thống kê tr. 148 SGK, em hãy

a, Vẽ biểu đồ cơ cấu thu nhập quốc dân của các nước trong bảng

b, Kết hợp với vốn hiểu biết, nêu nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia nêu trong bảng

Trả lời:

a, Biểu đồ cơ cấu thu nhập quốc dân của các nước Ô-xtray-li-a, Niu Di-len, Va-nu-a-tu, Pa-pua Niu Ghi-nê

b, Một số quốc gia trình độ phát triển kinh tế vẫn còn kém như: Pa-pua Niu Ghi-nê, Niu Di-len cơ cấu thu nhập qua ngành nông nghiệp vẫn còn cao

  • Pa-pua Niu Ghi-nê là quốc gia còn khá chậm phát triển với cơ cấu thu nhập ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn (41,5%) cao hơn nhiều so với 3 nước còn lại( 26%, 25%, 9,2%)
  • Tỉ trọng ngành dịch vụ của Ô-xtrây-li-a cao nhất (78%) trong khi đó Pa-pua Niu Ghi-nê thấp nhất(31,5%)

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nước nào có tỉ lệ dân thành thị cao nhất châu Đại Dương?

A. Pa-pua Niu Ghi-nê.

B. Ôt-xtrây-li-a.

C. Va-nua-tu.

D. Niu Di-len.

Nước Ô-xtrây-li-a là nước có mật độ dân số thấp nhất trong các nước ở châu Đại Dương nhưng lại có tỉ lệ dân thành thị cao nhất.

Chọn: B.

Câu 2: Nước có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất châu Đại Dương

A. Pa-pua Niu Ghi-nê.

B. Ôt-xtrây-li-a.

C. Va-nua-tu.

D. Niu Di-len.

Pa-pua Niu Ghi-nê là nước có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất châu Đại Dương.

Chọn: A.

Câu 3: Vùng tập trung đông dân nhất Ôt-xtrây-li-a

A. Vùng trung tâm.

B. Vùng phía tây và tây bắc.

C. Vùng phía đông, đông nam và tây nam.

D. Vùng tây bắc và tây nam.

Vùng phía đông, đông nam và tây nam là vùng tập trung đông dân nhất Ôt-xtrây-li-a.

Chọn: C.

Câu 4: Châu Đại Dương có một số đảo thuộc chủ quyền của một số quốc gia ở châu lục khác

A. Anh, Pháp, Hoa Kì và Chi-lê.

B. Anh, Pháp, Trung Quốc, Hoa Kì.

C. Pháp, Đức, Anh, Hoa Kì.

D. Đức, Anh, Nga, Hoa Kì.

Châu Đại Dương có một số đảo thuộc chủ quyền của một số quốc gia ở châu lục khác như Anh, Pháp, Hoa Kì, Chi-lê,…

Chọn: A.

Câu 5: Khoáng sản tập trung chủ yếu ở

A. Đông Thái Bình Dương.

B. Bắc Thái Bình Dương.

C. Tây Thái Bình Dương.

D. Nam Thái Bình Dương.

Khoáng sản có trữ lượng lớn nhưng chủ yếu tập trung trên các đảo lớn thuộc Tây Thái Bình Dương. Các khoảng sản chính như Boxit, niken, sắt, than đá,…

Chọn: C.

Câu 6: Các khoáng sản chính của châu Đại Dương là

A. Boxit, niken, sắt, than đá, dầu mỏ.

B. Boxit, dầu mỏ, vàng, đồng, apatit.

C. Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, đồng, manga.

D. Sắt, niken, đồng, sắt, apatit, kim cương.

Các khoáng sản chính của châu Đại Dương là Boxit (chiếm 1/3 trữ lượng thế giới), niken (1/5 trữ lượng thế giới), sắt, than đá, dầu mỏ, khí đốt, vàng, đồng, thiếc, uranium,..

Chọn: A.

Câu 7: Các nước có nền kinh tế nhất châu Đại Dương là

A. Ô-xtray-li-a và Niu Di-len.

B. Niu Di-len và Pa-pua-niu-ghi-nê.

C. Ô-xtray-li-a và Pa-pua-niu-ghi-nê.

D. Niu Di-len và Dac-Uyn.

Các nước có nền kinh tế nhất châu Đại Dương là Ô-xtray-li-a và Niu Di-len. Tuy lực lượng lao động trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ rất thấp nhưng lại nổi tiếng về xuất khẩu lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ sữa,…

Chọn: A.

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Đặc điểm nền kinh tế Châu Đại Dương môn Địa Lý 7 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF