YOMEDIA

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Sinh trưởng ở vi sinh vật Sinh học 10 có đáp án

Tải về
 
NONE

Với mục đích giúp các em ôn tập hiệu quả Hoc247 xin giới thiệu tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập có đáp án Sinh trưởng ở vi sinh vật nằm trong phần Ôn tập Chương. Hy vọng rằng với tài liệu giúp các em ôn tập tốt nhất. Mời các em tham khảo tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

1243) Người ta xem sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là :

       A. Sự tăng bề ngang của quần thế đó

       B. Sự tăng khối lượng của quần thể đó.

       C. Sự tăng số lượng tế bào của quần thể

       D. Sự tăng độ lớn từng tế bào ở quần thể

1244) *Trong nghiên cứu về sinh vật, người ta dùng thuật ngữ « kích thước quần thể » để chỉ :

       A. Số đo (chiều dài, rộng v.v...) của quần thể

       B. Số đo của một cá thể thuộc quần thể đó

       C. Số lượng cá thể trong quần thể đó

       D. Thể tích của quần thể đó

1245) Thời gian thế hệ (kí hiệu là g) của vi sinh vật là :

       A. Thời gian từ 1 cá thể sinh ra đến khi nó phân chia

       B. Khoảng thời gian 1 quần thể tăng 2 thế hệ tế bào

       C. Thời gian để khối lượng cá thể tăng gấp 2

       D. Khoảng thời gian cá thể lớn tối đa

1246) 20 phút thì trực khuẩn E.Coli phân bào 1 lần, nên g của nó là :

       A. 120 giây             B. 02 phút            C.10 phút             D.40 phút

1247)* Trị số g của vi khuẩn tả (Vibrio cholerea) là :

       A. 20 phút                       B.100 phút

       C. 1000 phút                    D. 24 giờ

1248) * Trị số g của vi khuẩn lactic (Lactobacillus acidophilus) là :

       A. 20 phút                        B.100 phút

       C. 1000 phút                    D. 24 giờ

1249) *Vi khuẩn lao (M.tuberculosis C) có g là :

       A. 20 phút                        B.100 phút

       C. 1000 phút                             D. 24 giờ

1250) *Trùng cỏ (còn gọi trùng giày- P.caudatum) có g là :

       A. 20 phút                        B.100 phút

       C. 1000 phút                    D. 24 giờ

1251) Nếu thuận lợi, sau 2g số tế bào ở quần thể vi sinh vật sẽ :

       A. Tăng gấp 2                            B. Tăng gấp 3

       C. Tăng gấp 4                           D. Tăng gấp 6

1252) Một trực khuẩn E.coli sau 3 lần phân bào liên tiếp thì sinh ra số « con, cháu » là :

       A. 3               B. 6.            C. 8            D. 12

1253) Nếu gọi N là số lượng tế bào vi sinh vật ban đầu, thì sau k lần phân bào liên tiếp quần thể đó có số tế bào là :

       A. N2k          B. Nk           C. 2k+n                  D. N2k

1254) Nếu: N = số tế bào vi sinh vật ban đầu, g = thời gian thế hệ, thì sau nuôi cấy thời gian là t (với t > g) quần thế có:

       A. N/gt tế bào                   B. Ngt tế bào

       C. N2t/g tế bào                  D. N2k tế bào

1255) Khi nuôi vi sinh vật , môi trường nuôi cấy không liên tục là:

       A. Môi trường được bổ sung định kì chất dinh dưỡng

       B. Môi trường không bổ sung (nguyên như ban đầu)

       C. Môi trường được định kì lấy ra dịch nuôi cấy cũ

       D. Môi trường đang nuôi cấy dở dang thì hủy bỏ

1256) Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, quần thể vi sinh vật trải qua các pha là:

       A. Tiềm phát à Cân bằng à Lũy thừa à Suy vong

       B. Tiềm phát à Lũy thừa à Cân bằng à Suy vong

       C. Tiềm phát à Suy vong à Cân bằng à Lũy thừa

       D. Tiềm phát à Suy vong à Lũy thừa à Cân bằng

1257) Vi khuẩn “làm quen” với môi trường và bắt đầu tổng hợp axit nucleic và hệ enzim tương thích ở pha:

       A. Tiềm phát (lag)           B. Lũy thừa (log)

       C. Cân bằng                     D. Suy vong

1258) Quần thể vi sinh vật giảm nhanh số lượng ở pha:

       A. Tiềm phát (lag)            B. Lũy thừa (log)

       C. Cân bằng                     D. Suy vong

1259) Vi khuẩn tăng số lượng đều đặn và rất nhanh chóng ở pha:

       A. Tiềm phát (lag)            B. Lũy thừa (log)

       C. Cân bằng                     D. Suy vong

1260) Ở giai đoạn nào thì kích thước quần thể cực đại và tương đối ổn định?

       A. Tiềm phát (lag)            B. Lũy thừa (log)

       C. Cân bằng                    D. Suy vong

1261) Trong nuôi cấy vi sinh vật để thu sinh khối, ta nên dừng nuôi cây để thu hoặc ở:

       A. Cuối pha tiềm phát               B. Cuối pha lũy thừa

       C. Đầu pha lũy thừa                            D. Cuối pha cân bằng

       E. Đầu pha suy vong

1262) Trong nuôi cấy không liên tục, quần thể vi sinh vật bị suy vong vì:

       A. Cạn kiệt nguồn sống              B. Môi trường ô nhiễm

       C. Số cá thể quá lớn                   D. A+B

1263) Quần thể vi sinh vật không sinh trưởng ở pha:

       A. Tiềm phát (lag)           B. Lũy thừa(log)

       C. Cân bằng                     D.Suy vong

1264) Trong nuôi cấy vi sinh vật , tốc độ sinh trưởng cực đại ở pha:

       A. Tiềm phát (lag)            B. Lũy thừa (log)

       C. Cân bằng                     D. Suy vong

1265) *Trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật trao đổi chất mạnh nhất ở pha:

       A. Tiềm phát (lag)            B. Lũy thừa (log)

       C. Cân bằng                     D. Suy vong

1266) *Trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật giảm dần tốc sinh trưởng ở pha:

       A. Tiềm phát (lag)            B. Lũy thừa (log)

       C. Cân bằng                    D. Suy vong

1267) Khi nuôi vi sinh vật , môi trường nuôi cấy liên lục là loại môi trường có đặc điểm:

       A. Được bổ sung định kì chất dinh dưỡng

       B. Không bổ sung (nguyên như ban đầu)

       C. Định kìa lấy ra dịch nuôi cấy cũ

       D. A+C

       E. Thường xuyên cho thêm vi sinh vật cùng loại

1268) Trong môi trường nuôi cấy liên tục, quần thể vi sinh vật thường không có pha:

       A. Tiềm phát (lag)            B. Lũy thừa (log)

       C. Cân bằng                     D. Suy vong

       E. A+D                              F. B+C

1269) * Trong môi trường tự nhiên, quá trình sinh trưởng của quần thể vi sinh vật thường thiếu pha:

       A. Tiềm phát (lag)            B. Lũy thừa (log)

       C. Cân bằng                     D. Suy vong

1270) Tốc độ sinh trưởng của quần thể vi sinh vật không đổi ở pha:

       A. Tiềm phát (lag)            B. Lũy thừa (log)

       C. Cân bằng                     D. Suy vong

       E. A+C

1271) Khi nói về thời gian thế hệ (g) của vi sinh vật, thì câu sai là:

       A. Ở các pha sinh trưởng khác nhau g đều như nhau

       B. Ở các pha sinh trưởng khác nhau thì g khác nhau

       C. Trong các pha log, thì g là cực đại

       D. Sinh khối quần thể càng lớn khi g càng nhỏ

1272) Phương pháp nuôi cấy vi sinh vật liên tục thường dùng khi:

A. Sản xuất sinh khối         B. Nghiên cứu

C. Chuyển cấy gen            D. A+B+C

Trên đây là nội dung Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Sinh trưởng ở vi sinh vật có đáp án . Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.       

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON